24-04-2021
Lamrim 2021
Download MP3

- Sau khi đã ngồi đúng tư thế 7 điểm Tỳ-lô-giá-na, bắt đầu tập trung vào hơi thở. Hướng sự tập trung vào hơi thở vào và ra trong vài phút.

- Khi mất tập trung thì có thể đếm hơi thể để dần tập trung trở lại. Thở vào đếm 1, thở ra đếm 2, v.v… Đếm đến 7, 15 hoặc 21 để tập trung trở lại.

- Khi tâm bị nhiễu loạn thì hãy đếm hơi thở để tâm yên lặng trở lại.

- Đọc lời quy y và phát tâm bồ đề. Chi tiết có thể đọc trong sách Giải thoát trong lòng tay. Phần này có các ý chính sau:

- Quy y (tiếng Hán) có nghĩa là nương tựa vào. Quy y Phật có nghĩa là nương tựa vào Phật.

- Khi quy y trước hết nghĩ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang hiện diện trước mặt mình như một con người, rất sống động và gần gũi. Cách nghĩ này giúp ta thiết lập liên kết giữa ta và Phật.

Câu hỏi quan trọng: Thật ra thì Đức Phật đang ở đâu?

- Nhiều người cho rằng Phật đang ở cõi tịnh độ của Ngài, ở rất xa chúng ta. Nếu Phật đang ở cõi tịnh độ xa xôi đó thì làm sao Phật có thể giúp chúng ta? Nếu ta không hiểu phương cách Đức Phật giúp chúng sinh thì làm sao Phật có thể giúp ta?

- Vì thế, ta cần nghĩ Đức Phật không ở đâu xa mà Ngài ngự ngay trên đỉnh đầu của mình. Khi nghĩ đến Phật, không nghĩ đến hình ảnh phẳng lì như trong tranh vẽ, mà hãy nghĩ đến Phật thật sống động như một con người thật thụ, và rất gần gũi với ta.

- Khi đã thiết lập hình ảnh Phật như thế thì tiến hành đọc 3 lời quy y: Con xin quy y Phật, Con xin quy Pháp, Con xin quy y Tăng. Cũng có thể đọc: Con xin nương tựa Phật, Con xin nương tựa Pháp, Con xin nương tựa Tăng.

- Khi đọc lời quy y, ta quán tưởng từ thân Phật trên đỉnh đầu mình tuôn chảy xuống dòng cam lồ (hào quang màu trắng) thấm nhập vào thân thể ta, tẩy trừ tất cả những gì dơ bẩn trong thân và tâm ta. Đồng thời, ta cũng nghĩ rằng dòng cam lồ đó cũng tuôn chảy thấm nhập vào tất cả mọi người khác.

- Đặc biệt, hãy nghĩ đến một người ta không thích (không ưa), và nghĩ rằng dòng cam lồ từ thân Phật cũng tuôn chảy đến người đó, làm lợi cho người đó.

- Ở đây, nghĩ như thế tức là ta nghĩ mình đang nhận được năng lực gia trì từ Đức Phật. Để có sự an lành trong tâm thì ta cần đến gia trì từ Đức Phật. Vậy gia trì có nghĩa là gì? Gia trì là năng lượng rất tích cực từ Đức Phật. Lực gia trì cũng còn được gọi là ân phước.

- Ta có thể tiến hành thí nghiệm khoa học để kiểm chứng sự hiện diện của lực gia trì từ Phật. Tìm 2 chậu cây giống hệt nhau (cùng kích cỡ chậu, cùng loại đất, cùng loại cây, nuôi trong cùng điều kiện ánh sáng, lượng nước tưới, phân bón…). Đối với chậu 1, khi thực hành thiền ta chạm tay vào cây trong chậu 1 và nghĩ rằng có gia trì từ Phật tuôn chảy vào cây trong chậu. Chậu 2 ta chỉ chăm sóc bình thường, không làm gì khác. Hãy quan sát sự phát triển của cây trong hai chậu (chậu 1 có kiểm nghiệm sự gia trì từ Phật, chậu 2 chăm sóc bình thường). Hãy tiến hành trong 3-4 tuần. Nếu thấy khác biệt chứng tỏ lực gia trì của Phật có thể tác động đến cây, như thế thì chắc chắn gia trì của Đức Phật cũng tác động đến ta.

