20-12-2023
Lamrim 2023
Download MP3

Tóm tắt bài giảng Lamrim 2023, tuần 39, Ngày 20/12/2023.

CHỦ ĐỀ: NHÂN QUẢ

Luật Nhân - Quả là một trong điểm quan trọng nhất của giáo lý Đạo Phật, để hiểu được Nhân - Quả phải hiểu được hai điều quan trọng sau:

- Phải hiểu Luật Nhân - Quả như thế nào?

- Thực hành Luật Nhân - Quả như thế nào?

Cách diễn giải đơn giản nhất về luật Nhân - Quả đó là: nếu làm việc thiện sẽ có kết quả thiện, kết quả tốt; nếu làm việc ác, làm việc xấu sẽ có kết quả xấu.

Khi gieo một nhân thì Đạo Phật cho rằng có ba loại quả khác nhau, đôi khi làm việc thiện nhưng vẫn có khả năng nhận kết quả xấu, kết quả không mong muốn. Đi theo một nhân thì có nhiều loại quả khác nhau do đó cần tập trung vào quả chính của nhân đó. Thực hành Nhân - Quả như thế nào, có hai điều quan trọng:

- Làm thiện hạnh nhận kết quả tốt; làm việc ác nhận kết quả xấu.

+ Thế nào là thiện hạnh? Thế nào là ác hạnh?

Sách “Giải thoát trong lòng tay” nêu 10 điều bất thiện như sau: giết; lấy của không cho; tà hạnh về dâm dục; nói dối; nói lời ly gián, nhiếc mắng, nói lời phù phiếm; tham; ác ý, tà kiến. Trong đó:

- Ba điều bất thiện trên thân: giết; lấy của không cho; tà hạnh về dâm dục (do thân tạo ra); - Bốn điều bất thiện trên khẩu: nói dối; nói lời ly gián, nhiếc mắng, nói lời phù phiếm; - Ba điều bất thiện trên ý: tham; ác ý, tà kiến..

+ Ba điều bất thiện trên thân đó là:

++ Giết (sát sinh): giết một chúng sinh nào đó về bản chất là cắt đứt thọ mạng của họ khiến cho thọ mạng của họ giảm xuống bất thình lình, hệ quả của việc đó là thọ mạng của mình cũng phải bị giảm theo.

- Do đó Đức Phật đã khuyên đệ tử nhất thiết phải tránh sát sinh. Ác nghiệp sát sinh được định nghĩa rằng cố tình giết hại chúng sinh khác, cố tình giết người, giết bất cứ động vật khác, giết hại chúng sinh khác, giết cả loài côn trùng nhỏ nhất cũng được xem là sát sinh. Đức Phật đã nói rất rõ rằng người theo Đạo Phật không thể nào sát sinh được, tuy nhiên cố tình sát sinh và ăn thực phẩm không phải thức ăn chay hai điều đó hoàn toàn khác nhau, Đức Phật hoàn toàn không ghi trong giới luật là chế độ ăn buộc phải là ăn chay không được ăn thịt, tuy nhiên Đức Phật ghi rõ là không được sát sinh.

- Khi phân tích như thế nào là hành động sát sinh thì rất phức tạp. Giết côn trùng, đập chết con muỗi cũng là sát sinh. Đối với loài vi khuẩn, vi trùng gây bệnh nếu giết chúng có phạm tội sát sinh hay không? chúng ta có thể diệt khuẩn hay không? Đức Phật đã nói rõ rằng không được giết hại chúng sinh, đặc biệt là không được giết chúng sinh hữu tình có tri giác. Vậy loài vi khuẩn, virus có tri giác hay không? Theo Thầy tìm hiểu thì virus không phải là loài chúng sinh hữu tình nhưng vi khuẩn thì có thể.

-Trường hợp vô tình sát sinh: đi trên đường không biết vô tình dẫm lên côn trùng trên đường thì đó không phải là phạm tội sát sinh vì hoàn toàn không cố ý. Để cấu thành ác nghiệp sát sinh phải có động cơ ban đầu đó là mong muốn giết loại chúng sinh đó do đó nếu không có động cơ ban đầu thì hành động đó không tạo nghiệp sát sinh.

- Một vài điểm cần biết thêm về ác nghiệp sát sinh: trong nhà có nhiều loài côn trùng, những loài có thể gây hại cho mình thì phải xử lý như thế nào? Thông thường chúng ta sử dụng hóa chất hay nhiều cách khác nhau để giết hại các loài đó, để tránh tạo nghiệp sát sinh cần phải tìm nhiều cách biện pháp để xua đuổi côn trùng, tránh giết hại chúng