24-06-2023
Lamrim 2021
Download MP3

TÓM TẮT BÀI GIẢNG - Tuần 101 Ngày 24.06.2023

Thiền Chỉ - Giảng 9 trạng thái của tâm theo bức ảnh

(tiếp theo)

Trạng thái tâm thứ 7 ( xem GTTLT trang 295)

Ở trạng thái tâm này nếu có hôn trầm, trạo cử vi tế cũng không lay động được định lực vi tế của thiền giả nhưng vẫn phải cố gắng loại bỏ nó

Trạng thái tâm thứ 8

Hôn trầm, trạo cử vi tế hoàn toàn không xảy ra nên không cần nỗ lực đề phòng hôn trầm, trạo cử; không cần đối trị.

Trạng thái tâm thứ 9

Hoàn toàn không cần nổ lực để đề phòng hay sử dụng đối trị hôn trầm, trạo cử vi tế.

Giống nhau giữa trạng thái tâm thứ 8 và 9:

- Có tập trung vào đối tượng sẽ không bao giờ bị mất đối tượng, dù tập trung trong thời gian dài

Khác nhau:

- Ở trạng thái tâm thứ 8 cần một chút nỗ lực cố gắng để sự tập trung đạt hoàn toàn 100%.

- Mỗi học viên thông báo với BTC trạng thái tâm đạt được, ai chưa thực hành thiền cũng thông báo.

Mất tập trung hoàn toàn: tâm hoàn toàn không nghĩ đến đối tượng đã chọn, tâm đã chuyển sang đối tượng khác.

Mất tập trung một phần: một phần tâm vẫn nghĩ đến đối tượng thiền và một phần tâm nghĩ về đối tượng khác

- Liên tục trong 3 phút không bị mất tập trung hoàn toàn thì đạt trạng thái tâm thứ 3.

- Người chưa đạt được trạng thái tâm thứ 1 sẽ được Thầy hướng dẫn kỹ thuật thiền khác.

Vấn đáp

Hỏi: Thưa Rinpoche, trong các giai đoạn thiền tại sao con thỏ biến mất ở trạng thái tâm thứ 6?

Đáp:

Giải thích 1: Con thỏ tượng trưng cho năng lực chánh niệm. Bắt đầu từ trạng thái tâm thứ 3 chánh niệm dần có năng lực để đối trị các chướng ngại. Ở trạng thái tâm thứ 3,4, 5 cần chánh niệm rất mạnh để đối trị các chướng ngại. Ở trạng thái tâm thứ 6 thiền giả không cần chánh niệm mạnh như thế, cần tỉnh thức để đối trị chướng ngại

Giải thích 2: ở trạng thái tâm thứ 3 con thỏ tượng trưng cho hôn trầm vi tế. Từ trạng thái tâm thứ 6 hôn trầm vi tế không còn nên không còn con thỏ

Hỏi: Thầy cho con hỏi: tại sao người tu thiền định lại mất định khi làm việc trong ngành y dược?

Đáp: Khi thực hành thiền định sẽ có nhiều trở ngại khiến mình mất định lực, nên thỉnh thoảng phải tự nhắc bản thân mình, ngồi tập trung trong vòng 30 giây- 1 phút ; cần phải lặp lại việc thực hành như vậy để không mất định lực.

Hỏi: Thưa Thầy, quán tưởng độ sáng của tượng Phật như thế nào cho vừa phải? Khi thiền, có thể nói hay hỏi Đức Phật và Đức Phật trả lời được không ạ?

Đáp: Độ sáng tương ứng với trạng thái tâm của mình, ở trạng thái tâm thứ 1-3 không cần quan tâm đến độ sáng của tượng Phật, cần tập trung vào đối tượng. Vì đang thực hành thiền chỉ, cần tập trung vào đối tượng. Đừng tìm cách nói chuyện hay làm phiền Đức Phật trước mặt mình, nếu Đức Phật có nói chuyện thì cũng chỉ cần tập trung vào đối tượng. Ở giai đoạn thiền chỉ, cần tập trung vào đối tượng để xây dựng năng lực định và không quan tâm đến điều gì khác cả.

Hỏi: Thưa Thầy, vào những ngày bị ốm thì rất khó ngồi thiền, khi đó phải làm thế nào ạ?

