
NGHĨ VỀ NHÂN QUẢ
Các bước luôn được thực hiện ở buổi học Pháp là: khởi động cơ đúng đắn để thực hiện thiện hành và cuối cùng là Hồi hướng, cầu nguyện
Theo Lamrim cần tìm thấy nền tảng của một con đường nghĩa là tìm thấy nơi nương tựa. Từ đó hiểu rằng thực hành đạo Phật thì nền tảng của đạo, của con đường đó chính là nương tựa vào một vị thầy thông tuệ. Sau khi nương tựa một vị thầy cần phải thực hành các pháp của phạm vi nhỏ, phạm vi trung bình và phạm vi lớn. Đối với pháp của phạm vi nhỏ thì quan trọng là quy y, tìm thấy ý nghĩa xác đáng của việc quy y, là thực hành nghiệp quả. Do vậy, cần hiểu rõ về nguyên lý của nghiệp quả và cách hoạt động của nó.
Về phần nhân quả tổng quát thì có bốn đặc tính của nguyên lý nghiệp quả: nghiệp cố định, nghiệp chứng tỏ có tăng trưởng lớn, bất cứ gì ta gặp đều do ta đã tạo nghiệp tương ứng, nghiệp đã tạo thì không tự nhiên mà biến mất.
Trang 652 sách GTTLT có đề cập đến : nghĩ về một vài điểm biệt của nhân quả, đề cập đến các nghiệp trắng, nghiệp đen hay thiện nghiệp và bất thiện nghiệp. Nghiệp cường liệt là một loại nghiệp mà sức tăng trưởng nó rất lớn, nó sẽ lập tức cho ra kết quả hoặc là cùng cực tốt đẹp hoặc là cùng cực đau khổ. Làm sao để phân biệt được giữa nghiệp nặng và nghiệp nhẹ? trong phần dạy về những cửa ngõ vô tình đưa đến nghiệp cường liệt sẽ phân biệt được cái cách mà nghiệp nhanh chóng cho ra kết quả hoặc cách phân biệt giữa nghiệp nặng hay nhẹ như thế nào? Đầu tiên học về những khía cạnh đen của nhân quả, tức là học về những nghiệp đen.
Nghiệp đen là một thuật ngữ trong Phật học, nói đến ác nghiệp - những việc làm xấu mà đưa ta đến kết quả đau khổ. Khi phát tâm quy vào Tam bảo, sẽ có năm giới quy y. Năm giới quy y này không phải mười thiện nghiệp hay được đề cập về nhân quả. Mười thịện nghiệp gồm ba nghiệp về thân, bốn nghiệp về lời nói và ba nghiệp về ý.
Tại sao mười thịện nghiệp quan trọng và cần phải thực hành? Bởi vì đó chính là cửa ngõ để đưa ta vào đời sống an lành, muốn tái sinh vào cõi lành được thân trời hoặc là thân người để tiếp tục có cuộc sống sung túc, có điều kiện để thực hành Phật pháp thì cần phải tạo ra thiện nghiệp và từ bỏ được ác nghiệp. Trong đạo Phật, ác nghiệp cần phải từ bỏ đó là mười ác nghiệp.
