Ngày thứ 22
Tóm tắt bài giảng – Tuần 98 Ngày 3/6/2023
Trạng thái tâm thứ 3
Thiền tập trung đối tượng liên tục trong 3 phút không bị trở ngại, tức không bị phân tán hay đánh mất đối tượng thiền. Hãy đặt ra mục tiêu để đạt được trạng thái tâm thứ 3 này. Ai đạt được trạng thái tâm thứ 3 thì liên hệ Thầy để được hướng dẫn tiếp theo.
Quán sát bức hình mô phỏng 9 trạng thái tâm (cữu tâm trụ):
- Trạng thái tâm thứ 1: ở hàng cuối, con khỉ tượng trưng cho trạo cử, con voi tượng trưng cho tâm của hành giả, con voi màu đen là tâm đang bị hôn trầm, vị tu sĩ mặc áo đỏ có mảnh vàng là hành giả. (trang phục của tu sĩ chùa Guyto hiện nay là màu đỏ). Ở trạng thái tâm thứ nhất, tâm chưa thuần phục được gì cả. Con khỉ chạy trước kéo theo con voi có ý nghĩa tâm đang bị tạp niệm dẫn dắt, hành giả hoàn toàn bị hôn trầm và trạo cử. Tay trái vị tu sĩ cầm dây thừng và búa tượng trưng cho chánh niệm tĩnh thức. Nên khi thiền, 2 công cụ quan trọng nhất là chánh niệm và tỉnh thức.
- Trạng thái tâm thứ 2: trên đầu con voi được trắng một ít có nghĩa là tâm đã điều phục được một ít hôn trầm. Ở trạng thái tâm này, hôn trầm đã giảm được 1 ít.
- Trạng thái tâm thứ 3: con voi trắng hơn một ít, xuất hiện thêm 1 con thỏ màu đen trên lưng con voi. Con thỏ tượng trưng cho năng lực chánh niệm, có nghĩa ở trạng thái tâm này hành giả đã làm quen với chánh niệm nên đã có được sức mạnh chánh niệm nhất định. Con voi trắng hơn không còn chạy theo con khỉ mà quay đầu nhìn về tu sĩ, điều này có nghĩa hành giả đã có năng lực kiểm soát, thuần phục được tâm để không chạy theo tạp niệm, có thể quay trở về an tịnh.
- Trạng thái tâm thứ 4: con thỏ trên lưng con voi trắng được một nửa, con thỏ tượng trưng năng lực chánh niệm. Ở trạng thái tâm này năng lực chánh niệm đã được phát triển dần dần
Con voi nửa phần trước trắng, con thỏ nửa phần trắng thể hiện đã có chánh niệm đặc biệt. Nhờ có chánh niệm đặc biệt nên hành giả không mất đối tượng thiền.
- Trạng thái tâm thứ 5: lúc này vị tu sĩ đi trước, kế tiếp là con voi và con khỉ theo sau. Trạng thái này trạo cử đã yếu đi, không đủ sức lay động tâm của hành giả.
Con khỉ đi sau con voi, tức tâm vẫn có trạo cử nhưng trạo cử này không còn khả năng lay động được tâm của hành giả.
Trong ảnh có tu sĩ chính là người thực hành thiền, con voi tương trưng cho tâm của hành giả và con khỉ tượng trưng cho trạo cử
Saga Dawa là tháng kỷ niệm Đức Phật đản sanh, thành đạo và nhập Niết bàn, Thầy dặn ngày mai (ngày rằm tháng Tư), học viên đọc đoạn 9 trạng thái tâm trong GTTLT. Thực hành thiền và nhận biết tâm có bị tán loạn, trạo cử hoặc hôn trầm. Ngay khi ý thức được các điều đó, điều phục tâm, đối trị các trở ngại đó. So sánh với bức ảnh, sau đó chọn đối tượng thiền (Phật Thích Ca hay Ruộng Phước) và thiền từ 1-2 giờ để nhận được sự gia trì và có nhiều công đức vào ngày Tam hợp. Ngày Tam hợp là ngày gồm cả 3 công hạnh: đản sanh, thành đạo và nhập niết bàn của Đức Phật.