Đáp: Tư thế thiền không quan trọng. Thiền chỉ là xây dựng định lực cho tâm thức. Ở mỗi giai đoạn sẽ có trải nghiệm khác. Mục tiêu của Thầy là toàn bộ học viên đạt được giai đoạn thứ nhất nên cố gắng để đạt được trạng thái tâm thứ 1.

Hỏi: Thưa Thầy, trong thời thiền, để giữ hình ảnh của đối tượng con luôn nhắc tâm nhớ về từng nét của đối tượng được không ạ?

Đáp: Chưa đạt được trạng thái tâm thứ 3 thì không cần làm rõ hay làm sắc nét, hoặc từng chi tiết của đối tượng, chỉ cần nghỉ đến hình dạng Đức Phật. nếu cố làm rõ nét hoặc chi tiết đối tượng thiền thì sẽ khó đạt được trạng thái tâm thứ 3

Hỏi: Thưa Thầy, con thiền nhưng không nhìn được bao quát toàn bộ hình ảnh Đức Phật, nếu chú ý đến khuôn mặt thì phần thân sẽ không thấy rõ và ngược lại. Vậy nên tập trung vào gương mặt hay cố gắng nhìn rõ toàn bộ hình ảnh ạ?

Đáp: Từ trạng thái tâm thứ 1 đến trạng thái tâm thứ 3 cần giữ Đức Phật trước mặt mình không cần làm rõ nét. Trong thời thiền nếu có nhiều chướng ngại không tập trung tốt được, hãy ngưng thời thiền và tụng kinh trong vòng 2-3 phút sau đó ngồi thiền trở lại. Trong lúc tụng kinh thì chỉ chú tâm tụng kinh thôi.

Hỏi: Đối tượng tập trung của con là Đức Phật Thích Ca nhưng xuất hiện nhiều hình ảnh khác nhau của Đức Phật mà con đã ghi nhớ, như vậy có phải là trạo cử không ạ?

Đáp: Thấy nhiều hình ảnh Đức Phật khác nhau là trạo cử nên cần ghi nhớ rõ hình ảnh của Đức Phật Thích Ca.

Thầy lưu ý lớp mình: Kỹ thuật phóng to hình ảnh dùng để tăng độ sáng rõ của đối tượng chỉ được áp dụng khi đạt được trạng thái tâm thứ 3. Từ trạng thái tâm thứ 1 đến trạng thái tâm thứ 3 mình không dùng kỹ thuật này, nếu mình dùng quá nhiều sẽ không đạt được trạng thái tâm thứ 3

Hỏi: Khi thành tựu được tịnh chỉ, việc tập trung duy nhất vào 1 chỗ có làm ngưng suy nghĩ của mình không? Thí dụ mình cần học Triết học Phật Giáo để suy nghĩ chuyện này chuyện kia cho linh động thì sẽ mất đi tính linh động vì nó bị dính vào 1 chỗ rồi

Đáp: Khi thành tựu tịnh chỉ, tâm mình muốn tập trung chỗ nào thì sẽ tập trung vào chỗ đó rất dễ dàng cho nên việc dễ tập trung đó sẽ giúp mình học Triết học dễ dàng hơn

Hỏi: Con luôn thấy 1 nửa dọc của đối tượng và con vẫn tập trung vào đối tượng trong 3 phút nhưng không thấy rõ toàn bộ đối tượng, làm sao khắc phục đươc?

Đáp: Nếu chỉ thấy 1 nửa bên trái hay bên phải Phật Thích Ca và duy trì nửa phần đó trong suốt 2 - 3 phút thì vẫn được.

Hỏi: Khi thiền con quán tưởng đến thân khẩu ý của Rinpoche hình ảnh sống động của Rinpoche cầm chùy chuông trong buổi quán đảnh giữa trung tâm ruộng phước cùng Tổ Tsongkhapa và 17 Hiền triết Nalanda, được không ạ?

Đáp: Được

Hỏi: Thưa Thầy, khi con ngồi thiền tâm hay trở về hơi thở và hay nghe âm thanh cùng mùi hương xung quanh. Xin Thầy hương dẫn để con tập trung vào đối tượng.

Đáp: Khi tập trung vào hơi thở mình sẽ không đối diện nên sẽ không biết hôn trầm trạo cử là gì, vì đối tượng hơi thở không có sự rõ ràng. Cố gắng ghi nhớ về đối tượng và không quay về tập trung vào hơi thở nữa. Để thay đổi thói quen cũ cần tạo thói quen mới bằng cách ghi nhớ thật rõ hình ảnh Đức Phật, cố gắng dần dần tập trung vào hình ảnh đó.