Mười bất thiện nghiệp được chia ra ba loại: thuộc vào các cái hành động ở trên thân; các cái hành động ở trên lời nói; những ý nghĩ, đó là ba loại dựa trên thân khẩu ý
Đọc thêm trong sách GTTLT trang 654, 10 bất thiện nghiệp
1. Sát sinh- giết
2. Lấy của không cho - trộm cắp
3. Tà dâm
4. Nói dối
5. Nói lời ly gián
6. Nói lời thô ác
7. Nói lời phù phiếm hay vô nghĩa
8. Tham
9. Ác ý
10. Tà kiến
Sát sinh
Mỗi bất thiện nghiệp được thành lập dựa trên 4 thành phần: căn bản, ý định, hành vi và bước cuối cùng. Mức độ xác định nghiệp nặng nhẹ tùy thuộc vào đối tượng; tùy thuộc vào ý định dẫn đến hành vi, hành vi tàn bạo thì dẫn đến nghiệp nặng. Ví dụ có nhiều cách dẫn dến hành động sát sinh, cách tàn bạo hơn thì sẽ cho ra cái kết quả đau khổ nhiều hơn. Cái kết quả đau khổ hay là cái kết quả mà bản thân người tạo ra cái nghiệp đó sẽ chịu, cái kết quả đó cũng nhiều hơn. Bước cuối cùng là khi chúng sinh kia thật sự chết, nghiệp sát sinh thành lập. Đây chính là bốn cái giai đoạn của một nghiệp sát sinh.
Trường hợp xúi giục người khác sát sinh, nếu người khác thực hiện cái hành động sát sinh đó và đã thực sự tiến hành hành động sát sinh, đối tượng của việc giết chóc đó đã chết thật sự. Thì người xúi giục cũng nhận lấy một cái kết quả đau khổ y hệt như là người trực tiếp thực hiện cái hành động sát sinh đó.
Theo quan điểm của đạo Phật: trong chiến tranh khi một vị tướng sai quân lính đi giết giặc, mỗi một quân lính giết được 10 tên giặc thì nghiệp sát sinh vị tướng gây ra là tổng số người lính x số tên giặc giết được. Cho nên vị tướng đó sẽ nhận lấy cái kết quả của cái ác nghiệp sát sinh rất là nhiều.
Trộm cắp – Lấy của không cho
Trộm cắp thúc đẩy bởi tham hay trộm cắp thúc đẩy bởi tâm sân hận ví dụ thấy người khác tốt hơn mình, ghét cái người đó nên lấy để người ta mất đồ cho bỏ ghét. Không phải là tham cái đồ vật đó, nhưng muốn phá hoại để cho người đó rơi vào cái tình trạng khó khăn thì đó là do lòng sân, thúc đẩy bởi sân hận; hoặc việc trộm cắp do si mê ( xem sách GTTLT trang 659)
Tà dâm
Đối với một cư sĩ có quan hệ đối với người không phải là vợ hoặc là chồng; không phải là bạn trai hoặc là bạn gái của mình thì nó sẽ được tính vào tà dâm. Nó sẽ tính thứ nhất là đối tượng: là người không phù hợp; không gian không phù hợp; thời điểm không phù hợp
Cũng giống như đề cập trước, nghiệp nặng hay nhẹ chủ yếu vào cả bốn giai đoạn: căn bản, ý định, hành vi và bước cuối cùng.
Do không rõ về nghiệp quả nên trước giờ có thể ta đã phạm phải nhiều bất thiện nghiệp. Bây giờ với phương thức sám hối, sám hối với bốn năng lực. Năng lực của hối hận: liên tục thực hành sám hối với bốn năng lực như thế và hối hận về những cái việc làm xấu mà mình đã từng gây ra thì việc hối hận sẽ có tác dụng: nó khiến cho nghiệp này không tăng trưởng nữa.
Thật vậy, nếu một nghiệp do mình đã tạo ra và không làm gì để kiềm hãm nó lại thì theo thời gian nó sẽ tăng trưởng. Tăng trưởng ở đây là liên tục tăng trưởng, kết quả lớn đến lúc nó chín mùi, kết quả đấy thực sự rất là đau khổ. Khi cái nghiệp còn chưa chín mùi, chưa ra cái kết quả đau khổ mà mình lại biết sử dụng phương pháp sám hối và hối hận về cái nghiệp đó thì chính cái tâm hối hận của mình sẽ khiến cho cái nghiệp đó không tăng trưởng. Do vậy, tâm hối hận của mình rất là quan trọng để tịnh hóa, khiến cho ác nghiệp cũ sẽ không có khả tăng trưởng và trổ quả.