19-04-2015
Quan Âm Pháp
Download MP3

Bài giảng CHÁNH THỰC HÀNH.

8. Trì Tụng.

Quan Âm Pháp – Phần chánh thực hành 8

Hôm nay tôi tiếp tục giảng kinh Quan Âm, cuối buổi chúng ta sẽ cùng nhau cầu nguyện đức Quan Âm và đọc câu thần chú của Tara vì phần cầu nguyện Phật Tara là một phần của bản kinh Quan Âm này. Tara là một hiện thân của đức Quan Thế Âm. Khi chúng ta mong muốn mọi việc diễn ra thành công, tốt đẹp thì chúng ta có thể cầu nguyện Phật Tara. Để cầu nguyện cho Phật sự của Dipkar trong tương lai sẽ diễn ra tốt đẹp thì cuối buổi học hôm nay chúng ta sẽ đọc câu thần chú của đức Phật Tara để cầu nguyện.

Phật Tara là vị thầy của Tổ Atisha. Phật Tara đã linh ứng báo trước với tổ Atisha rằng khi đến Tây Tạng ông sẽ gặp được một đệ tử và truyền lại giáo pháp cho người đệ tử này. Vì một người đệ tử mà tổ Atisha đi bộ mấy ngàn dặm từ Ấn Độ để đến Tây Tạng. Đây là điều rất lạ lùng ghi lại trong lịch sử.

Sau khi đến Tây Tạng, Tổ Atisha cũng mất một thời gian mới gặp được đệ tử tên Dromtonpa. Đức Phật Tara cũng có linh ứng báo cho tổ Atisha làm thế nào để gặp Dromtonpa.

Nhiều năm trước, trong lần đầu tiên tôi rời tu viện đi giảng ở bên ngoài tôi có gặp một cậu sinh viên rất thích đạo Phật và mời tôi đến giảng ở trường đại học. Lúc cậu sinh viên đến mời tôi giảng thì tôi, mẹ tôi và cậu sinh viên đã có cuộc nói chuyện suốt 3 giờ. Tôi vẫn còn nhớ rõ cuộc nói chuyện đó. Cậu ấy là người đệ tử đầu tiên sau khi tôi rời tu viện để đi giảng ở bên ngoài. Khi giảng xong, tôi cũng không biết rằng sau này những bài giảng bên ngoài của tôi được hàng ngàn người người biết đến và nghe giảng. Tất cả chỉ bắt đầu từ một người.

Giống như vậy, những người yêu cầu tôi giảng đầu tiên ở Đài Loan, Mông Cổ cũng chỉ có 2 đến 3 người. Câu chuyện bắt đầu như thế. Những người học trò yêu cầu tôi giảng ban đầu rất ít. Khi có người yêu cầu tôi giảng về Phật Pháp thì tôi lại nhớ đến câu chuyện của ngài Atisha. Có nhiều lý do để tổ Atisha đến Tây Tạng, trong đó có một lý do là đến đó để gặp một đệ tử. Động lực cho chuyến đi của tổ Atisha là do Phật Tara đã linh ứng báo trước. Ngài Tara đã khuyên tổ Atisha đến Tây Tạng thuyết pháp và có thể gặp được người đệ tử.

Cha tôi thường kể cho tôi câu chuyện về ngài Milarepa. Ngài Milarepa trải qua hầu hết thời gian trong cuộc đời ở vùng hẻo lánh xa xôi thuộc miền bắc Tây Tạng. Vùng đó có có ngôi làng mà cha tôi sinh ra, nhưng ngài Milarepa chưa bao giờ đến ngôi làng mà cha tôi sinh ra. Có câu chuyện kể rằng lần đầu tiên tổ Milarepa đến ngôi làng thì thấy một người đang giết con cá. Ngài đã cố gắng thuyết phục người kia đừng giết cá nhưng họ không nghe theo. Vì vậy, Ngài cho rằng nơi đây không có cơ duyên thể tiếp nhận giáo pháp và bỏ đi. Sau đó một người ở ngôi làng đó đã khiến cho ngài Milarepa quay lại. Nếu mọi người xem sách về ngài Milarepa sẽ thấy có câu chuyện này.

Bây giờ tôi xin quay lại giảng về kinh Quan Âm. Hôm trước tôi đã giảng xong phần 7 là Tán thán. Bây giờ đến phần 8 là phần Trì tụng.

