19-04-2023
Lamrim 2023
Download MP3

Tóm tắt bài giảng Tuần 7, ngày 19/4/2023

Sáu nghi lễ chuẩn bị, bước 3: Ngồi theo thế (gồm tám sắc thái) của Tỳ-lô giá-na trên một tọa cụ, sau đó bạn đọc lời quy y, phát tâm bồ-đề, v.v… trong một tâm trạng đặc biệt thành khẩn

- Trước khi vào thời thiền cần chuẩn bị tư thế ngồi cho đúng

- Tám đặc điểm (sắc thái) của tư thế ngồi:

1. Chân theo tư thế kiết-già (tư thế hoa sen, 2 chân chéo nhau) hoặc ngồi tư thế bán già (chân này để phía trên chân kia)

2. Lưng (cột sống) thẳng: Giúp kinh mạch thằng và khí trong người lưu thông dễ dàng, dễ tập trung hơn

3. Bàn tay phải đặt lên trên bàn tay trái, hai đầu ngón tay cái khẽ chạm nhau. Hai bàn tay đặt ngang vị trí của rốn. Hai ngón tay cái chạm nhau giúp khí trong người luân chuyển liên tục.

4. Lưỡi cong nhẹ lên trên và chạm vào vòm họng trên: giúp giảm tiết nước bọt lúc thiền lâu

5. Hai vai thẳng, cân đối

6. Đầu cúi nhẹ

7. Mắt nhìn theo hướng của đỉnh mũi. Nếu khó thì có thể nhắm nhẹ mắt lại.

8. Chú tâm vào hơi thở. (2 kỹ thuật)

- Cách thứ nhất chú tâm vào hơi thở: Nỗ lực chú tâm vào hơi thở, khi phát hiện bị phân tâm thì bắt đầu đếm hơi thở. Hít vào thở ra đếm 1, hít vào thở ra đếm 2, v.v. Đếm đến 7 hoặc 21. Khi thấy đã tập trung trở lại hơi thở rồi thì ngừng đếm.

- Chú ý: đếm hơi thở chỉ là biện pháp đối trị phân tâm. Nếu đang tập trung tốt vào hơi thở thì không đếm.

- Cách thứ hai chú tâm vào hơi thở: Khi thở vào nghĩ rằng “tôi đang thở vào”, khi thở ra nghĩ rằng “tôi đang thở ra” Kỹ thuật này để rèn luyện chánh niệm (khả năng nhận biết) mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình. Nếu đang thiền nghe tiếng nhạc thì trong tâm liền biết “có tiếng nhạc”, nếu nghe tiếng gọi thì trong tâm liền biết “có người đang gọi mình”, nếu nghe mùi nước hoa thì liền biết “có hương thơm nước hoa”, nếu đang thiền bị đau lưng thì liền biết “có cơn đau phát sinh ở lưng” v.v.

- Trọng tâm của kỹ thuật thiền thứ hai này là rèn luyện tâm chánh niệm ở thời điểm hiện tại.

- Nếu bạn buồn rầu thì có nghĩa là tâm đang kẹt vào quá khứ, nếu bạn căng thẳng thì tâm đang chạy theo tương lai, nếu bạn an lạc thì tâm đang sống trong hiện tại.

- Ngồi thiền mà tâm bị tán loạn không tập trung nhưng vẫn tiếp tục ngồi trong trạng thái đó, đây là điều tồi tệ nhất, và lãng phí thời giờ.

- Tư thế ngồi là điều quan trọng nhưng không phải là điểm quan trọng nhất. Nếu bạn thật sự thấy có hiệu quả nếu thiền lúc nằm trền giường thì cũng có thể nằm thiền. Do đó, có thể hành thiền mọi lúc mọi nơi (tuy nhiên đừng thiền lúc đang lái xe)

- Thông báo: Tháng 5 Dương lịch là tháng Phật đản, là dịp cát tường. Thầy sẽ truyền giới Quy y Tam Bảo cho những học trò muốn Quy Y Tam Bảo. BTC sẽ thông báo ngày cụ thể sau. Khi Quy Y theo hướng dẫn của Thầy, các học trò sẽ phát nguyện giữ giới: cần hứa giữ ít nhất 1 giới và nhiều nhất 4 giới (trong 5 giới cư sĩ). Sau khi Quy Y thì có thể sẽ mất 2-3 năm mới nhận được Pháp danh từ Thầy, mong đạo tràng nhẫn nại.

- Bài tập về nhà: Thực hành thiền chú tâm hơi thở theo 2 cách. Thầy khuyên dành nhiều thời gian hơn để thực hành cách thứ 2, qua đó rèn luyện chánh niệm.

- Cách 1: Nỗ lực chú tâm vào hơi thở, khi phát hiện bị phân tâm thì bắt đầu đếm hơi thở. Hít vào thở ra đếm 1, hít vào thở ra đếm 2, v.v. Đếm đến 7 hoặc 21. Khi thấy đã tập trung trở lại hơi thở rồi thì ngừng đếm.

- Cách 2: chánh niệm với hiện tại - nỗ lực ghi nhớ đúng hiện tại. Khi tập trung vào hơi thở: hít vào nghĩ "tôi đang hít vào", thở ra nghĩ "tôi đang thở ra". Trong lúc thiền nếu có nghe một tiếng nhạc, nghĩ "đang có một tiếng nhạc"; nếu ngửi thấy một mùi hương, nghĩ "đang có một mùi hương"; nếu cảm thấy đau lưng, nghĩ "tôi đang có một cơn đau trên lưng" v.v... Khi xung quanh lắng dịu thì lại quay về tập trung lại vào hơi thở. Cố gắng chánh niệm - nhớ đúng ở hiện tại mọi thứ diễn ra quanh mình.