16-09-2023
Lamrim 2021
Download MP3

Tóm Tắt bài giảng L21 – tuần 111- Ngày 16.09.2023

Ngày 22:

Cách đào luyện tuệ quán đặc biệt.

Trong các chủ đề của Lamrim từ đầu đến giờ được giảng dạy thì rất nhiều đề mục thiền, trong đó Tánh Không là một đề mục rất quan trọng. Nếu mỗi ngày có thời gian để tập trung nghĩ về ý nghĩa của Tánh Không, thiền về Tánh Không đó là một việc làm rất là tốt.

- Tánh Không là một chủ đề khá là khó, lần đầu tiên học khó có thể hiểu được sâu sắc và rõ ràng cho nên cần phải xem đi xem lại, lúc thiền cần phải thiền quan sát, soi xét kỹ lưỡng về nghĩa của Tánh Không. Mỗi lần có trải nghiệm như thế sẽ hiểu thêm một ít.

- Từ xa xưa các đại học giả ở Ấn Độ cũng có nhiều quan điểm khác nhau về Tánh Không, khi mà các tư tưởng Phật Pháp đó được truyền sang Tây Tạng thì cũng có rất nhiều tư tưởng khác nhau về Tánh Không.

- Tư tưởng Tánh Không được giảng dạy ở đây là tư tưởng Tông Trung Quán Ứng Thành. Có nhiều học giả công nhận và cũng có những học giả không công nhận tư tưởng Tánh Không của Tông Trung Quán Ứng Thành . Diễn giải Tánh Không có rất nhiều tư tưởng, cho nên nói rằng lần đầu tiên học Tánh Không và có được một sự hiểu biết rõ ràng, cụ thể về Tánh Không đó là một điều rất là khó.

Phát tâm bồ đề là muốn thành Phật hoặc Phát tâm mong cầu giải thoát. Để đạt được Phật quả hoặc giải thoát cần phải phát sinh được trí tuệ, trí tuệ quan trọng là hiểu biết được Tánh Không, nhờ trí tuệ chứng Tánh Không đó mà thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, được giải thoát và có thể trở thành Phật. Nếu muốn giải thoát, muốn thành Phật mà không thiền về Tánh Không, không thực hành về Tánh Không, không hiểu gì về Tánh Không thì không thể đạt giải thoát. Tinh túy của đạo giải thoát là trí chứng Tánh Không.

Tâm buông xả, Tâm bồ đề là bước ban đầu dẫn đi trên con đường đạo, để có thể giải thoát, để có thể trở thành Phật được cần phải diệt trừ hết tất cả mọi phiền não, diệt trừ hết tất cả quan điểm sai lầm. Tâm buông xả, Tâm bồ đề không thể giúp diệt trừ hết tất cả mọi phiền não, diệt trừ hết tất cả quan điểm sai lầm, chính trí tuệ chứng Tánh Không mới giúp diệt trừ hết tất cả mọi phiền não, diệt trừ hết tất cả quan điểm sai lầm.

Tâm từ bi có chức năng đối trị với sân hận, khi thiền về tâm từ bi tâm sân hận sẽ không sinh khởi. Tâm từ bi phát sinh lớn sẽ khiến tâm sân hận không phát sinh nhưng làm sao để diệt trừ tận gốc, xóa bỏ hẳn tâm sân hận, tất cả những thói quen sân hận. Chỉ có trí chứng Tánh Không, tâm chứng Tánh Không mới có thể giúp xóa bỏ tận gốc những thói quen sân hận, thói quen phiền não. Thói quen phiền não vẫn còn thì khả năng phiền não phát sinh vẫn có.

Tổ Tsongkhapa đã đề cao về chức năng của Tánh Không, đề cao về tầm quan trọng phải chứng ngộ Tánh Không mới đạt giải thoát thành Phật. Ngài đã ra sức thực hành để chứng ngộ được Tánh Không nên ta phải ra sức tu tập, cố gắng thiền về Tánh Không theo con đường Ngài đã tu tập để đạt thành tựu như Ngài.

