01-07-2023
Lamrim 2021
Download MP3

TÓM TẮT BÀI GIẢNG - Tuần 102 Ngày 01.07.2023

Thiền chỉ - 6 năng lực và và 4 tiến trình tâm để thành tựu được thiền chỉ

Hôm trước Thầy đã hướng dẫn xong phần thiền chỉ 9 trạng thái tâm.

Tiếp đến là 6 lực và 4 tiến trình tâm để thành tựu được thiền chỉ.

Thực hành thiền chỉ để có được sự tập trung chuyên nhất, năng lực tập trung này gọi là định lực. Thực hành thiền chỉ có được năng lực tập trung cao không chỉ có lợi lạc trong tu tập Phật pháp mà còn giúp giảm phiền não đối với các công việc, lo toan của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày. Áp dụng thiền vào công việc cũng giúp tâm giảm mệt mỏi. Đối tượng thiền trong 9 giai đoạn tuy có giống nhau nhưng mức độ xử lý, năng lực tập trung và nổ lực đối trị của 9 trạng thái có khác nhau do có các chướng ngại khác nhau.

Đầu tiên thiền ở trong những giai đoạn đầu về hình ảnh của Phật, một cái hoa, hay đối tượng thiền nào đó đừng kỳ vọng, miễn là trong những giai đoạn đầu mình còn giữ được cái hình dáng tổng thể đối tượng đó, dần dần trải qua các giai đoạn thiền thì sẽ thấy rõ được hình ảnh. Để giữ được đối tượng trước tâm thức, thiền giả thường có xu hướng gồng tâm để giữ, điều này không có lợi ích gì. Tuy nhiên, nếu quá thả lỏng thì dễ mất đối tượng. Nên cần tập trung vừa phải, nên tập cho tâm dần dần từ trạng thái tâm thứ 1 đến trạng thái thứ 9.

6 lực và 4 loại tiến trình tâm để thành tựu được thiền chỉ

Nội dung này nói về việc hướng tâm như thế nào, chứ không đề cập đối tượng.

Con người có 2 phần: thân và tâm. Trong đó tâm quan trọng hơn bởi vì đa số các lúc thân sẽ theo ý định của tâm. Khả năng tư duy của tâm có năng lực rất lớn, khiến thân thực hiện theo. Do vậy, có được năng lực kiểm soát tâm, sẽ có được thuận lợi hơn. Kiểm soát được hướng suy nghĩ và năng lực của tâm để giúp thiền giả dễ dàng thành tựu được thiền chỉ.

Cách đạt 9 trạng thái tâm nhờ 6 năng lực (trong sách trang 300 GTTLBT quyển số 2)

Khi thực hành thiền chỉ thì không có nghĩ đến âm thanh hay màu sắc, tập trung tâm trên đối tượng là việc thiết yếu nhất. Cũng không đặt nặng vấn đề tâm hiện giờ là tốt hay xấu.

Thực hành thiền tập trung vào tâm đang nghe pháp trong vài phút. Thường xuyên luyện tập sẽ giúp nhận biết đặc tính của tâm thức, giúp dễ nhận biết được tâm thức. Không nên ngồi thiền quá lâu, chỉ nên thiền khoảng khoảng thời gian ngắn và lặp đi lặp lại nhiều lần. Mỗi thời tự đánh khả năng thiền để tự khắc phục những lỗi gặp phải trong thời thiền. Ranh giới giữa các trạng thái đôi khi không được rõ ràng. Học về 9 trạng thái tâm nhằm biết rõ các trạng thái đó và vận dụng phương pháp đối trị.

Cần phải học thuộc và nhận biết ở từng trạng thái của tâm từ 1-9, ở mỗi giai đoạn tâm nào thì tâm thấy rõ đối tượng thế nào. Chướng ngại hôn trầm, trạo cử nào xảy ra ở trạng thái tâm nào? Nếu có xảy ra thì đối trị thế nào.

6 năng lực:

1. Trạng thái tâm thứ nhất giữ được đối tượng trước mặt giữ được đối tượng trước mặt trong khoảng thời gian 1 phút là hoàn thành trạng thái tâm thứ nhất. Năng lực ở trạng thái này là năng lực nghe học (năng lực học hỏi). Nhờ nghe học nên dụng tâm để đạt được trạng thái này. Đầu tiên phải cần hiểu 9 giai đoạn của Tâm bắt đầu từ trạng thái tâm đến nhất để đi được đúng hướng.

2. Từ Trạng thái tâm thứ nhất để lên trạng thái tâm thứ 2, cần năng lực của thiền quán. Thiền

quán ở đây là vận dụng tư duy, phải suy nghĩ vận dụng tâm để giữ được đối tượng.

3. Thứ 3 và thứ 4 là nhờ năng lực của niệm, niệm ở đây là chánh niệm, là phải nhớ rõ đối tượng, khi bị mất hoặc bị mờ thì làm rõ lại.

4. Ở trạng thái tâm thứ 5 với thứ 6, ở trong sách ghi là mình đạt được nhờ năng lực của tỉnh giác. Tỉnh giác để biết tâm có bị hôn trầm hay trạo cử hay không. Trạng thái tâm thứ năm thì hôn trầm vi tế xuất hiện và trạng thái tâm thức 6 thì trạo cử vi tế xuất hiện. Cần quan sát tâm để xem có bị rơi vào trạng thái hôn trầm vi tế hoặc trạo cử vi tế hay không, nhờ năng lực của tỉnh giác.

5. Trạng thái thứ 7 với thứ 8 là nhờ vào năng lực của tinh tấn. Tuy ở trạng thái này hầu như đã loại bỏ hết hôn trầm và trạo cử vi tế, nếu có xuất hiện cũng không lay động được định lực của tâm. Dù vậy, vẫn cần phải loại bỏ. Muốn loại bỏ, nhờ năng lực của tinh tấn, tức siêng năng liên tục.

6. Tiếp theo ở trạng thái thứ 9 nhờ năng lực của thói quen, cần phải làm quen với cái trạng thái tập

trung không nổ lực. Vì 8 trạng thái trước tâm luôn nổ lực, nên trạng thái này cần làm quen trạng thái tập trung không nổ lực.

Tiếp theo là 4 loại tiến trình tâm:

- Trạng thái tâm đầu tiên là những loại tập trung gượng ép, vì phải gượng ép để có thể giữ được đối tượng,

- 5 trạng thái kế tiếp là loại tập trung có gián đoạn, nghĩa là tập trung được một lúc rồi lại bị

chướng ngại làm gián đoạn, rồi phải khắc phục. Nên, được gọi là tập trung có gián đoạn.

- Loại trạng thái tâm thứ 8 là loại tập trung có nổ lực.

- Thứ 9 là loại tập trung tự nhiên không nổ lực

6 năng lực và 4 loại tiến trình tâm này chính là cái phần tóm tắt của 9 cái trạng thái tâm, tóm tắt xem với mỗi trạng thái tâm như thế thì cần có những năng lực và cái loại tiến trình tâm như thế nào thì để vượt lên những trạng thái cao hơn. Nhưng quan trọng hơn hết là cần học thuộc và biết rõ 9 cái trạng thái tâm, mỗi trạng thái tâm sẽ có chướng ngại và cách khắc phục như thế nào. Như vậy thì mới thành tựu được thiền chỉ.