
Nói chung, chúng ta loài người hay bất cứ chúng sanh hữu tình nào cũng đều muốn được hạnh phúc và không muốn đau khổ. Tất cả đều giống như nhau. Bất cứ chúng sanh nào cũng muốn có hạnh phúc và không muốn đau khổ. Bất luận con người hay thú vật cũng không có sự khác biệt, đều truy cầu hạnh phúc và xa lánh đau khổ. Cho nên, có vô số phương pháp để đạt được mục đích hạnh phúc trên thế gian này.
Nói chung, thì con người nghĩ gì? Hầu hết đều nghĩ rằng sự hạnh phúc, hỷ lạc và bình an trong nội tâm đến từ bên ngoài và do đó càng có nhiều vật chất của cải bên ngoài bao nhiêu thì càng được nhiều hạnh phúc và bình an trong nội tâm bấy nhiêu. Tuy nhiên, chắc chắn là nếu suy nghĩ và phân tích tận tường thì khi mà càng có nhiều vật chất bên ngoài bao nhiêu thì càng có nhiều hạnh phúc trong nội tâm bấy nhiêu, phải không? Điều này rất khó trả lời. Càng có nhiều vật chất bên ngoài nhưng không thể nào làm gia tăng sự hạnh phúc trong nội tâm. Điều này cho thấy gì? Hiển nhiên cho thấy bởi vì vật chất bên ngoài không thể đem đến hạnh phúc trong nội tâm cho nên cần có phương pháp khác. Lý do thứ hai, nếu mà xem xét coi con người có hạnh phúc hay không thì tất cả những người mà sau khi đạt được của cải vật chất có được hạnh phúc trong nội tâm không? Có lẽ không! Tâm hạnh phúc, tâm thảnh thơi chủ yếu là tùy vào đường lối tư duy. Tâm hạnh phúc, cuộc sống an vui chủ yếu là do đường lối tư duy, chủ yếu là tùy thuộc vào trạng huống tư tưởng. Nếu mà chúng ta có thể cải tiến đường lối tư duy thì sẽ có được hạnh phúc trong nội tâm và gia tăng hạnh phúc trong gia đình. Gia đình được hạnh phúc an vui có sự liên hệ mật thiết với sự hạnh phúc của cá nhân. Gia đình hòa thuận, ấm êm không phải có được từ vật chất bên ngoài. Hạnh phúc gia đình và cá nhân quan trọng nhất là tùy thuộc vào đường lối tư duy của con người, một tâm thái hiền lương, tốt đẹp.
Cải tiến trạng huống tư tưởng của con người là điều tối quan trọng. Thí dụ, lịch sử cho thấy nhiều người giàu có, đầy ắp của cải, sống trên nhung lụa nhưng hoàn toàn không có hạnh phúc. Nếu chúng ta nêu ra câu hỏi ai là người giàu nhất trên thế giới thì lập tức sẽ có người trả lời được. Nếu hỏi ai là người giàu nhất trong quốc gia đó thì lập tức sẽ có người có thể trả lời được. Tuy nhiên, nếu hỏi ai là người hạnh phúc nhất trên thế gian này thì khó mà trả lời được. Khó mà lấy ngón tay chỉ ra ai là người hạnh phúc nhất trong quốc gia đó. Điều này hiển nhiên cho thấy của cải vật chất bên ngoài có tạo hạnh phúc trong nội tâm hay không? Chắc chắn là không. Nếu mà của cải vật chất bên ngoài có thể tạo được hạnh phúc trong nội tâm thì dĩ nhiên chúng ta có thể chỉ ra người nào hạnh phúc nhất trên thế gian này. Nhưng không thể có. Bởi vì là điều bất khả dĩ cho nên hạnh phúc trong nội tâm và vật chất bên ngoài hiển nhiên không hề có mối tương quan. Có lẽ người hạnh phúc nhất thế gian không phải là người có nhiều của cải. Là điều khả dĩ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự hiểu biết đường lối tư duy hay là không. Có của cải vật chất nhưng không hiểu được đường lối tư duy thì có gian nan. Không có của cải nhưng hoàn toàn hiểu được đường lối tư duy thì sẽ có hạnh phúc. Đức Phật dạy rằng tất cả do tâm. Hạnh phúc và đau khổ đều do tâm. Do đó làm sao chuyển hóa tâm thức? Làm sao tái tạo hình thái của tâm? Có rất nhiều huấn thị chỉ ra phương cách cải thiện tâm thức. Tại sao phải cần những huấn thị đó? Vì chúng ta cần trở nên người lương thiện, người hạnh phúc. Nói chung, hiểu được ý nghĩa của cuộc sống chúng ta thì đó là điều quan trọng. Nếu cá nhân đó không hiểu được ý nghĩa của cuộc sống thì sẽ lầm đường lạc lối, đưa vào ngõ cụt, không lối ra. Nói chung thì chúng ta luôn có nghi vấn về ý nghĩa của cuộc sống là gì? Tinh hoa của cuộc đời con người là gì? Do đó tôi luôn trả lời rằng tinh hoa của cuộc đời đó là sự hạnh phúc. Bất luận là con người có thể sống được 100 tuổi, hay 40 hay 50 tuổi đi nữa thì cũng phải có lúc muốn tâm thái được thảnh thơi, bình an. Đó là ý nghĩa của cuộc sống. Một người nỗ lực làm việc tạo nhiều của cải nhưng nếu không có một ngày tâm thái được thảnh thơi và an vui thì người đó thật sự không có đạt được tinh hoa của cuộc sống. Trong khi đó, một người không tìm cách phấn đấu, tích tạo nhiều của cải và lúc nào cũng sống một cách an lạc, thì người đó thực sự thọ hưởng trọn vẹn ý nghĩa của cuộc sống.
