29-07-2023
Lamrim 2021
Download MP3

Tóm Tắt bài giảng tuần 104 - Lamrim 21 29/07/2023:

Ngày Thứ 22

Thầy nhắc chúng ta cần phải tập thiền ít nhất đạt được giai đoạn 1, 2 hoặc 3

Thực hành Thắng quán. Nói về thực hành Thắng quán tức là thực hành Tánh Không (ngày thứ 22 trong sách GTTLT).

Cần một số điểm quan trọng cần lưu ý khi thực hành Tánh Không :

Có nhiều tư tưởng, trường phái khác nhau về Tánh không

- Theo sách GTTLT, Tánh không được khởi nguồn từ Đức Phật Thích Ca, sau đó được truyền xuống cho ngài Long Thọ, đến ngài Nguyệt Xứng và sau đó là Tổ Atisha...

- Như vậy quan điểm về Tánh Không do Đức Phật khởi dạy. Đức Phật cũng thọ ký rằng 400 năm sau khi Đức Phật nhập diệt thì sẽ có 1 vị tỳ kheo tên là Long Thọ sẽ diễn giải rộng về quan điểm Tánh không của Đức Phật. Ngài Nguyệt Xứng là một trong những đệ tử lớn nhất và hiểu rõ nhất ý của ngài Long Thọ

- Theo sách GTTLT, Tổ TsongKhapa diễn giải Tánh Không xuất phát đầu tiên từ Đức Phật Thích Ca sau đó truyền xuống cho các bậc thầy học viện Nalanda vĩ đại, đầu tiên là Ngài Long Tho, rồi đến Ngài Nguyệt Xứng, đến tổ Atisha.

- 2 điểm quan trọng nhất cần lưu tâm: phân tích, thiền quán

+ Tánh không cần có tính toán, phân tích nghĩa là cần tính toán phân tích thế nào để hiểu được ý nghĩa chính xác của Tánh không. Sau đó mới áp dụng được thiền quán về Tánh Không . Nên khi nói Tánh Không là bản chất thực tế rốt ráo của tất cả mọi sự vật hiện tượng của tất cả các pháp, cần có 1 cách tính toán thế nào để thấu hiểu được Tánh Không

+ Không nên đánh giá thấp về Tánh không - nghĩ Tánh Không rất là đơn giản, dễ hiểu,... thì sẽ rất khó thiền về Tánh Không.

Trang 306 sách GTTLT quyển 2:

+ Làm thế nào để nhập định như không gian: tức nhập định thiền Tánh Không

Tánh không có 2 loại: nhân vô ngã và pháp vô ngã. Để chứng được pháp vô ngã có 4 điểm then chốt:

Xác định Cái gì cần bác bỏ; Toàn bộ những khả tính; Ngã và Uẩn không là một; Ngã và Uẩn không thực sự là khác (cần học thuộc lòng 4 điểm này)

Sau khi học thuộc 4 điểm, thì thực hành điểm đầu tiên: Cái gì cần bác bỏ. Khi nói nhân vô ngã biết phủ định cái gì? Đó là cái tôi của mình: Nhìn vào bản thân mình, cái tôi đang được hình dung thế nào; cảm nhận cái tôi như thế nào? nắm bắt cái tôi thế nào? cái tôi đó chính là điều cần phủ định, cần bác bỏ trong phần này. Phải biết nắm bắt cái tôi như thế nào mới có thể bác bỏ được cái tôi đó.

Đôi lúc nghĩ cái tôi đó là cơ thể, có lúc nghĩ nó là tâm. Bám chấp vào cái tôi đó có nghĩa là chấp ngã. Chúng ta thường tự yêu bản thân mình hơn tất cả mọi thứ. Xác định Cái gì cần bác bỏ, chính là xác định cái tôi đó.

+ Khi tâm không nhập định, làm thế nào để giữ thái độ xem vạn pháp như huyễn.

Tức là lúc không nhập định thì làm thế nào để xem các pháp như là mộng, như huyễn