Lễ lạy sám hối là để tịnh hóa ác nghiệp, cúng dường Mandala chủ yếu tích lũy công đức để bớt đi chướng ngại, có thể chứng ngộ được Tánh Không. Để đạt được điều này cần sự chuyên cần và phải nỗ lực rất lớn kèm theo nhiều điều kiện khác. Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đã hướng dẫn tổ TSongkhapa ba điều kiện để chứng được Tánh không như sau:

1. Cần tịnh hóa ác nghiệp bằng cách lễ lạy sám hối và tích lũy công đức bằng cách dâng Mandala cúng dường lên Tam Bảo.

2. Luôn cầu nguyện với Phật, với Bổn tôn để vượt qua chướng ngại chứng được Tánh Không.

3. Đối với Kinh điển, ý nghĩa trình bày trong Kinh điển luôn luôn phải xem lại, học lại và suy nghĩ cặn kẽ, phân tích rõ ràng.

Muốn chứng được Tánh Không phải xem các vị Tổ lỗi lạc thời xưa đã học và chứng Tánh Không như thế nào thì hãy học và thực hành theo để cơ hội chứng Tánh Không được nhiều hơn. Các học trò của Tổ Tsongkhapa thường hay học tiểu sử của Tổ, xem trong quá trình học Ngài đã tích góp kiến thức Phật học như thế nào, Ngài nỗ lực thực hành phát sinh trải nghiệm như thế nào, biết được những nỗ lực của Ngài từ đó nương theo học, thực hành y như vậy để có cơ hội chứng cao giống như Ngài sẽ nhiều hơn.

Sách “Giải thoát trong lòng tay” trang 334 quyển 2 phần khi không nhập định làm thế nào để giữ thái độ xem vạn pháp như huyễn, đây là phần giới thiệu về duyên khởi, lập luận về Duyên khởi để chứng minh Tánh Không.

- Duyên khởi có nghĩa là cái này phụ thuộc vào cái kia, khi một vật, sự vật hiện tượng nào có mặt ở trên đời nó phụ thuộc vào điều kiện, nguyên nhân để nó được sinh ra, nó phụ thuộc vào cái khác để được tạo ra nên nó không có thực, nó không có tự tánh.

- Duyên khởi có rất nhiều mức độ từ thô đến vi tế khác nhau. Về mặt phân tích sâu rộng hơn, Duyên khởi có rất nhiều cách phụ thuộc nên phải biết phụ thuộc theo cách nào, kết quả phụ thuộc vào nguyên nhân để tồn tại, để có mặt, để được sinh ra. Tất cả các pháp đều không có thật vì nó là Duyên khởi và phụ thuộc lẫn nhau do đó dùng lập luận để chứng minh Tánh Không là như thế. Quả phụ thuộc vào nhân, vấn đề đó đều nhận biết được mối quan hệ phụ thuộc đó, biết được mối quan hệ nhân - quả rồi nhưng chưa chứng được Tánh Không vì hiểu về Duyên khởi không phải ở mức thô như thế mà cần ở mức vi tế hơn. Tổng thể phải phụ thuộc những thành phần của nó nhưng việc phụ thuộc đó không như phụ thuộc nhân - quả thô mà đòi hỏi có sự phân tích, một sự trải nghiệm, chiêm nghiệm nhiều hơn để có thể hiểu rõ về vấn đề này.

Trong “Bộ luận căn bản trí tuệ” của Ngài Long Thọ, Ngài dùng rất nhiều lập luận về phụ thuộc, về Duyên khởi, … để chứng minh rằng tất cả các pháp, các đối tượng đều không có tự tánh (chứng minh phản chứng).

Chức năng của trí chứng Tánh Không giúp diệt trừ tất cả mọi phiền não đã được Kinh điển nêu rõ, là người thực hành đạo Phật, mỗi ngày nhớ về Tánh Không, suy nghĩ một chút về Tánh Không sẽ giúp mình tạo ra rất nhiều phước, góp được thêm nhiều trí tuệ. Mỗi ngày làm việc có nhiều trở ngại, khó khăn nếu hiểu về Tánh Không, mỗi ngày suy nghĩ một chút thì những trở ngại, khó khăn đó dường như không thực sự có ở đó và khi đó tâm rất nhẹ nhàng, không bị các trở ngại, khó khăn đó chi phối quá nhiều.