Hỏi: Con thiền 15, 20 phút thì có luồng điện từ đỉnh đầu dọc xuống theo xương sống nên cảm thấy sợ, không dám ngồi thiền tiếp

Đáp: Đây là trải nghiệm rất bình thường không có vấn đề gì cả, không cần ngừng thiền. Cảm nhận luồng điện trong cơ thể cũng không sao. Khi thiền cảm thấy rất nóng ở lưng là bình thường.

Hỏi: Khi thiền mức rõ của hình ảnh Đức Phật được hiểu như thế nào?

Đáp: Cố găng ghi nhớ kỹ hình ảnh của Đức Phật, dùng chánh niệm học thuộc hinh ảnh của Đức Phật, lúc quên thì nhìn lại hình ảnh Phật, ghi nhớ, rồi lại thiền tiếp.

Hỏi: Có lần con đang thiền thì đối tượng tự nhiên sáng chói và che mất đối tượng, con phải rất vất vả lấy lại hình ảnh đối tượng nhưng không được nhiều như ban đầu. Con làm vậy có đúng không ạ?

Đáp: Nếu không lấy lại được đối tượng thì có thể ngưng thời thiền và bắt đầu lại thời thiền.

Hỏi: Khi con thiền thỉnh thoảng tưởng tượng ra các khía cạnh khác nhau của đối tượng như hình ảnh chính diện thì con nhìn về góc phải trái và đôi khi đối tượng có thể chuyển động, như vậy có được không ạ?

Đáp: Từ trạng thái tâm thứ 1 đến trạng thái tâm thứ 3 thì dùng được cách này, dù quán tưởng hình ảnh Đức Phật ở góc bên phải hay bên trái hay chính diện đều được.

Hỏi: Thưa Thầy, con thiền nhưng không nhìn được bao quát toàn bộ hình ảnh Đức Phật, nếu chú ý đến gương mặt thì phần thân sẽ không thấy rõ và ngược lại. Vậy con chỉ tập trung vào gương mặt nhưng phải cố gắng để nhìn rõ toàn bộ hình ảnh

Đáp: Chỉ tập trung vào 1 phần của Đức Phật thí dụ gương mặt của Đức Phật cũng được không sao.

Hỏi: Khi thiền về cánh tay phải bắt ấn xúc địa của Đức Phật Thich Ca, hình ảnh cánh tay bị run lắc thì làm sao con khắc phục?

Đáp: Khi tập trung vào hình ảnh Đức Phật thậm chí khi thấy Đức Phật cử động tay chân, điều đó không sao cả.

Hỏi: Cho con hỏi có thiền về chủng tự OM được không ạ

Đáp: Hãy tập trung thiền về hình ảnh Đức Phật, khi gặp các chướng ngại như hôn trầm trạo cử, lúc đó mình sẽ hiểu cần làm gì để khắc phục hôn trầm trạo cử. Chữ OM không đủ để nhìn thấy chướng ngại nên kỷ năng khắc phục chướng ngại sẽ không nhiều.

Hỏi: Ba phút đầu con thấy rất rõ, sau đó mờ dần không tưởng tượng được rõ nhưng suy nghĩ thì vẫn rất rõ ạ

Đáp: Nếu ba phút đầu thấy rất rõ tức là mình đạt được giai đoạn thứ 3. Thầy chờ báo cáo về mức độ thiền định của lớp sau đó sẽ có hướng dẫn tiếp.

Hỏi: Thưa Thầy, khi con mất hoặc mờ đối tượng, con nhìn vào hình ảnh Đức Phật sau đó tiếp tục thiền, như vậy đúng hay sai?

Đáp: Cái này được

Hỏi: Tại sao thiền về hình ảnh Đức Phật Thích ca màu vàng kim như mấy năm trước Thầy đưa thì dễ thấy rõ và lâu hơn hình ảnh Phật màu nâu áo vàng cam mà Thầy đưa gần đây nói là tượng đặc biệt, vậy con nên thiền theo hình trước hay hình sau?

Đáp: Chọn bức hình nào dễ tập trung hơn. Hình pho tượng hôm trước Thầy gửi thì pho tượng Phật hiện đang ở với Thầy ở Nam Ấn