18-01-2015
Quan Âm Pháp
Download MP3

Bài giảng CHÁNH THỰC HÀNH.

     6. Cúng Dường Đặc Biệt.

     7. Tán Thán.

Vấn đáp qua Skype với Khangser Rinpoche.

Quan Âm Pháp (2015) - Tuần 9

18-01-2015

Bài giảng CHÁNH THỰC HÀNH.

6. Cúng Dường Đặc Biệt.

7. Tán Thán.

Vấn đáp qua Skype với Khangser Rinpoche.

Hôm trước nói về ấn cúng dường satta

Phần còn lại là…

Đến VN sẽ hướng dẫn dễ hơn.

Phần 6 – cúng dường đặc biệt

“Si…

…chân thành tựu“

Nói về cách cdđb. Nói về đại lạc tuyệt diệu – có 3 thứ thuốc-bánh lễ torma-rata

Những viên thuốc gia trì mà mình đặt vào phẩm vật cúng dường và dùng để dâng cúng

Phải nghĩ rằng những phần cúng dường này được làm từ những hương liệu rất đặc biệt; với những nguyên liệu đặc biệt mà chúng ta làm nên 3 phần cúng dường này để dâng cúng trong phần cúng dường đặc biệt.

Khi nói về rata thì có một số điều gây lúng túng, trong tiếng sankrit thì nó là máu và chúng ta thấy trong hình vẽ của các vị bổn tôn Kim Cang Thừa thì các vị hay cầm chén chứa đầy máu thì với những hình ảnh này chúng ta thường bị hoang mang và lúng túng nếu chúng ta không hiểu rõ về kim cang thừa.

Chén máu đó có màu đỏ và màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh và sự điều khiển thống trị trên những phiền não và bám chấp của mình. Đó là biểu tượng của máu ở trong kim cang thừa.

Về mặt thực tế khi ta suy nghĩ về bản chất thì đó không phải là máu.

Trong một số hình vẽ, các bạn thấy các vị bổn tôn cưỡi hổ nhưng thực tế thì không thể cưỡi con hổ 24 tiếng trong 1 ngày bởi vì chúng sẽ không chịu nổi và sẽ chạy đi do đó hình tượng là như vậy mà thôi chứ không phải thực tế.

Rất dễ hiểu lầm về kim cang thừa vì

1/ say mê vì hình ảnh bên ngoài

2/ gặp Thầy hướng dẫn sai lầm khiến đi sai chánh pháp

Mọi người nghĩ nhận quán đảnh và lấy những hình ảnh tranh tượng bổn tôn dữ tợn và thực hành pháp đó, trì tụng vài câu chú thì là KCT thì đó là hiểu sai, thực hành không đúng về KCT.

Điểm cốt tủy trong KCT là sử dụng năng lượng và khí vi tế trong cơ thể để điều khiển, chủ động, kiểm soát và nhờ đó phát triển phát TBĐ vận dụng điều đó để chứng ngộ TK.

Khi các vị bổ tôn cầm chén máu thì đó là tượng trưng cho việc vượt qua và kiểm soát dc mọi sự bám chấp của bản thân. Mình có thể mang những thứ bám chấp để cho người khác và cúng dường. Chấp ngã vào bản thân là chấp ngã lớn nhất.

Phải phân biệt yêu thương và bám chấp là 2 điều khác nhau. 1 tốt 1 không tốt. Khi mình quá bám chấp thì mình chỉ nghĩ cho bản thân nhiều hơn mức cần thiết, ko nghĩ cho điều khác. Do đó cúng dường máu đỏ nghĩa là chặt đứt chấp ngã – máu nghĩ là dùng năng lực để phá tan chấp ngã. Ví dụ,

Có 1 người hay nói về Dakini. Chúng ta phải biết ngoại đạo cũng có Dakini. Ông ta là 1 phật tử nhưng pháp thực hành của ông ta lại là Dakini ngoại đạo do đó ông ta thực hành sai và bị hoang mang vì không hiểu rõ và phân biệt rõ.

Do đó việc cúng dường máu đỏ là để chặt đứt sự chấp ngã – điều duy nhất có thể làm là cắt đứt sự chấp ngã.

Phần kinh tiếp theo

“Kính dâng…thành tựu” nghĩ Đức QA hoan hỉ với điều đó và ban cho mình những thành tựu chân thật.

“đại lạc” – hoan hỉ lớn lao, cần hiểu ý nghĩa là như thế nào. Trong thiền chỉ có những trạng thái tâm cao nhất là thứ 9, khi trụ trong đó thì gọi là trạng thái hỉ lạc. Khi chúng ta thực hành và buồn ngủ và thư giãn thì đó không phải hỉ lạc mà là ngủ gục. khi thực hành thiền chị và thành tựu thì ở trạng thái đó ta có thể tập trung chuyên nhất vào một đối tượng thì niềm vui rất lớn – có thể trải nghiệm trạng thái khinh an (nhẹ nhàng) của cơ thể.

Điểm thứ 2 theo quan điệm của mật điển thì trạng thái đó là 1 loại thứ 2 khi ta điều khiển dc năng lượng trong cơ thể thì 1 người ở trạng thái chết sẽ trải qua được trạng thái hỉ lạc này. Khi 1 người ở trong trạng thái chết trong tiến trình chết của 1 người bình thường; tuy cơ thể mất hết cảm giác nhưng còn hơi ấm nhưng năng lượng vẫn chạy trong cơ thể thì người đó vẫn cảm nhận dc trạng thái này.

ở trong pháp thực hành của mật điển thì nếu khống chế và sử dụng được năng trong cơ thể thì đó cũng là trạng thái hỉ lạc. Khi mình kích hoạt và điều phục dc năng lượng cơ thể thì tâm thức đã trở nên hết sức vi tế thì có thể dùng để chứng ngộ tánh không.

Trong ngành tâm lý thì chia nhận thức ra nhiều loại và các loại đó gần như nhau. Phật giáo thì chia rat t thô và tt vi tế. Mật điển thì nói về khí vi tế. Các pháp thực hành của KCT.

Khi mình có thể vận dụng dc NN trong CT sẽ phát sinh nguồn hỉ lạc lớn kích hoạt tâm vi tế chứng ngộ tk.

Câu cuối – dâng lễ vật xong rồi mới thỉnh cầu đức QA ban cho mình.