08-06-2024
Bánh xe vũ khí 2023
Download MP3

Tóm tắt bài giảng - Kệ 22 - 26

22. Dù làm thế nào thầy vẫn không hoan hỷ,

Đối với thắng pháp từng hai mặt dối lừa,

Vũ khí ác nghiệp như thế quay về ta,

Nên nay giảm thiểu hai mặt đối với pháp.

Dù cố gắng nhưng đôi lúc không thể làm mọi người vui lòng được vui do trong quá khứ đã từng làm việc ác, làm tổn thương đến người khác.

Hai điều quan trọng với người thực hành luyện tâm:

1/ Thực hành thiền để kiểm soát, giảm thiểu suy nghĩ tiêu cực/phiền não.

2/ Thực hành luyện tâm để tăng trưởng những suy nghĩ tích cực trong tâm.

Dù không có suy nghĩ tiêu cực nhưng tâm cũng không thấy vui. Muốn vui thì trong tâm phải có hạt giống suy nghĩ tích cực. Để có được suy nghĩ tích cực cần thực hành luyện tâm. Trong đoạn này, dù đã dùng nhiều phương cách nhưng cũng không làm người khác vui được nên ta thấy buồn và thất vọng. Do đó cần luyện tâm để hết phiền não và cảm thấy vui, hạnh phúc, an lạc trở lại.

Xã hội càng tiến bộ, con người càng nhiều căng thẳng, áp lực, suy nghĩ tiêu cực nhiều, từ đó tâm buồn chán, suy sụp từ rất trẻ. Luyện tâm giúp ta gieo những suy nghĩ tích cực, luôn có thái độ sống tích cực, an lạc, từ đó tâm giảm bớt phiền não.

Thiền nhiều nhưng cũng không giúp tâm được vui, an lạc hơn thì dần dần phương pháp thiền đó trở nên không tác dụng, bị lờn với các pháp thực hành.

Lúc đầu thiền có thể giúp ta điềm tĩnh nhưng càng về lâu nếu không có phương pháp luyện tâm kết hợp và kiểm soát, khống chế phương pháp thiền sẽ dễ khiến ta càng bị căng thẳng, lo âu nhiều hơn. Theo nghiên cứu, 25% người thực hành thiền chánh niệm (ở các nước phương Tây) sau 1 thời gian có triệu chứng lo âu, căng thẳng hơn, thậm chí hoảng loạn khi thực hành ngày càng nhiều phương pháp. Phương pháp tiếp cận thiền và học Phật pháp của người phương Đông và phương Tây rất khác nhau. Khi biết nhiều kỹ thuật thiền sẽ giúp khống chế nhiều suy nghĩ tiêu cực và đẩy lùi phiền não. Nếu chỉ áp dụng những kỹ thuật đó thì càng thực hành thiền, mà không luyện tâm để gieo trồng nhiều hạt giống tích cực thì tâm cũng không được vui và an lạc, mà ngày càng dễ căng thẳng, áp lực nhiều hơn. Vấn đề này không mới, nó đã từng xảy ra thời xa xưa, đối với nhiều hành giả thực hành Phật pháp. Đó là lí do vì sao dòng truyền thừa Tổ Tsongkhapa giới thiệu các phương pháp thiền, bên cạnh đó cũng khuyến khích các hành giả thực hành luyện tâm. Nhưng phần luyện tâm lại không được lan truyền rộng rãi như phần thiền. Đây là vấn đề mới xuất hiện ở xã hội hiện nay nhưng rất cũ từ xa xưa. Nên thầy hướng dẫn lớp sau khi học Lamrim sẽ học luyện tâm để có đầy đủ tất cả mọi phương pháp trong tổng thể thực hành.

Ta cần luyện tâm kết hợp với các phương pháp thiền khác thì mới đủ bộ thực hành pháp.

Trong 7 điểm luyện tâm, 3 điều gì là quan trọng nhất, hay nhất đối với Thầy?

1/ Luôn giữ an lạc nội tâm.

2/ Bỏ tất cả mọi kỳ vọng vào kết quả.

Điều thứ 3, Thầy cho các học trò đoán (2 cơ hội đoán/ người), nếu đoán trúng sẽ được thưởng lớn.

23. Có khi người khác điều gì cũng cãi lời,

Do từng khinh khi, chẳng thẹn chẳng xấu hổ

Vũ khí ác nghiệp như thế quay về ta,

Nên nay tiết chế cố gắng không ngang ngược.

Khi người khác không nghe ý kiến đóng góp, luôn cãi lại đi ngược ý của ta vì trước đây ta từng tạo ác nghiệp làm tổn thương người khác nhưng không thấy hổ thẹn với điều đã làm. Đôi lúc nói chuyện, ta đưa ra ý kiến nhưng họ cãi lại theo cách gây tổn thương ta. Khi bị tổn thương như thế hãy nghĩ rằng đây là kết quả xấu nhận lãnh do trước đây ta đã từng làm xấu với người khác nhưng chẳng hề hổ thẹn hay xấu hổ. Đừng nổi giận cãi lại, hãy nghĩ về nhân quả, nhờ đó giúp tịnh hoá ác nghiệp xấu đã tạo. Hãy hoan hỉ vì điều này.