Trong kinh Quan Âm, phần 8 là Trì tụng. Chúng ta cần biết một điều là khi thực hành các vị Bổn tôn cần phải hết sức cẩn thận. Tất cả các thực hành Pháp của chúng ta giống như một phương thuốc chữa bệnh. Nói chung, trong cuộc sống mọi công việc mình làm nên được thực hiện đúng đắn và chính xác. Vì mọi việc mình làm có liên quan đến thời gian mà mình có. Cách mình thực hành Pháp như thế nào thì mọi người cũng đã biết phần nào qua nội dung của quyển “Giải thoát trong lòng bàn tay”. Quyển “Giải thoát trong lòng bàn tay” đều trích dẫn những kinh điển do chính đức Phật thuyết giảng. Khi nói về trang phục của tăng đoàn thì có thể khác nhau để phân biệt các truyền thống khác nhau. Nhưng khi nói về Pháp là nói về những lời đức Phật dạy. Nội dung trong quyển “Giải pháp trong lòng bàn tay” được các vị thuộc Nalanda thuyết giải dựa trên những lời dạy của đức Phật. Do đó nội dung trong quyển “Giải thoát trong lòng bàn tay” là những chỉ dẫn nền tảng sơ khởi cho việc thực hành Pháp. Trên nền tảng đó mình mới thực hành các vị bổn tôn.

Để thực hành Bổn tôn thì phải nhận quán đảnh có nghĩa là mình đã nhận Bồ Tát giới và Mật giới. Chúng ta cần nắm rõ những giới nguyện này để không sai phạm. Bồ tát giới bao gồm 18 giới chính. Mật giới thì có 14 giới. Những người thực hành Pháp một cách nghiêm túc cần hiểu và cẩn thận với những giới nguyện này. Những người rảnh rỗi muốn thực hành Pháp để giết thời gian thì cũng tốt thôi. Tôi đã hướng dẫn 14 mật giới và 18 Bồ Tát giới và bài giảng lưu trữ trên trang web của Dipkar. Mọi người có thể nghe, đọc lại.

Phật pháp cần phải được thực hành. Vì vậy, tôi thường nói rằng mình chỉ có thể cảm nhận sự thay đổi khi thực sự thực hành Pháp.

Phần 8 trong kinh Quan Âm hướng dẫn cách trì tụng mật chú như thế nào.

Chúng ta quán tưởng mình chính là đức Quan Âm. Nơi tim của mình có đĩa mặt trăng chồng lên đĩa mặt trời. Phía trên của đĩa mặt trăng là chủng tự HRIH Icon<br /> <br /> Description automatically generated màu trắng linh động. Tâm ở đây là trung tâm cơ thể. Trung tâm cơ thể có 1 luân xa quan trọng. Khi một người chết đi thì năng lượng, thần thức sẽ dồn về luân xa ở trung tâm cơ thể rồi sau đó mới tiếp tục biến đổi. Khi một người mới chết vài phút thì các bộ phận khác của cơ thể đã mất nhiệt, nhưng nếu mình chạm vào phần trung tâm cơ thể thì thấy vẫn còn ấm. Đó là dấu hiệu cho thấy thần thức còn trong cơ thể. Nếu thần thức đã rời cơ thể thì khi chạm vào phần trung tâm cơ thể của người chết sẽ không còn cảm thấy hơi ấm.

Mình quán tưởng ngay trung tâm cơ thể có đĩa mặt trăng chồng lên đĩa mặt trời. phía trên của đĩa mặt trăng là chủng tự HRIH màu trắng. Chuỗi thần chú 7 chữ OM MANI PADME HUM HRIHA picture containing text, clipart<br /> <br /> Description automatically generated quay xung quanh chủng tự HRIH . Đây là đoạn kinh “. Từ chuỗi thần chú thất tự vây nhiễu chung quanh, hào quang phóng ra huy động chư Phật và chư Bồ Tát…” Chúng ta tiếp tục quán tưởng từ chủng tự HRIH và chuỗi thần chú 7 chữ, hào quang phóng ra thấm vào tất cả chúng sinh. Hào quang này mang sự gia trì, năng lượng của đức Quan Thế Âm, của tất cả chư Phật, Bồ tát. Khi hào quang thâm nhập vào chúng sinh thì sẽ làm tan biến mọi chướng ngại, đau khổ, tịnh hóa mọi ác nghiệp của tất cả chúng sinh. Sau đó mình quán tưởng ánh thu về hòa tan vào mình. Khi đó mình quán tưởng đã nhận được sự gia trì của Đức Quan Thế Âm. Mình quán tưởng đã đạt được những thành tựu tối thắng và bình phàm.

