18-03-2023
Lamrim 2021
Download MP3

TÓM TẮT BÀI GIẢNG LAMRIM – TUẦN 89 Ngày 18.03.2023

SÁU BA LA MẬT (TIẾP THEO) – THIỀN ĐỊNH BA LA MẬT

Ngày thứ 20

Học Phật Pháp cần biết áp dụng luyện tâm và thực hành.

Thầy mong muốn được chia sẻ các trải nghiệm tu học thú vị của thầy để học trò học tốt và biết áp dụng, thực hành Phật pháp đạt được lợi lạc cho bản thân. Cần biết dùng lý lẽ, lập luận để biết những gì mình học có thực sự đem lại lợi lạc cho mình hay không - thực hành như vậy mới đem lại kết quả.

Lamrim trình bày thứ tự thực hành và thiền định đúng đắn. Cần xác định rõ lý do và động lực khi thực hành Phật pháp để đạt được kết quả.

Ôn lại cấu trúc Lamrim:

- 3 cấp bậc học trò:

+ Sơ căn: phạm vi nhỏ. Người tu phạm vi nhỏ với động cơ cho đời này, đời sau mong muốn hạnh phúc ở cõi cao - cõi người và cõi trời; không muốn chịu đau khổ ở cõi ác. Từ đó chỉ cần tích góp nhân để có kết quả đạt hạnh phúc cõi cao. Đây là động cơ, cách thực hành của phạm vi nhỏ

+ Trung căn: phạm vi trung bình. Người tu phạm vi này nhận thấy hạnh phúc cõi cao cũng không có gì là chắc chắn, đảm bảo tương lai sẽ không bị đau khổ nữa. Muốn giải thoát tất cả đau khổ của luân hồi, phát tâm mong cầu được giải thoát, từ đó thực hành đạo giải thoát. Phạm vi trung bình hướng dẫn giải thoát là như thế nào ? cần thực hành nhân nào để đạt kết quả được giải thoát; hướng dẫn phương pháp gọi là đạo giải thoát.

+ Thượng căn: phạm vi lớn. Người tu phạm vị lớn nhận thức mọi người xung quanh đều là cha là mẹ của mình trong nhiều đời, từng có công ơn lớn lao với mình ở nhiều đời. Nên mong muốn khi mình được giải thoát thì cũng giúp người khác thoát khổ và đạt được giải thoát. Với động cơ như vậy nên phát tâm rộng lớn muốn thành Phật để có năng lực giải thoát mọi chúng sinh thoát khỏi mọi đau khổ.

Người thực hành Lamrim khi thiền quán phải hiểu rõ các động cơ và các bước thực hành của từng phạm vi. Không có phân biệt độc lập vì các phạm vi có liên hệ với nhau. Cần đặt nền tảng từ phạm vi nhỏ, phạm vi trung bình thì mới làm tốt được phạm vi lớn. Sang phạm vi lớn điều quan trọng cần thực hành tâm bồ đề; để phát sinh tâm bồ đề có 2 cách:

+ Thông qua phương pháp 7 lớp Nhân - Quả

+ Thông qua phương pháp Hoán đổi ngã tha

Thực hành tịnh chỉ (thiền tập trung) - thiền định ba la mật thứ 5:

- Khi thiền không tập trung được, có nhiều chướng ngại, không làm sáng rõ được đối tượng thiền để phát sinh trí tuệ, có trải nghiệm sâu sắc, trong phần này thiền định Ba la mật huớng dẫn thực hành tịnh chỉ, hướng dẫn thiền tập trung, loại bỏ chướng ngại giúp tập trung tốt vào đối tượng thiền.

- Tịnh chỉ tức là định, là định lực (năng lực tập trung)

+ Tịnh: an tịnh, yên ổn, loại bỏ tạp niệm (suy nghĩ không cần thiết, linh tinh) -> nhất tâm vào đối tượng

5 chướng ngại gặp phải trong quá trình thực hành tịnh chỉ:

1. Lười biếng: không nỗ lực tập trung vào đối tượng, chần chừ không làm ngay.

2. Quên: quên đối tượng; quên hướng dẫn để thành tựu định lực trên đối tượng đó

3. Hôn trầm, trạo cử

Hôn trầm: Đánh mất đối tượng; dần dần các chi tiết đối tượng thiền mờ dần, cảm thấy đen tối, mê man

Trạo cử :phân tâm không nghĩ được về đối tượng của mình; tạp niệm

4. Không điều chỉnh: không áp dụng phương pháp đối trị khi bị hôn trầm hay trạo cử

5. Tái điều chỉnh (áp dụng đối trị khi không cần thiết) (p.289)

Để đối trị các chướng ngại, có 8 phương pháp

Thực hành 8 phương pháp để đẩy lùi 5 trở ngại: 4 phương pháp đầu để đẩy lùi chướng ngại đầu tiên là lười biếng và 4 phương pháp sau để đối trị 4 chướng ngại còn lại (sách - trang 273)

- Lòng tin do thấy được các đức tính của tịnh chỉ

- Sự khát khao có được tịnh chỉ: mong muốn có được những lợi lạc của tịnh chỉ

- Kiên trì, tinh tấn (siêng năng) trong việc tìm cầu tịnh chỉ.

- Kết quả của tịnh chỉ - Tâm nhu nhuyễn (khinh an): thân, tâm nhẹ nhàng, thư thái khiến mình làm việc tốt

Thực hành 4 phương pháp trên để đẩy lùi cạm bẫy thứ nhất – Lười biếng.

Có thể chọn bất cứ đối tượng thiền nào cũng được: bông hoa, bình trà, hình ảnh vị bổn tổn, đức Phật quán tưởng hình ảnh vừa đủ, nhỏ trong tầm quan sát để dễ dàng tập trung khi thiền. Quan trọng là giữ sự liên tục, thiền hằng ngày.

-Để đối trị quên chỉ giáo, cần chánh niệm, tức nhớ đúng đối tượng thiền của mình.

Bài tập: lựa chọn đối tượng quen thuộc của bản thân để thực hành thiền. Khi đã chọn được đối tượng thiền thì tạm thời gác bỏ mọi suy nghĩ khác, chỉ tập trung chuyên nhất vào đối tượng thiền; lần lượt gợi nhớ về hình ảnh, các chi tiết để làm rõ đối tượng - khi quên có thể mở mắt ra để nhìn vào đối tượng thiền.