27-05-2023
Lamrim 2021
Download MP3

Tóm tắt bài giảng tuần 97 Ngày 27.05.2023

Ngày thứ 22 – Tịnh chỉ thực thụ

Có 9 trạng thái tâm để thực hành thành tựu tịnh chỉ

- Thiền tịnh chỉ là tập trung vào đối tượng: hình ảnh hoặc tượng của Đức Phật, hơi thở, đồ vật khác..

Đối tượng có thể được chọn khác nhau, nhưng để thành công được Tịnh chỉ, cần phải thực hành các phương pháp đối trị để loại trừ được chướng ngại. Chướng ngại có 2: Hôn trầm và Trạo cử

Như thế nào được gọi là “thành tựu về Tịnh chỉ”? Tịnh chỉ thực sự có sự trải nghiệm như thế nào?

Trạng thái tâm thứ nhất: tâm chưa đặt được vào đối tượng Thiền. Mục tiêu của của trạng thái tâm thứ nhất là làm sao để tâm hướng vào và trụ trên đối tượng Thiền mà không có chướng ngại. Thời gian có thể tính là 1hoặc 2 phút, hoặc một chuỗi hạt Mani (Om Mani Padme Hum, một chuỗi dài).

Trạng thái tâm thứ hai: khi hướng tâm vào đối tượng thiền thì có thể tập trung lâu hơn so với trạng thái tâm thứ nhất. Có nghĩa là từ lần bị chướng ngại (hôn trầm hoặc trạo cử), bị mất đối tượng Thiền, và tập trung trở lại được một khoảng liên tục, rồi sau đó lại bị mất đối tượng Thiền. Khoảng thời gian liên tục mà có thể giữ được đó, ở trạng thái tâm thứ 2 này, sẽ lâu hơn so với trạng thái tâm thứ nhất.

Trạng thái tâm thứ 3: Có được năng lực tỉnh thức rất lớn, tức là khi vừa bị trở ngại (hôn trầm hoặc trạo cữ) là biết và có thể quay trở lại ngay lập tức.

Cần luyện tập, thì mới hiểu được phần Thầy đang giảng. Luyện tập để biết đang tập trung vào đối tượng thiền, khi dần dần bị mất đối tượng Thiền đó thì trải nghiệm như thế nào? Và lúc mất đối tượng Thiền thì cố gắng tập trung lại như thế nào? Năng lực khi bị mất tập trung rồi và quay trở lại tập trung liền thì có được không? Cần phải thiền liên tục, tập trung liên tục. Nếu trong khoảng thời gian tập trung liên tục đó chừng 3-5 phút, vừa mới bị mất tập trung, nhưng có thể tập trung trở lại liền, thì xem như đạt được trạng thái tâm thứ ba. Ở trạng thái tâm thứ 3, có thể mất đối tượng thiền, nhưng có thể lập tức quay ngược về tập trung trở lại.

Trạng thái tâm thứ tư: sẽ không còn bị mất đối tượng nữa, tâm 100% trong tất cả một khoảng thời gian đều có thể tập trung vào đối tượng thiền.

Ở trạng thái này lúc nào tâm cũng giữ được đối tượng Thiền, một phần tâm giữ được đối tượng Thiền, một phần tâm khác lại đang nghĩ sang chuyện khác. Điều này xảy ra thường xuyên ở trạng thái tâm thứ 4.

Trạng thái tâm thứ 5: Ở trạng thái này tâm không bị mất đối tượng. Nhưng khi tâm trụ trên đối tượng trong một thời gian dài, thì lực nắm giữ đối tượng sẽ bị suy yếu và lỏng lẽo dần, mờ nhạt dần, đây chính là chướng ngại ở trạng thái tâm thức này: hôn trầm vi tế.

Ví dụ: khi tỉnh ta sẽ thấy biết các đối tượng bên ngoài rõ ràng sắc nét. Khi đi ngủ thì tâm không còn hướng về các đối tượng bên ngoài và dần dần hướng vào các đối tượng bên trong. Khi chìm vào giấc ngủ năng lực nắm giữ các đối tượng trở nên lỏng lẽo, mờ nhạt.

Cách đối trị với hôn trầm vi tế là vực dậy tâm thức. Khi tâm nắm giữ đối tượng lỏng lẽo như vậy, có nghĩa là định lực đang có lỗi, khi ấy sẽ không khai thác được lợi lạc của định lực. Cần vực dậy tâm thức để nắm giữ đối tượng rõ ràng sắc nét, bằng cách nghĩ về những lợi lạc của tịnh chỉ, từ đó giúp tâm hứng khởi và vực dậy.

