15-02-2015
Quan Âm Pháp
Download MP3

TUẦN 10 - Bài giảng CHÁNH THỰC HÀNH

7. Tán Thán

Hôm nay thì tôi sẽ giảng ngắn và sau đó có một buổi cầu nguyện.

Bởi vì theo phong tục Tây Tạng thì đến vào dịp cuối năm thì thường cầu nguyện để mong điều tốt lành ạ. Và hôm nay thì tôi sẽ giảng ngắn và sau đó chúng ta sẽ có một buổi cầu nguyện.

Hôm nay tôi sẽ giảng một buổi ngắn bắt đầu từ phần còn đang giảng dang dở ở buổi hôm trước - Trang 20 của bản kinh Quan Âm đó là Tán Thán:

HRIH Từ cung điện của pháp giới xa lìa hí luận,

Sở hữi quyền lực hoàn toàn , thọ hưởng thành tựu tự nhiên,

Đức Quán Thế Âm đại bảo tàng của từ bi vô lượng,

Chí tâm đảnh lễ và tán thán tôn tân Bậc Tự Thoát Khổ.

Phần tán thán này không chỉ là phần tán thán riêng cho Đức Quán Thế Âm mà còn là phần tán tán cho cả Đức Quán Thế Âm và bốn vị hộ pháp ở bốn góc và cả bốn vị thiên nữ ở trên mạn đà la của Ngài Quán Thế Âm. Toàn bộ Mạn Đà La của ngài Quán Thế Âm thì chúng ta có thể thấy là ở phía trung tâm, ở phía giữa đó là Ngài Quán Thế Âm và kế tiếp đó là 4 vị thiên nữ đứng ở xung quanh và đứng ở xung quanh và kế tiếp là bốn vị hộ pháp ở bốn góc và phía trên đỉnh đầu của ngài Quán Thế Âm có Đức Phật A Di Đà, đó là toàn bộ Mạn Đà La của ngài Quán Thế Âm. Và bài cầu nguyện này không chỉ là cầu nguyện đến riêng ngài Quán Thế Âm mà còn cầu nguyện cho cả Ngài Quán Thế Âm, các vị hộ pháp và các vị thiên nữ cùng ở trên Mạn Đà La của ngài Quán Thế Âm.

Và ở đây chúng ta thấy là ở câu thứ tư là một danh hiệu khác của Ngài Quán Thế Âm là Phật Tự Thoát Khổ.

Ở đây ta thấy từ câu đầu tiên là từ cung điện của pháp giới xa lìa hý luận, xa lìa hý luận ở đây có nghĩa là vượt ra khỏi những gì có thể suy nghĩ được. Mạn Đà La là nơi mà chư Phật, Chư Bồ Tát Chư Bổn Tôn cư trú thì nơi đó chúng ta gọi là Mạn Đà La, ở đây chúng ta thấy từ chữ cung điện ở đây là đang nói đến Mạn Đà La, cái chữ cung điện ở đây là đang nói đến Mạn Đà La nơi mà Đức Quán Thế Âm đang cư ngụ. Ở đây ta cần nghĩ đến một câu hỏi là cái cung điện của quán Thế Âm đang cư trú đó thì ai xây nên cái cung điện đó. Nếu mà mình quan sát kỹ thì kiến trúc của các Mạn Đà La đó thì kiến trúc của Mạn Đà La đó thật sự không phải là để xây cho một người có thể sống được.

Có một lần tôi đi đến miền Đông Ấn Độ thì có một ngôi chùa ở đó người ta cố gắng xây dựng một cái ngôi chùa của họ với kiến trúc giống hệt cái kiến trúc của một cái Mạn Đà La và với kiến trúc đó đã tạo ra sự khó khăn cho ngừời sinh sống trong đó và cả những khách đến chùa, những vị khách đến viếng chùa thì cũng rất khó khăn để đi vào đi ra bởi vì theo kiến trúc của Mạn đà la. Thì theo kiến trúc thì Mạn Đà La nào cũng cần được xây dựng trên một cái nền và cái nền đó phải được làm từ cái chùy kim cương – hai cái chuỳ đôi và bắt chéo nhau thì cái nền của mạn đà la lúc nào cũng được làm bằng cái chùy kim cương chéo nhau như vậy. Ở đây thì đức Quán Thế Âm cư trú Mạn Đà La trong cung điện của Ngài thì câu hỏi đặt ra là ai đã xây dựng nên cung điện đó nơi mà Đức Quán Thế Âm đang cư ngụ. Khi mà tâm của mình mà được chuyển hóa thành tâm giác ngộ thì ở cái trạng thái giác ngộ đó, ở cái trạng thái giác độ đó thì cái tâm giác ngộ đó luôn đi kèm theo một cái loại khí vi tế, thì chính cái loại khí vi tế này sẽ chuyển hóa thành cung điện, thành cái mạn đà la nơi mà cái vị đó cư trú thì khi một vị đạt đến giác ngộ thì khí vi tế đi kèm với tâm giác ngộ đó, thì chính cái khí vi tế này sẽ biến hóa thành cung điện, thành cái nơi cư trú.Với một vị khi mà đạt được giác ngộ thì cái tâm của mình sẽ được chuyển hóa thành tâm giác ngộ, và đi kèm với tâm giác ngộ đó có một khí vi tế luôn luôn đi kèm theo tâm giác ngộ đó thì cái khí vi tế đó này sẽ chuyển hóa thành cung điện, thành Mạn Đà La nơi mà vị đó cư trú.