Khi quán tưởng câu thần chú xếp thành hình tròn quay quanh chủng tự HRIH như một bánh xe. Nếu ai quán tưởng câu thần chú quay xung quanh chủng tự HRIH mà bị chóng mặt thì chỉ cần thực hành đơn giản quán tưởng không quay cũng được. Chủng tự HRIH cũng có thể quán tưởng theo mẫu tự tiếng Việt.

Khi thực hành mình quán tưởng ánh sáng màu trắng đã chiếu ra ngoài thanh tịnh cho tất cả các chúng sinh. Sau đó thì ánh sáng sẽ quay về và thu vào tâm mình. Nếu mình muốn cầu nguyện cho người thân thì mình quán tưởng ánh sáng chiếu ra thấm vào họ, xua tan mọi chướng ngại đau khổ của những người đó. Sau đó thì ánh sáng sẽ thu lại vào tâm mình. Khi đó mình nhận đầu đủ sự gia trì của Đức Quan Thế Âm.

Cách thực hành này được vị Tổ soạn ra. Vị này đã có linh kiến trực tiếp từ đức Quan Thế Âm và sau đó đã soạn ra bộ thực hành này. Điều đặc biệt là vị Tổ này đã gặp trực tiếp đức Quan Thế Âm như người gặp người và nhận quán đảnh trực tiếp từ đức Quan Thế Âm cũng như được diễn giải về cách thực hành.

Theo truyền thống của dòng Gelug thì kinh điển được truyền từ thầy xuống trò. Truy ngược lên thầy của thầy thì ngưởi Thầy đầu tiên chính là đức Phật Thích Ca. Nhưng theo dòng truyền thửa của bản kinh này thì khác đó là nhận quán đảnh, nhận truyền thừa trực tiếp từ đức Quan Thế Âm. Dòng truyền thừa của bản kinh này là dòng truyền thừa Ningthik. Đây là một nhánh trong dòng truyền thừa cổ mật Nyingma. Dòng truyền thừa Ningthik là dòng truyền thừa trong gia đình của tôi truyền từ ông đến cha tôi rồi truyền cho tôi. Vì vậy tôi thường hay nói Dipkar cũng bản sắc đặc biệt do có sự kết hợp những tinh túy của cả dòng Gelug và dòng Nyingma.

Câu thần chú của đức Quan Thế Âm thông thường có 6 chủng tự thôi. Nhưng trong bản kinh này thì câu thần chú có 7 chữ OM MANI PADME HUM HRIH. Có thêm chủng tự HRIH ở cuối câu. Chủng tự HRIH chủng tự gốc của ngài Mã Đầu Minh Vương được kết hợp trong phương pháp thực hành đức Quan Thế Âm. Đó là do ngài Mã Đầu Minh Vương là một hiện thân hung tợn của đức Quan Thế Âm nên được kết hợp chỗ này. Vì vậy chúng ta đọc câu thần chú là OM MANI PADME HUM HRIH. Khi trì tụng thì phải phát tâm bi mẫn với tất cả chúng sinh.

Nói về câu thần chú OM MANI PADME HUM thì mình cần phải hiểu nghĩa của câu thần chú này. OM là âm thanh được kết hợp từ 3 âm A, U, MA tượng trưng cho thân, khẩu, ý của đức Phật. MANI là châu báu, PADME là hoa sen là biểu hiện cho trí tuệ và từ bi. MANI PADME cũng là tên gọi khác của đức Quan Thế Âm có nghĩa là 1 vị bồ tát cầm hoa sen.

Đức Quan Thế Âm có hạnh nguyện rằng bất cứ chúng sinh nào trong hoàn cảnh khốn cùng mà nhớ nghĩ đến Ngài, gọi tên Ngài, sẽ nhận được sự gia trì, giúp đỡ của Ngài. Khi trì tụng thần chú của đức quan Thế Âm cũng có nghĩa là gọi tên Ngài nên sẽ nhận được sự gia trì của đức Quan Thế Âm.