Muốn có một tâm thức an lạc thì cần phải có tâm thuần lương và chân thật. Muốn có được tâm thuần lương thì cần phải thọ được huấn thị về tâm. Ngày nào mà chưa có thọ được huấn thị về tâm thì khó mà có được một người có tâm hiền lương. Khi nói đến một người có tâm lương thiện thì khi mà vật chất càng tiến bộ, nền giáo dục càng tiến bộ và đạo đức con người càng suy sụp, thì ở bất cứ nơi nào trên thế gian này đi nữa thì càng gặp nhiều gian nan và đau khổ. Khi mà càng có nhiều người mang tâm lương thiện thì đau khổ trên thế gian này càng ít đi. Vậy thì người lương thiện có được từ đâu? Chủ yếu là cần phải có huấn thị về tâm. Nói chung, trên thế gian những huấn thị về cách điều phục tâm, cách chuyển hóa tâm thức đều giống như nhau. Thí dụ, ở Ấn Độ thì có Đức Phật Thích Ca có ban những huấn thị về cách chuyển hóa tâm thức. Trên thế gian này, những huấn thị về tâm, cải thiện tâm thức, huấn thị về phương cách chính cá nhân cải thiện tâm thức hầu hết cũng giống như lời của Phật dạy. Lời của Đức Phật dạy cách đây 2500 năm: huấn thị về tâm chủ yếu là tái tạo một con người lương thiện, một con người hạnh phúc, đó là phương cách thiện lành.
Do đó trong Phật pháp có nói đến mỗi cá nhân là thầy của chính mình. Cá nhân có thể tự điều phục tâm thức thì sẽ có được hạnh phúc. Tâm là tâm của chúng ta và do đó tự chúng ta phải cải thiện nó. Tuy nhiên việc gì quan trọng nhất? Biết cách chuyển tâm là điều quan trọng nhất. Nếu không biết thì không thể chuyển hóa được tâm. Cần phải làm gì đối với việc mỗi cá nhân tự chuyển hóa tâm thức? Cần phải có huấn thị về tâm. Đây là điều quan trọng. Chúng ta phải quan tâm lưu ý đến những yếu tố cơ bản của tâm, y theo lời dạy của Đức Phật: Nếu như những gì tôi nói có hữu ích cho bạn thì bạn hãy lưu ý. Nếu như không hữu ích cho bạn thì bạn hãy quên đi. Phật đã thuyết rằng: “Tỳ Kheo và các trí giả, hãy quán chiếu những lời ta nói như thử vàng bằng cách chà và đốt, đừng vội nghe lời ta vì kính nể ta. Nếu có lợi thì hãy tu hành, bằng không thì hãy quên đi”. Do đó chúng ta hãy lưu ý, quán sát, phân tích lời Phật dạy. Nếu quả như có lợi cho ta thì hãy lấy đó mà tu hành, nếu không thì vứt đi. Nếu quả như huấn thị có thể giúp ta đạt được sự hạnh phúc trong nội tâm, giúp ta trở thành người tốt thì hãy nắm giữ và tu hành. Nếu không thì không cần phải quan tâm đến.
* Đệ tử Pháp Đăng kính dịch qua hệ thống Skype
San Jose, California, Hoa Kỳ ngày 5 tháng 10 năm 2010
@2011 đệ tử Hỷ Lạc hiệu đính lần thứ nhất
Nguyện cho các Bậc Thầy kính yêu phúc thọ an khang,
Nguyện cho cơn mưa to Mật pháp tối thượng thấm nhuần khắp mọi nơi,
Nguyện cho mật nhủ Kim Cang Thừa xuôi dòng Cửu Long đến tận quê hương tôi,
Nguyện cho giáo pháp diệu thâm của Đức Thích Ca chiếu sáng đời đời.