Và khi mà chúng ta nói đến cung điện của ngài Quán Thế Âm chúng ta nói đến Mạn Đà La Quán Thế Âm thì nó không có cái sắc tướng như là chúng ta có thể nhìn thấy, sờ chạm không phải là những cái vật chất mà ta có thể cảm nhận được trong cuộc sống hàng ngày. nó không giống như vậy khi mà một vị đạt được giác ngộ thì thân của vị đó hoặc nơi cư trú của vị đó sẽ được hiện lên với cái dạng là thân ảo, thì thân huyễn ảo ở đây thì giống như lấy ví dụ như là cầu vòng như vậy giống như là một cái thân cầu vòng thật sự nó rất là trong suốt nhưng mà nó có thể có sự trình hiện nhưng mà thật sự nó rất là trong suốt và nó không phải là cái dạng vật chất hay làc cái dạng sắc tướng mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày giống như trong cuộc sống này.

Và ở ba câu kế đó là sở hữu quyền lực hoàn toàn, ở đây chúng ta đang nói đến đức Quán Thế Âm, thì đức Quán Thế Âm ngài sở hữu quyền lực hoàn toàn do sự chứng ngộ của ngài cho nên thọ hưởng thành tựu tự nhiên đó là sự chứng ngộ của Đức Quán Thế Âm. Thì câu kế nữa là Đức Quán Thế Âm ngài là đại bảo tàng, là một kho báu lớn, đại bảo tàng là kho báu lớn của từ bi vô lượng đó là những câu xưng tán ngài Quán Thế Âm. Và câu cuối cùng đó là câu đảnh lễ, đó là chí tâm đảnh lễ và tán thán tôn thân Bậc Tự Thoát Khổ.

Và ở đây chúng ta đang ở phần tán thán và khi mà chúng ta tán thán là để chúng ta gợi nhớ lại tất cả những công hạnh của vị bổn tôn đó, ở đây chúng ta tán thán Ngài Quán Thế Âm là để nhớ lại tất cả những công hạnh và hạnh nguyện của ngài. Nói đến ngài Quán Thế Âm thì ngài là một vị có lòng từ bi rất quảng đại rất là to lớn và một cái đặc điểm thứ 2 của Ngài Quán Thế Âm nữa đó là Ngài Quán Thế Âm đã từng có thệ nguyện, hạnh nguyện đó là bất kỳ chúng sanh nào mà nghe được danh hiệu của ngài sẽ được giải thoát khỏi mọi đau khổ. Đó là hai hạnh nguyện của ngài Quán Thế Âm đó là từ bi và ai đã từng được nghe đến danh hiệu của ngài sẽ được giải thoát khỏi đau khổ.

Và hai câu cuối đó là chúng ta đọc hai câu cuối là để tán thán hai cái hạnh nguyện to lớn này của Ngài Quán Thế Âm.

Câu thứ 3 đó là đức Quán Thế Âm bảo tàng của từ bi vô lượng đó là nó về lòng đại bi của Đức Quán Thế Âm, câu kế đó là chí tâm đảnh lễ tôn tăng phật tử thoát khổ đó là nói về cái hạnh nguyện thứ 2 của ngài Quán Thế Âm, đó là ngài sẽ giải thoát tất cả chúng sinh ra khỏi đau khổ nếu mà chúng sanh đó chỉ cần nghe được danh hiệu của ngài.

