26-03-2022
Lamrim 2021
Download MP3

Tuần thứ 52

Hôm nay chúng ta tiếp tục GTTLT quyển 2, Phạm vi trung bình ngày thứ 14.

Phạm vi là đang nói đến loại người. có 3 phạm vi

-Phạm vi nhỏ là mong cầu hạnh phúc ở đời sau.

-Phạm vi trung bình: mong được giải thoát luân hồi.

-Phạm vi lớn: muốn đạt được Phật quả và giải thoát cho chúng sinh.

- Phạm vi nhỏ: hàng sơ căn, muốn đạt hạnh phúc ở đời sau và phương pháp là từ bỏ 10 điều bất thiện và tích góp thiện hạnh. Nhưng có một điểm xét cho rõ là sinh vào cõi người và trời rồi thì không sinh vào cõi ác nữa thì điều đó có chắc chắn hay là không, nếu suy xét lại thì điều đó không chắc chắn. Bởi vì ác nghiệp khiến mình sinh xuống cõi ác vẫn chưa tịnh hoá hết. Nên chuyện sinh vào cõi trời người đó là tạm thời. Khả năng đó vì mình làm sao thoát khỏi luân hồi thì mới không sinh vào cõi ác.

- Nếu không có tâm mong cầu giải thoát thì không làm tất cả phương cách được giải thoát. Nên phải có sự khao khát giải thoát. Cho nên thực hành đầu tiên là muốn trước và sau đó thực hiện như sau:

+Quan sát nhân quả, nguyên nhân để xuống cõi ác và từ bỏ nguyên nhân đó. Trong đó có 10 điều bất thiện và sinh vào cõi lành.

Đau khổ ở cõi người gồm: sinh lão bệnh tử, có nóng lạnh và nhiều đau khổ

Đau khổ ở cõi trời là ở đó có hạnh phúc nhưng vẫn có sinh, lão, bệnh, tử, có khổ nóng, lạnh.

Chủ động là hành vi rất quan trọng. Ở cõi ác (Địa ngục, ngạ quỹ, súc sinh) tuy chịu khổ nhưng không chủ động được hành vi nên càng đau khổ hơn.

Còn cõi lành tuy có đau khổ nhưng chủ động được hành vi thấy được nhân quả, suy nghĩ và thực hành. Thân người đời này rất quý giá có quyết tâm chủ động được hành vi và sẽ giảm được đau khổ.

Đời sau được giải thoát và thành Phật, làm nhiều việc trong tương lai. Luôn huân tập trong tâm thức là từ bỏ mọi bất thiện để có thân tốt lành. Tâm là động lực cho mọi hành vi (từ bỏ tà dâm, trộm cắp….v.v)

Muốn an lành ở đời sau thì mình sẽ gần với an lạc ở đời sau

Nếu muốn giải thoát ở đời sau thì mình sẽ gần giải thoát ở đời sau.

Nếu muốn Phật quả ở đời sau thì mình sẽ gần với Phật quả đời sau.

Tâm khởi động lực sẽ tương ứng cho quả như thế ấy.

Sự khác nhau giữa các phạm vi nhỏ, trung bình, lớn bắt nguồn từ động cơ khi thực hành.

Phạm vi nhỏ: muốn hạnh phúc đời sau thì từ bỏ bất thiện

Phạm vi trung bình: đã có phước thiện ở cõi an lành và từ bỏ hết mầm móng của đau khổ để thoát khỏi luân hồi thì phước thiện lớn hơn

Phạm vi lớn: giải thoát chính mình và giải thoát cho chúng sinh thì phước thiện lớn hơn nữa.

- Phương pháp thực hành của phạm vi trung bình là thiền quán Tứ Thánh Đế và 12 nhân duyên.

A/Tứ thánh đế: khổ, nguyên nhân khổ, diệt khổ, con đường diệt khổ

-Sự thật về đau khổ: hiểu thấu đáo về đau khổ, có 3 lợi lạc: sinh về cõi lành, giải thoát luân hồi, giúp chúng sinh thoát khỏi luân hồi.

Muốn thành Phật thì thiền về Tâm Bồ Đề và Tánh Không.

Phạm vi trung bình này căn cứ theo mong muốn là giải thoát đau khổ luân hồi, nguyên nhân đau khổ, làm sao cắt đứt đau khổ, thì nhờ phương pháp thiền quán

Để nhân lên công đức thì mong cho chúng sinh thoát khỏi luân hồi và đều thành Phật, với tâm như vậy sẽ có công đức lớn tương ứng với động cơ suy nghĩ.

Công đức của Bồ tát lớn hơn công đức Thanh Văn, Duyên Giác

-Bồ Tát thiền vì lợi lạc cho tất cả chúng sinh nên công đức lớn rất nhiều.

Thanh Văn, Duyên Giác thiền cho lợi ích bản thân mình cho dù trong thời gian dài vẫn là công đức nhỏ

Vật chất nhỏ nhưng làm với tâm rộng lớn thì được công đức nhiều so với tâm nhỏ nhưng cho đi vật chất lớn

Chú ý đến động cơ mình làm. Trong đạo Phật có câu: "Quan trọng ở Đầu và Cuối"

-Đầu là động cơ ban đầu

-Cuối: là hoan hỉ và hồi hướng công đức.

Sẽ tốt không chỉ ở đời này và cả đời sau có thân tốt lành và tích góp nhiều thiện hạnh.

Đức Phật giảng đầu tiên về khổ và nói cho các học trò của Ngài là hãy nhìn bản chất của đau khổ ở cõi luân hồi này thì lúc đó mới phát tâm mong cầu thoát khỏi những đau khổ đó.

B/Nguyên nhân của đau khổ

C/Có sự chấm dứt khổ

D/Có phương pháp chấm dứt khổ.

Luân hồi luôn có đau khổ tiềm ẩn và phải diệt hết tất cả nguyên nhân.

Đức Phật giảng Tứ Thánh Đế từ kinh nghiệm của Ngài và học trò cũng đã thoát khổ, vậy chúng ta thực hành như vậy mới mong thoát khỏi luân hồi.

Nên phát khởi động cơ lớn thực hành Tứ Thánh Đế giải thoát cho mình và tất cả chúng sinh.

Khổ ở chỗ nào? Khổ trên thân nên quyết tâm muốn bỏ hết khổ và phát tâm mong cầu giải thoát.

Nghĩ về khổ và lỗi lầm của khổ, hãy chán bỏ tất cả thân trong luân hồi, tìm hiểu tại sao và diệt trừ nó.

Giải thoát có từ thực hành phương pháp đưa tới giải thoát. Sự giải thoát bắt đầu từ tâm mong cầu giải thoát và thấu triệt khổ đau.

Diệt hết nguyên nhân đưa đến khổ đau sẽ hết khổ.

Quan sát và thấy rõ lỗi lầm của đau khổ của cõi luân hồi là điều quan trọng.

Sự thực hành giải thoát chỉ có khi mình có tâm mong cầu giải thoát lớn và dấn thân thực hành.

Với tâm yêu thương thì dễ phát sinh tâm bồ đề. Thực hành liên tục nghĩ về đau khổ thì tâm mong cầu giải thoát càng ngày càng lớn.

Với động lực như vậy và làm với thiện hạnh nào thì công đức nhiều trong đời này và trong tương lai.