01-10-2022
Lamrim 2021
Download MP3

Tóm tắt bài giảng tuần 79 - Ngày 01-10-2022: Bảy điểm luyện tâm (tt)

Phần thứ 4: Một phương pháp áp dụng suốt đời: trang 211 quyển 2 GTTLT: có năm năng lực

1/Động lực: bất cứ pháp thực hành nào phải có động lực lớn. Động lực là gì? Như thế nào là động lực? có 2 dạng:

- Tự tạo động lực cho mình

- Nguồn động lực do người khác khích lệ và động viên mình.

Bất cứ pháp thực hành nào mình cũng có suy nghĩ: Tôi sẽ làm mọi việc có thể thực hành đúng lời Phật dạy. Động lực này bản thân mình luôn phải có. Giống như khi đã quy y rồi mình tự hứa sẽ không uống rượu. Nếu đang khát mà trên bàn có ly rượu mật ong, nếu mình có động lực lớn sẽ tự điều phục được bản thân và không uống ly rượu đó. Nhưng nếu mình không có động lực lớn thì trong hoàn cảnh như thế mình uống sẽ đỡ khát hơn nhưng mình sẽ lúng túng có nên uống hay là không, này phụ thuộc vào động lực của mình.

Nên việc thưc hành pháp tốt thì phải liên tục nhắc nhở bản thân mình những việc được làm và không nên làm. Và luôn có động lực mạnh mẽ khi thực hành pháp.

Bài tập số 1: hãy viết ra những điều bạn muốn làm

Bài tập số 2: Hãy tự hỏi: Tôi sẽ tự động viên bản thân thế nào để thực hiện những điều đó.

Những việc tốt hay những pháp nào mình muốn thực hành trong tuần này thì hãy viết ra và tự động viên làm đúng như thế nào.

2/ Năng lực hạt giống trắng: đây là năng lực quan trọng. Hạt giống trắng là những suy nghĩ tích cực trong tâm. Từ đây sẽ tạo ra nhiều suy nghĩ tích cực khác trong tâm. Thầy ví tâm mình nhưng mảnh vườn gieo hạt táo sẽ có cây táo,.. cũng giống như vậy tâm mình luôn luôn là những thiện hành. Tại sao trong tâm luôn có xu hướng tiêu cực? Bởi vì trong tâm luôn có hạt giống đen (hạt giống xấu), hạt giống tiêu cực khiến cho mình suy nghĩ tiêu cực…và phát sinh liên tục.Nên gieo trong tâm những hạt giống tích cực và không gieo hạt giống tiêu cực.

Thiền 1 phút suy nghĩ về điều tích cực và trong tâm tràn đầy tích cực.

Suy nghĩ tích cực: là suy nghĩ hướng tâm về người khác nhiều hơn. Mong tất cả những chúng sinh giác ngộ, hết đau khổ, nhiều lợi lạc hơn. Mang tính chất tích cực.

Suy nghĩ tiêu cực: 90% suy nghĩ tiêu cực là nghĩ cho bản thân nhiều hơn. (VD: tôi không có nhà đẹp như người khác…)

3/ Năng lực thói quen: là điều bạn liên tục thực hiện và trở thành thói quen. Việc thực hành pháp liên tục trở thành thói quen, ví dụ nghĩ về Ruộng Phước là thói quen tốt.

Mỗi người trong lớp tự tạo cho mình ba thói quen:

- Nghĩ về Ruộng Phước và cầu nguyện

- Thói quen thứ hai, thứ ba: do mình tự quyết định.

Trong cuộc sống có nhiều khó khăn thử thách làm tinh thần căng thẳng, lúc này mình nghĩ về Ruộng Phước, về Đức Phật và cầu nguyện sẽ giúp mình an lạc trở lại.

Phần hỏi đáp

1/Có phải niệm Phật thì tiêu trừ nghiệp chướng; khi hết nghiệp chướng thì phước lại tăng đúng không ạ? Nếu không phải thì niệm Phật có công đức gì? Niệm Phật và tụng kinh thì cái nào tốt hơn ạ?

Thầy trả lời: câu hỏi này không phải hỏi Thầy mà hãy tự hỏi bản thân mình.

Tụng kinh và niệm Phật: tự hỏi mình không phải hỏi Thầy, cái nào tốt hơn phải hỏi chính mình. Nếu cảm thấy tụng kinh tốt hơn thì tụng kinh, còn nếu niệm Phật tốt hơn thì làm. Nếu đặt ra Coca và Pepsi cái nào tốt hơn, điều này phụ thuộc vị giác mỗi người. Tụng kinh hay niệm Phật phụ thuộc vào sở thích của mình.

Tụng kinh và niệm Phật sẽ tiêu trừ rất nhiều ác nghiệp, trì chú cũng vậy.

2/ Nếu lỡ gieo hạt tiêu cực thì làm sao gỡ?

Thầy trả lời: nếu lỡ gieo hạt tiêu cực trong tâm thì đừng quá lo lắng làm cho nó mất đi. Việc mình làm là gieo nhiều hạt tích cực hơn, vì xung quanh có nhiều hạt tích cực thì hạt tiêu cực nó cũng nhỏ đi.

3/Nghiệp tạo ra có thể mất đi không?

Thầy trả lời: nghiệp tạo ra không biến mất nhưng có thể tịnh hoá được

4/ Tu viện của Thầy làm gì để tránh nhện?

Thầy trả lời: chờ khi nào nhện vô tu viện rồi tính, hiện giờ chưa vô tu viện.

5/Làm sao diệt trừ phiền não?

Thầy trả lời: diệt phiền não phải hiểu về tánh không, phần này sẽ học phần cuối trong GTTLT

6/ Thầy đã thiền hành ntn?

Thầy trả lời: Thiền đơn giản, chỉ cần mình nghĩ những điều tích cực trong tâm.

7/Có phải niệm Phật làm trí tuệ tăng trưởng không? Niệm Phật phước sanh vô lượng, một lễ tội diệt hà sa không ạ?

Thầy trả lời: Phải hỏi Phật mới biết được. Thầy chỉ niệm Phật và cầu nguyện cho người khác chứ không cầu cho bản thân. Tăng trưởng trí tuệ khi hiểu rõ Phật Pháp.