Trạng thái tâm thứ 6:

Một chướng ngại khác là trạo cử vi tế: nếu hôn trầm vi tế là thiếu hứng khởi làm tâm nắm giữ đối tượng lỏng lẽo thì trạo cử vi tế là hứng khởi quá mức và bị phấn khích. Định lực lúc này cũng đang có lỗi cần được điều hòa.

Trạng thái tâm thứ 7:

Khi này dù hôn trầm hay trạo cử thô tế cũng không có khả năng lây động định lực của thiền giả. Tuy có chướng ngại xuất hiện, những chướng ngại này không làm ảnh hượng định lực nhưng cũng cần nổ lực để gạt bỏ chướng ngại.

Trạng thái tâm thứ 8:

Không còn hôn trầm hoặc trạo cử nữa. Cần tạo ra và làm quen sự ổn định trong trạng thái không chướng ngại và duy trì ổn định trong thời gian dài. Nhờ sự làm quen với sự ổn định này để tiến vào trạng thái tâm thứ 9.

Trạng thái tâm thứ 9:

Khi nghĩ về đối tượng thiền có thể lập tức ổn đinh vào đối tượng mà không bị một chút nào của bất kỳ chướng ngại hôn trầm, trạo cử nào cả.

Trong luân hồi có 3 cõi : Dục, Sắc giới và Vô Sắc giới.

Trong Dục giới có nhiều tâm thức ở các định lực khác nhau, trong đó trạng thái tâm thứ 9 là trạng thái có định lực tốt nhất. Vì vậy trạng thái tâm thứ 9 còn gọi là định nhất tâm ở Dục giới.

Việc thực hành thành tựu ở bất kỳ trạng thái tâm nào cũng mang đến sự lợi lạc. Đến trạng thái tâm thứ 9 thì chưa phải là thành tựu được tịnh chỉ. Kết quả của trạng thái tâm thứ 9 sẽ cho được khinh an tâm và khinh an thân. Khinh an tâm & thân sẽ cho được hỷ lạc của Tâm khinh an và hỷ lạc của Thân khinh an.

Sau khi có hỷ lạc của Tâm khinh an và hỷ lạc của Thân khinh an thì mới có sự thành tựu của Tịnh chỉ thực thụ cùng với các điều kiện ( xem sách GTTLT trang 301 quyển 2)

Trải nghiệm khi có Tâm khinh an: hướng đến tập trung vào bất cứ đối tượng thiền nào không hề có chướng ngại; sau Tâm khinh an thì là Thân khinh an: thân thể không hề có bất cứ trở ngại nào, ấm áp và nhẹ nhàng, nhu nhuyễn. Sau Thân khinh an sẽ có hỷ lạc của Thân khinh an và sau hỷ lạc của Thân khinh an sẽ có hỷ lạc của Tâm khinh an.

Cần phân biệt hỷ lạc này với các sự thích thú khác của đời thường.

Thân khinh an: không có bất kỳ một cảm giác trở ngại nào về thân thể khi thực hành thiện hạnh, cảm thấy rất nhẹ nhành và an lạc

Các bước đạt được sau trạng thái tâm thứ 9: Tâm khinh an -Thân khinh an -> thành tựư khinh an; Tâm từ thô chuyển sang vi tế, khiến cho thân thể và tâm thức nẹ nhàng vè nhu nhuyễn trong tất cả mọi thiện hạnh.

Khi ta cố gắng ôn luyện cho khí dần dần trở nên vi tế đến một mức độ nào đó thì trải nghiệm trên thân thể cũng trở nên tương ứng, thay đổi ổn định theo khí mạch trên cơ thể

9 giai đoạn tâm thức này là phương pháp để thành tựu tịnh chỉ. Nhưng để sử dụng 9 trạng thái tâm này để thành tự tịnh chỉ cần biết được các phương pháp đối trị, các chướng ngại ở từng giai đoạn. Cần biết từng trạng thái tâm có chướng ngại gì và phương pháp đối trị thế nào để tránh các lỗi lầm.

Mỗi ngày thực hành để tăng khả năng tập trung của tâm, mang lại lợi lạc tránh các tán loạn và sợ hãi của tâm trong các tình huống. Vì sợ hãi nên tán loạn, nếu có định lực thì có thể chế ngự những sợ hãi.

Duy trì đều đặn trong khoảng thời gian dài sẽ có được lợi lạc của thiền chỉ, và thiền về các giai đoạn của Lamrim sẽ có được lợi lạc của thiền về đường đạo.