- Khi đọc lời quy y: Con xin nương tựa Phật, Con xin nương tựa Pháp, Con xin nương tựa Tăng; ta cần hiểu thế nào là Phật, Pháp, Tăng.

- Phật là người đã thành công tận diệt hết mọi phiền não trong tâm. Pháp là lời dạy của Phật. Tăng là những người thực hành chính xác lời Phật dạy.

- Nếu bạn thực hành Pháp chính xác thì bạn là một phần của Tăng.

- Tất cả mọi người đều có khả năng tận diệt phiền não trong tâm, vì thế nói rằng tất cả mọi người đều có khả năng thành Phật, hay đều có Phật tính.

- Điều quan trọng khi quy y là khởi lòng tin vào Phật. Bạn tin Phật bao nhiêu?

- Có một câu nói: Khi mà bạn tin một ai đó mù quáng, thì sẽ có hai chuyện xảy ra. Hoặc là mình sẽ có người đó cả cuộc đời hoặc là bạn sẽ có một bài học lớn nhớ đời (cả đời không quên). Nếu bạn tin Phật một cách mù quáng thì bạn cũng có hai khả năng: hoặc bạn sẽ có Phật cả cuộc đời, hoặc bạn sẽ có một bài học lớn.

- Niềm tin là yếu tố quan trọng trong bất cứ mối quan hệ nào. Hoặc là bạn hoàn toàn tin tưởng, hoặc là bạn không tin. Không thể có tình trạng nửa tin nửa ngờ, hay niềm tin nửa vời.

- Vì thế, hãy tin tưởng Phật 100%.

- Khi mọi điều diễn ra suôn sẻ thì duy trì niềm tin là điều dễ dàng. Khi khó khăn đến thì việc duy trì niềm tin không còn dễ nữa.

- Trong hoàn cảnh khó khăn, chắc chắn sẽ có những người quay lưng lại với bạn. Bạn không cần phải phiền muộn, vì ngày xưa chính Đức Phật cũng có lần rơi vào hoàn cảnh tương tự. Khi đó có một con voi dữ tấn công tăng đoàn của Phật. Những đại đệ tử xuất chúng nhất của Đức Phật như là ngài Xá Lợi Phất và ngài Mục Kiền Liên đều sợ voi dữ, bỏ Phật mà chạy. Chỉ có duy nhất thị giả của Phật là ngài Ananda vẫn có thể ở lại bên cạnh Phật.

- Có 1000 người bạn cũng không thể sánh bằng việc có 1 người sẵn sàng bên cạnh ta khi 1000 người khác quay lưng lại với ta.

- Hãy nghĩ về Phật không chỉ là bậc bảo hộ ta, mà còn là một người rất gần gũi với ta.

- Nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng là con đường đúng đắn, ta nên tin tưởng hành theo.

- Trong Giải thoát trong lòng tay có nói về Tứ quy y: Quy y Đạo sư, Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng. Thầy sẽ giải thích vì sao có tứ quy y trong các bài giảng sau.

- Trong sách Giải thoát trong lòng tay có nói đến rất nhiều vị Phật. Tuy nhiên ở giai đoạn này khi thực hành ta chỉ cần nghĩ đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hoặc nghĩ đến một vị Phật ta thấy gần gũi nhất.

- Một cách lí giải cho sự hiện diện của nhiều vị Phật là do tất cả chúng sinh đều có thể tu hành thành Phật, do đó sẽ có nhiều vị Phật khác nhau.

Bài tập về nhà:

- Thực hành tập trung đếm hơi thở

- Thực hành thiền và quy y, nghĩ về hào quang, cam lồ từ Phật tuôn chảy thấm nhập vào tất cả mọi người, tẩy trừ mọi dơ bẩn trong thân và tâm của tất cả mọi người, kể cả những người mình không ưa.

- Đọc sách Giải thoát trong lòng tay phần quy y, phát bồ đề tâm (thuộc 6 bước chuẩn bị)

Có thể tiến hành thí nghiệm với 2 chậu cây trong vài tuần.