07-10-2023
Lamrim 2021
Download MP3

Tóm Tắt bài giảng L21 – tuần 113- Ngày 07.10.2023

Ngày 22:

Pháp vô ngã

Câu hỏi thi của các vị Tiến sĩ Phật học:

- Trong Kim Cang thừa khi thiền về Tánh Không, vừa thiền Tánh Không và bổn tôn trong cùng một lúc. Câu hỏi là: Tâm thức có thể cùng lúc thiền về hai đề mục không? Tức tâm thức vừa nắm bắt đối tượng Tôi chính là Bổn tôn vừa nắm bắt đối tượng Bản chất của Bổn tôn là Tánh không; Hay nghĩ mình là Bổn tôn trước sau đó mới nghĩ Bản chất của Bổn tôn là Tánh không?

Ngày 22 trong GTTLT chủ yếu nói về Tánh Không, trong phần này là nhân vô ngã. Khi nói về Tánh Không tức nói về 2 điểm chủ yếu: nhân vô ngã và pháp vô ngã. 4 điểm chính yếu khi thiền về nhân vô ngã:

+ Xác định đối tượng cần bác bỏ

+ Xác định các khả tính

+ Xác định Không - Một

+ Xác định Không - Khác

Khi không thiền, giữ thái độ xem tất cả pháp như ảo ảnh, như giấc mộng, các pháp đều sinh khởi từ nhân duyên. Thí dụ: các khó khăn vốn từ nguyên nhân mới sinh ra do đó nên xem nó như giấc mơ, như ảo ảnh.

Bài tập: Trong mọi lúc giữ tâm xem mọi sự vật hiện tượng, mọi pháp xung quanh như giấc mơ. Thí dụ: Trong giấc mơ mình biết là đang nằm mơ thì sẽ không bám chấp vào điều gì ngay cả thấy mình là vua, hay không sợ hãi khi bị hổ tấn công. Tương tự trong cuộc sống không bám chấp vào việc gì và cũng không sợ hãi điều gì. Trong lúc không thiền về Tánh không, nên có thái độ xem các pháp như ảo ảnh, như giấc mộng. Tuy nhiên khi đang hạnh phúc, vui, hay ăn món ngon không nên xem các pháp như ảo ảnh để không phá hỏng tâm trạng vui, nhưng khi gặp khó khăn, buồn phiền thì phải xem các pháp như giấc mộng, điều này sẽ giúp mình không bị khổ đau.

- Pháp vô ngã: Các uẩn không có thật, không có tự tánh.

- Nhân vô ngã: Cái Tôi không có thật, không có tự tánh.

Làm sao để thiền về pháp vô ngã ?Làm sao thiền về các uẩn không có tự tánh? Các uẩn không thể tự nó tồn tại.

Tâm thức tự nó cũng không tồn tại biệt lập. Tâm ở đâu? Nhưng sẽ không tìm được tâm. Lúc sợ hãi, nhìn thẳng vào xem sợ hãi nằm ở đâu? nhưng sẽ không tìm thấy được sợ hãi nằm ở chỗ nào nên biết sợ hãi, tự nó không có. Nhìn thẳng vào cảm giác tiêu cực, lo âu nhưng tìm hoài không thấy nên biết rằng tâm thức phiền não đó không có tự tánh. Phiền não là cơ hội cho mình nhìn thấy tự tánh của tâm thức là có hay không. Khi gặp phiền não hay lo âu, hãy nhìn thắng vào nó, xem nó ở đâu để thấy rõ rắng nó không thể tự có, khi đó sẽ không lo sợ nữa và nó sẽ biến mất. Đức Phật cho rằng cảm xúc trong tâm tựa như đợt sóng ngoài đại dương nên khi cảm xúc bộc phát, phải biết cách làm nó tan biến để nó không phát triển lớn mạnh thêm. Theo Thầy: khi vui và hạnh phúc, không cần tìm xem ở đâu vì nếu tìm niềm vui hạnh phúc mình sẽ mất nó.

- Tâm được huấn luyện tin vào điều tiêu cực dễ hơn cái tích cực. Mình sẽ nghi ngờ nếu ai đó nói thương yêu mình nhưng lại tin nếu biết có người nói xấu, làm hại mình.

Bài tập: Để ý lúc nào có phiền não và nhìn trực tiếp vào phiền não, tìm xem nó đang ở đâu

Các pháp bất tương ứng hành không có tự tánh (trang 343 GTTLT q2)

Thiền: đi tìm Cái Tôi xem nó đang ở đâu thì cuối cùng tìm không có chỗ nào có Cái Tôi.

- Thời điểm trải nghiệm Cái Tôi tồn tại biệt lập, đi tìm mà không có và tâm xác quyết Cái Tôi như thế không có thật, đó là lúc gần với chuyện chứng được Nhân vô ngã và Tánh Không.

- Trong quá trình đi tìm hết thân tâm cũng không tìm được cái Tôi. Cái Tôi chỉ là danh hiệu được gán đặt trên một đối tượng. Nếu Cái Tôi không có thật, tại sao bám chấp vào Cái Tôi như thế?

Chương trình học GTTLT sắp xong, sau đó sẽ chuyển sang học luyện tâm trong 1 năm, sau đó sẽ học kim cang thừa.