Khi luyện tâm, ngoài việc áp dụng kỹ thuật thiền để kiểm soát phiền não, cần dùng nhiều phương cách luyện tâm để tâm có nhiều an lạc và suy nghĩ tích cực hơn. “Luôn chỉ góp an lạc nội tâm” là mục đích thực hành luyện tâm, để tâm luôn có nhiều an lạc và hạnh phúc.

Ở các truyền thừa khác hay nói cái gì cũng khổ, đời là bể khổ, kiếp này là khổ, kiếp kia là khổ… kể khổ rất nhiều. Thực hành Phật pháp mà lúc nào cũng nghĩ đến khổ thì quá căng thẳng.

Thầy muốn học trò xem lại các pháp hành Bảy điểm luyện tâm.

24. Bạn bè thân thích vừa họp liền chẳng ưa,

Là vì cư xử với tính cách xấu xa

Vũ khí ác nghiệp như thế quay về ta,

Nay đối với ai cũng bằng nhân cách tốt.

Khi kết bạn với người xung quanh nhưng họ không ưa và xa lánh, là do trước đó ta cư xử không tốt với người. Hãy thiền về khía cạnh nhân quả đó và nghĩ rằng hoàn cảnh xấu mà ta đang chịu đựng giúp tịnh hoá những ác nghiệp của ta. Do trước đây ta cư xử với bạn bè với động cơ xấu, tâm không chân thật nên bây giờ hãy thay đổi, đối đãi với người khác bằng tâm tốt để thay đổi động cơ xấu trong tâm.

25. Khi người thân thuộc trở mặt ra kẻ thù,

Vì đã góp vào những tâm tư xấu xa

Vũ khí ác nghiệp như thế quay về ta,

Nên nay liên tục giảm thiểu chuyện bịp lừa.

Khi gặp bạn và trở nên thân thuộc nhưng cuối cùng lại trở mặt ghét nhau, thành kẻ thù của nhau. Do đã từng dùng tâm tư xấu xa, không chính chắn và đúng đắn đối xử với bạn bè và người thân. Nên từ nay quyết tâm thay đổi, giảm thiểu động cơ, tâm tư xấu xa đó và cố gắng luôn đối xử với người thân, bạn bè bằng tâm tốt.

Có một câu nói rất hay “ Người ủng hộ ta hoá ra lại là một người xa lạ với ta. Ghét ta nhất hoá ra là một trong những người bạn ta.”

Trong cuộc sống, không phải lúc nào người khác cũng đồng lòng với mình 100%. Chuyện này rất thường xảy ra. Ta nói ra ý gì thì cũng bị phản bác lại.

26. Khi gặp chướng ngoại, bệnh u sưng phù nề,

Vì vô kỷ luật, phóng túng của cúng dường

Vũ khí ác nghiệp như thế quay về ta,

Nên nay từ bỏ chiếm đoạt của cúng dường.

Cho đến giờ các bệnh về khối u không chữa trị được. Khi bệnh, ai cũng buồn và tâm trạng tụt dốc rất nhiều. Lí do tại sao bây giờ ta gặp chướng ngại, bị mắc bệnh vì trước đây làm những hành động vô kỷ luật, không có nguyên tắc: lấy cắp những thứ không phải của ta, người ta không cho nhưng vẫn lấy. Cho nên bây giờ phải nhận lấy những thứ ta không muốn.

Bệnh tim mạch là căn bệnh dễ gây chết người nhất, liên quan nhiều đến áp lực, căng thẳng tinh thần. Nếu không biết luyện tâm sẽ dễ dẫn đến lo âu, căng thẳng và áp lực.

Khi mắc bệnh trên thân, thay vì buồn rầu hãy nghĩ rằng do trước đây đã phạm nhiều ác nghiệp nên nay phải chịu đựng hậu quả xấu. Việc chịu đựng sẽ giúp tịnh hoá ác nghiệp xấu. Nên hãy cố gắng hoan hỉ và lạc quan, tâm có nhiều chuyển biến an lạc thì tốt hơn là buồn rầu.

Nếu người khác bệnh thì đừng nghĩ rằng vì hồi xưa họ làm điều xấu nên bây giờ phải chịu như vậy. Hãy cầu nguyện với ngài Quan Âm để gia trì cho người đó mau thoát khỏi bệnh tật. Điều này giúp họ mau tịnh hoá và thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn.

Hai cách thực hành khác nhau khi nghĩ về bệnh của ta và bệnh của người. Hãy nghĩ ta đang trải qua quá trình tịnh hoá ác nghiệp, giữ tinh thần lạc quan, đi khám bệnh, dùng những phương pháp phù hợp để chữa bệnh và cầu nguyện. Nghĩ như thế để giữ tinh thần lạc quan, khi đó hệ miễn dịch sẽ tốt, khả năng chống chọi bệnh tật cao và khỏi bệnh nhiều hơn. Gốc rễ của các bệnh trên thân đều do hệ miễn dịch. Nếu hệ miễn dịch yếu thì khả năng chống chọi bệnh tật sẽ thấp.