Và hôm nay tôi sẽ dừng tại đây và chúng ta sẽ có một buổi cầu nguyện và chúng ta đều sẽ cùng chung cầu nguyện với nhau. Hôm nay chúng ta sẽ cầu nguyện và bằng cách là đọc bản kinh Quan Âm này và khi chúng ta đọc bản kinh này đến phần số sáu là phần Ban Phước ở trang số 8. Đến phần số sáu phần Ban Phước nằm ở số 8 của quyển kinh này thì ở phần này ta cần phải đọc từ từ và chậm rãi vì đây là phần là phần rất quan trọng, ở trong phần này chúng ta nhận được sự gia trì sự ban phước của ngài Quán Thế Âm. và chúng ta đọc hết bản kinh này và đến phần cuối bản kinh này và cuối cùng chúng ta trì tụng câu thần chú.

Và đặc biệt hôm nay chúng ta đọc câu thần chú “OM MANI PAD ME HUM HRIH” một trăm lần . Và sau đó chúng ta đọc câu thần chú “OM MANI PAD ME HUM” hai trăm lần. Và Ngài nói rằng khi mà chúng ta đọc bản kinh Quan Âm này thì chúng ta kèm với lại trì tụng thần chú và mình cầu nguyện rằng sẽ được tiêu trừ tất cả các chướng ngại ở trong dịp năm mới này, khi mà năm mới sang thì mình cầu nguyện để được tiêu trừ chứơng ngại thì năm mới này thì lịch của mình cũng giống như lịch của tây Tạng là năm con dê. Dạ và khi mình cầu nguyện thì mình cầu cho gia đình của mình và đồng thời cũng cầu nguyện cho tất cả mọi chúng sinh. Và bây giờ chúng ta sẽ cùng cầu nguyện chung với nhau.

Khi chúng ta đọc bản kinh này thì mình cầu nguyện tiêu trừ mọi chướng ngại trong cái dịp năm mới tới này tất cả những chướng ngại của bản thân mình, của gia đình mình, của chúng sinh đều được tiêu trừ tất cả. Và mình đọc bản kinh này đến lúc trì tụng thì mình đọc “ OM MANI PAD ME HUM”một trăm lần. Và kế tiếp mình sẽ trì tụng câu thần chú của ngài của vị thiên nữ đó là Diệu Quang Thiên Nữ ở trong bản kinh này nằm trong trang số 26 bởi vị Diệu Quang Thiên Nữ (Diệu quang Thiên Mẫu) là một vị thiên nữ có thể hộ trì cho chúng ta thoát khỏi những tai nạn, phòng trừ tất cả những tai nạn cho nên mình cũng cầu nguyện với Diệu Quang Thiên Nữ. Bởi vì Diệu Quang Thiên Nữ là vị thiên nữ có thể hộ trì cho chúng ta thoát khỏi những tai nạn, những chướng ngại cho nên mình cũng cầu nguyện và trì tụng câu chú của Diệu Quang Thiên Nữ.

Và tôi vừa quên một điều, tôi chúc tất cả mọi người một năm mới vui vẻ hạnh phúc. Tôi nói rằng theo như truyền thống của người Tây Tạng thì đến đúng ngày năm mới thì mới nói chúc mừng năm mới nhưng mà người Hoa thì họ rất là vội vàng bởi vì theo truyền thống của người Trung Quốc thì khoảng từ 1-2 tuần trước thì họ đã nói chúc mừng năm mới rồi cho nên tôi lần này theo như truyền thống của người Trung Quốc gửi lời chúc mừng năm mới rất là sớm đến tất cả chúng ta. Tôi chúc cho tất cả mọi người đều có năm mới hạnh phúc, vui vẻ. Và năm nay có một điểm rất là đặc biệt đó là ngày Tết của Việt Nam, của Tây Tạng, của Trung Quốc trùng khớp với nhau.

Với mục đích là mình cầu nguyện để mình tiêu trừ chướng ngại cho năm mới sắp đến thì chúng ta hôm nay chúng ta sẽ đọc kinh Quan Âm và cầu nguyện với Đức Quán Thế Âm để tiêu trừ chướng ngại cho cho bản thân mình, cho gia đình, và cho tất cả chúng sinh cho nên khi mà đọc kinh đến lúc trì tụng thần chú thì chúng ta nên đọc câu thần chú “OM MA NI PAD ME HUM “ của ngài Quán Thế Âm và sau đó đến câu thần chú của ngài Diệu Quang Thiên Nữ để có thể có được sự gia trì và tiêu trừ chướng ngại.

