16-04-2022
Lamrim 2021
Download MP3

Tóm tắt bài học Buổi 55 - 16.04.2022

Ngày thứ 14

LUYỆN TÂM CHUNG VỚI PHẠM VI TRUNG BÌNH

I. PHÁT TÂM CẦU GIẢI THOÁT

1. Nghĩ về nổi khổ sinh tử nói chung

2. Nghĩ về những khổ đặc biệt

a. Nghĩ về khổ của các đọa xứ

b. Nghĩ về khổ ở các thượng giới

i. Nghĩ vể nổi khổ của con người

- Khổ về sinh

- Khổ về già

- Khổ về bệnh

- Khổ về chết

- Khổ về phải xa lìa cái đẹp – ái biệt ly khổ

- Khổ về phải gặp gỡ cái xấu – oán tắng hội khổ

- Khổ về cầu gì cũng không toại ý – cầu bất đắc khổ

Thầy sẽ hướng dẫn cách nhìn về khổ khác đi. Khi chúng ta nghĩ về khổ đừng nghĩ về khổ của bản thân mình, hãy nghĩ về những điều khổ của người khác, người thân, người chung quanh. Khi đó, có được nhiều động lực và quyết tâm, vì yêu thương họ sẽ cố gắng giúp họ thoát khổ.

Nếu chỉ nhìn vào đau khổ của chính bản thân mình và tìm cách thoát khỏi đau khổ đó bằng cách trốn chạy, thì đó là cách nghĩ của người yếu đuối. Ta cần phải đối mặt với điều đau khổ đó.

Khi nhìn vào đau khổ của người khác ta lại thấy mình có sự may mắn hơn, và lại thấy yêu thích với cuộc sống.

Trong tuần này mọi người hãy nghĩ về 5 lý do mình may mắn có được trong đời này

Phần thiền tuần này có 2 phần: thiền cho bản thân và thiền cho người khác.

+ Thiền cho người khác:

• nghĩ về nổi khổ của người thân, người mình yêu thương như nổi khổ về bệnh, chết hoặc 3 nổi khổ sau (ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ hoặc cầu bất đắc khổ) càng làm phát sinh lòng yêu thương đối với họ và quyết tâm giúp họ thoát khổ.

• nghĩ về nổi khổ của người mình ghét : khởi tâm thấu hiểu giảm đi sự giận và ghét bỏ họ.

Không nghĩ về nổi khổ của bản thân mình, nó chỉ khiến ta căng thẳng

+ Thiền cho bản thân : tìm 5 lý do thấy mình có được sự may mắn trong đời này và vui với điều đó. Nếu khó khăn tìm được các lý do thấy mình may mắn, chứng tỏ mình đang trong tình trạng căng thẳng. Khởi đầu với 5 lý do, sau đó càng tìm thêm được ta sẽ thấy mình may mắn thật sự

Tâm trí ta giống như khu vườn nếu ta không chăm sóc cẩn thận thì sẽ toàn cỏ dại. Cốt lõi của việc thực hành Phật pháp là cần phải mang đến nhưng điều tích cực trong tâm thức của mình. Bởi vì chỉ khi trồng những hạt giống tích cực thì kết quả tích cực mới được sinh sôi.

Lời của Đức Phật trong bài kinh, được các thầy đọc hàng tháng ở tu viện: “Các ông đã có được cơ duyên gặp gỡ giáo pháp, và cũng sẽ có được cơ duyên gặp gỡ giáo pháp trở lại.”

Đó cũng là lý do khiến ta thấy mình có được may mắn, tốt đẹp trong nội tâm của mình.

ii. Nghĩ về đau khổ của loại A-tu-la

iii. Nghĩ về nổi khổ của chư thiên

Ngày Thứ 15

II. BẢN CHẤT CON ĐƯỜNG ĐẾN GIẢI THOÁT

1. Nghĩ về nguồn gốc của đau khổ - các giai đoạn buộc chúng ta vào sinh tử

Từ ngày này trở về sau sẽ có nhiều vấn đề nghiêm túc hơn về thực hành

Con đường đến giải thoát -> giải thoát khỏi luân hồi

Luân hồi là sự lặp đi lặp lại không có tự chủ, không có chủ động sinh ra và chết đi. Không tự chủ sinh và chết đó là luân hồi.

Tại sao mình được sinh ra: lý do chính là do nghiệp và phiền não.

Nghiệp được tạo ra như thế nào? Do phiền não kích động tạo ra nghiệp

Phiền não từ đâu mà có ? Do chấp ngã mà có phiền não

Do chấp ngã mà có phiền não; Và vì phiền não kích động tạo ra ác nghiệp

Từ đó :được sinh ra không có tự chủ; và sẽ chết đi không tự chủ

Khảo sát quá trình nhân quả sinh khởi, thấy rằng khởi đầu là chấp ngã dẫn đến vòng quay sinh tử không tụ chủ. Làm sao phá bỏ được chấp ngã cần có trí tuệ vô ngã, và khi phá bỏ được chấp ngã thì nghiệp và phiền não không vị kích động làm ta sinh ra và chết đi trong luân hồi.

Khi nói đến vô ngã chủ yếu là Tánh Không. Khi chứng được Tánh Không thì có được trí tuệ chứng vô ngã. Và khi có trí tuệ chứng vô ngã thì ta đã có được công cụ thoát khỏi luân hồi, có được phương pháp và con đường thoát được sinh tử luân hồi

Quan trọng là có trí chứng Tánh Không. Vậy Tánh Không là gì và trí chứng Tánh Không như thế nào? Mình sẽ được học rõ trong phần sau của quyển GTTLT . Tánh Không cần thực hiện trong cả quá trình dài. Nguồn gốc của đau khổ và các giai đoạn buộc ta vào sinh tử luân hồi sẽ được hướng dẫn thông qua 12 chi phần của nhân duyên – Thập Nhị Nhân Duyên ở phần sau.