Tôi nhớ có một vị thiền sư người Nhật đến tu viện Sera để thảo luận về kinh Pháp Hoa. Trong kinh Pháp Hoa ở Nhật có câu thần chú giống OM MANI PADME HUM của đức Quan Thê Âm nhưng bằng tiếng Nhật. Họ cho rằng câu thần chú này tương ứng với năng lượng của đức Phật nên nếu đọc câu thần chú này nhiều lần thì sẽ nhận được sự gia trì của đức Phật đó là quan điểm khi người Nhật dọc câu thần chú của họ.

Theo quan điểm của đạo Phật thì tất cả câu thần chú đều được của các vị Phật ban phước, gia trì. Ví dụ câu thần chú OM MANI PADME HUM được chính đức Quan Thế Âm gia trì. Khi chúng ta đọc câu thần chú đã được gia trì thì sẽ nhận được gia trì từ đức Quan Thế Âm. Do đó âm thanh thần chú không được dịch ra ngôn ngữ khác mà giữ nguyên âm thanh gốc vì âm thanh này đã được gia trì của đức Phật. Âm thanh này từ ngôn ngữ gốc là tiếng Phạn và đã được đức Phật gia trì nên không chuyển thành ngôn ngữ khác.

Khi chúng ta nhập thất để thực hành pháp Quan Âm thì chúng ta sẽ trì tụng 1 triệu lần cho 1 lận nhập thất. Khi thực hành, nếu mình mơ thấy bản thân leo lên đỉnh núi tuyết, hoặc mơ thấy hoa sen trắng hoặc hoa màu trắng thì đã nhận được kết nối và sự gia trì của đức Quan Thế Âm.

Vì trong đạo tràng có một số người mới chưa nhận được khẩu truyền câu thần chú nên hôm nay tôi sẽ truyền khẩu câu thần chú của đức Quan Thế Âm. Mọi người hãy lập lại theo tôi câu thần chú OM MANI PADME HUM HRIH. Sự khác biệt giữa việc nhận khẩu truyền và chưa nhận khẩu truyền là nếu nhận được khẩu truyền thì khi đọc câu thần chú sẽ nhận được sự gia trì nhiều hơn từ đức Phật. Sự truyền khẩu câu thần chú là sự truyền thừa không gián đoạn từ một vị Phật truyền xuống cho đệ tử. Rồi từ đó tiếp tục được truyền xuống.

Sau khi nhận khẩu truyền, chúng ta có thể trì tụng OM MANI PADME HUM HRIH. Trong lúc đọc thần chú chúng ta quán tưởng đức Quan Thế Âm đứng thẳng có bốn tay như hình trong bản Kinh. Đức Quan Thế Âm hiện thân nhiều hình tướng. Hình ảnh đức Quan Thế Âm đứng thẳng có bốn tay là một trong những hiện thân của Ngài.

Bây giờ tôi sẽ đọc câu thần chú, mọi người đọc theo tôi. Tôi cũng truyền khẩu câu thần chú của đức Tara

TARE A YU PUN JNANA TSE TRUM NI ZA SOHA

Bây giờ chúng ta sẽ cùng tụng kinh Quan Âm. Sau đó đọc thần chú. Chúng ta sẽ đọc câu thần chú Tara nhiều hơn. Tara là vị thiên về trường thọ. Chúng ta cầu nguyện cho mọi người được trường thọ, cầu nguyện cho công việc Phật sự của Dipkar và những tình nguyện viên của Dipkar được thuận lợi, vượt qua chướng ngại. Mình cũng có thể cầu nguyện cho bản thân và gia đình mình. Nhưng đừng đưa bản thân lên đầu tiên mà phải cầu nguyện trước tiên cho mọi người, cho gia đình trước rồi mới đến mình. Trong tiếng Anh thì chữ tôi (I) luôn viết hoa. Điều đó làm mọi người hiểu rằng tôi là quan trọng nhất. Tuy nhiên, thực sự không phải như vậy. Hãy cầu nguyện cho mọi người trước, còn bản thân cuối cùng.

Khi nhập thất đức Quan Thế Âm thì không phải chỉ trì chú 1 triệu lần là xong mà mình sẽ tiếp tục như vậy. Điều quan trọng là khi nhập thất thì phải trì chú liên tụng 1 triệu lần trong 1 lần nhập thất ở một địa điểm. Không được gián đoạn.

Bây giờ chúng ta bắt đầu tụng kinh Quan Âm. Mình quán tưởng theo bản Kinh và trì tụng Thần chú như hướng dẫn./.