Và tôi không biết là những ngày TẾT ngày đầu năm mới ở Việt Nam có nhiều việc phải làm không vì trong những dịp năm mới, vì theo như truyền thống Tây Tạng thì những ngài đầu năm mới có rất nhiều điều cần phải chuẩn bị và sửa soạn và rất là phức tạp.

Bởi vì theo phong tục của Tây Tạng thì cái ngày đầu năm mới phải thức dậy rất sớm và sửa soạn chuẩn bị, có rất nhiều việc phải làm phải chuẩn bị vào ngày đầu năm mới, thì mẹ của tôi sinh ở vùng trung tâm của Tây Tạng, ngay trung tâm của vùng Tây Tạng nên mẹ tôi cũng theo phong tục của vùng đó cho nên sửa soạn tất cả mọi thứ cho đầy đủ. Tôi thấy là ở Việt Nam thì cái ngày đầu năm mới không cần phải sửa soạn gì nhiều lắm, chỉ làm vài thứ thôi có vẻ cái Tết của Việt Nam khá là hiện đại nên không có nhiều điều phức tạp để chuẩn bị.

Theo truyền thống của Tây Tạng và đặc biệt là vùng trung tâm của Tây Tạng ở thủ đô Lhasha của Tây Tạng nơi mẹ tôi được sinh ra thì theo cái truyền thống đó thì ngày đầu năm mới trước khi qua dịp năm mới thì trước những ngày đầu năm mới phải chuẩn bị bánh mì, cần phải có 3-4 loại bánh mì đó, phải làm cho xong bánh mì đó xong rồi sắp xếp ra rồi sau đó cần phải sửa soạn một cái loại thức ăn, đó là cái loại thức ăn từ cái loại hạt loại ngũ cốc và cái hạt ngũ cốc đó chỉ có thể tìm thấy ở Tây Tạng và cũng phải chuẩn bị có caí phần thức ăn đó và để sửa soạn vì người ta quan điểm cái ngày đầu năm mới là cái ngày rất đặc biệt cho nên tất cả mọi cái nghi thức chuẩn bị đó người ta nghĩ, người ta quan niệm rất là linh thiêng đều phải làm cho đầy đủ và điều phải làm cho vẹn toàn.

Đó là về mặt văn hóa mình sửa soạn như vậy nhưng mà nói về một quan điểm khác về một mặt khác thì đó là nói đến năm mới đó là một cái điều này là tất cả mọi người đều giống nhau hoặc là người đó thuộc về truyền thống văn hóa của Phương Tây, hoặc là ăn tết theo phương Tây, hoặc là ăn Tết theo Việt Nam, hoặc là ăn Tết theo Tây Tạng, hoặc ăn tết theo người Hoa thì cái điểm sau đây tất cả các nơi, tất cả mọi người đều giống nhau và chúng ta cần nên biết cái điều này: và một cái thực tế đó là mỗi khi mình bước sang một năm mới là mình bước sang một năm mới đó là tuổi thọ của mình sẽ tăng lên và cái tuổi mình tăng lên có nghĩa là khoảng thời gian mình còn lại, mình còn sống trên cõi đời này sẽ bị mất đi một năm nữa có nghĩa là mình đang dần dần bước gần đến cái chết hơn thì điều này xảy ra cho tất cả mọi ngừơi mặc dù người đó ở Phương Tây, ở Việt Nam, ở Tây Tạng, hay ở Trung Hoa thì ở đâu cũng vậy đều giống nhau khi mình bước sang một năm mới thì cũng như vậy, ví dụ như năm 2015 này mình ăn mừng năm mới , thì mình cũng bị mất một năm nữa và mình càng ngày càng bước gần đến cái chết điều này là thực tế và điều này đúng cho tất cả mọi người. Nếu mình xét ở một điểm khác thì đó là mỗi một ngày là một ngày mới, mỗi một ngày cũng có thể là một năm mới.

Và tất cả mọi truyền thống văn hóa đó Tết Việt Nam, Tết Phương Tây, Tết Trung Hoa hay Tết Tây Tạng tất cả mọi thứ đó hoặc là cái dịp mà mình nói chúc mừng năm mới thì tất cả mọi, cái khái niệm đó, suy nghĩ đó đều là sự phóng chiếu của tâm mình, Đức Phật đã nói như vậy bởi vì cái thực tại bản chất của tất cả các pháp đều là không, tánh của nó là không, tánh của nó là tánh không bởi mình không hiểu được cái bản chất của tánh không đó thì mình lại tiếp tục mình phóng chiếu tâm mình ra với những cái ý niệm mới và mình cứ chúc mừng năm mới và mình cứ vui mừng với năm mới cũng lại bị xoay vần trong cái luân hồi này nếu mình không hiểu được bản chất tánh không đó, đó là điều mà Đức Phật đã thuyết giảng.

Khi mình chưa chứng được Phật quả, khi mình chưa thành Phật thì mình phải sống trong luân hồi này và mình không có sự lựa chọn khác. Nhưng mà mình khi mình sống trong luân hồi đó thì mình cũng cần phải hiểu được mình cần phải sống như thế nào trong luân hồi này, và điều này mục đích này thì giống với tất cả mọi người là chúng ta đều muốn sống mạnh mẽ và hạnh phúc mà đôi lúc mình lại không có đủ nghị lực, và không có đủ sức mạnh để mà tự thân mình có thể sống mạnh mẽ và hạnh phúc do đó mà mình cần có sự giúp đỡ từ nơi khác để mình có cuộc sống mạnh mẽ và hạnh phúc đó là nguyên nhân, đó là lý do vì sao hôm nay chúng ta cầu nguyện đến ngài Quán Thế Âm để nhận được cái sự hỗ trợ, để nhận được sự ban phước, sự gia trì từ ngài Quán Thế Âm để mình có cuộc sống mạnh mẽ và hạnh phúc.

Tôi từng nghe nói về câu chuyện thiền và tôi rất thích câu chuyện thiền này, câu chuyện về một vị thiền sư không có một chỗ ở đúng nghĩa để sinh sống. Có một lần vị thiền sư này đi ra đường và thấy bên vệ đường, lề đường có một bức ảnh của Đức Phật A Di Đà người ta để đó không có trang nghiêm cho nên vị thiền sư đó đã đem bức ảnh đó về nhà, bức ảnh của Phật A Di Đà và treo trên nhà của mình. Vị thiền sư này đem bức ảnh của Đức Phật A Di Đà về treo ở trên nhà của mình và dưới bức ảnh đó ngài viết thêm vài dòng chữ đó là kính gửi phật A Di Đà con đem ảnh của ngài về và treo ảnh của ngài trên tường và con để ngài ở trong nhà của con nhưng điều này không có nghĩa là con đang cầu xin một cái đặc ân của Ngài để con có thể sinh vào trong cõi cực lạc của Ngài không phải như vậy, con sẽ không bao giờ xin cái đặc ân được sinh vào trong cõi cực lạc của Ngài đâu.

Do đó, hôm nay chúng ta cũng sẽ cầu nguyện cùng với Đức Quán Thế Âm và chúng ta sẽ làm theo một cách hơi khác một tí đó là chúng ta cầu nguyện với Đức Quán Thế Âm có thể hỗ trợ chúng ta, để giúp chúng ta có thêm cái nguồn động viên, nguồn kích lệ để chúng ta có cuộc sống mạnh mẽ và hạnh phúc.

Bởi vì mình cầu nguyện như vậy có nghĩa là không phải cầu xin một cái đặc ân từ Quán Thế Âm cho mình cuộc sống tốt, đây không phải là một cái việc cầu xin đặc ân đây là một cái giống như một cuộc đàm phán mà nếu mà Đức Quán Thế Âm có thể hỗ trợ chúng ta trong cuộc sống này để mình có thể sống tốt và sống hạnh phúc thì mình cũng sẽ hứa rằng mình cũng sẽ sống một cái cuộc sống thật sự có ý nghĩa, làm lợi lạc cho nhiều người khác. Bởi vì đó cũng chính là tâm nguyện là hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm, Ngài muốn tất cả mọi chúng sinh có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc và có cuộc sống ý nghĩa. Do đó, khi mà mình cầu nguyện mình xin được sự hỗ trợ của Ngài Quán Thế Âm thì khi có sự hỗ trợ đó mình cũng sẽ sống một cuộc sống có ý nghĩa làm đúng như là tâm nguyện của Ngài Quán Thế Âm.

Và bây gìờ chúng ta sẽ đọc bài kinh này và tất cả đạo tràng mình bật micro phone lên để mình cùng tụng kinh với nhau.

Hôm nay thì tôi sẽ ngừng ở chỗ này. Phần cầu nguyện vừa rồi, phần cầu nguyện chúng ta vừa xong để chúng ta cầu nguyện cho phần tiêu trừ chướng ngại cho năm mới. Chúng ta sẽ dừng ở đây./.