
Quy Y Tam Bảo, ý nghĩa quy y Tam Bảo là như thế nào?
Quy y có nghĩa là nương tựa, là bước vào cửa ngõ nhập môn, vào các thực hành của đạo Phật. Trên thực tế có phải là phật tử, không phải là nghĩ đến chuyện có quy y hay không mà phụ thuộc vào bản thân có chấp nhận, có tự tin cho rằng mình là phật tử hay không?
Để trở thành phật tử mẫu mực, nhất thiết cần phải quy y Tam Bảo. Trong sách hướng dẫn quy y là cửa ngõ duy nhất bước vào đạo Phật, đây là trong tình huống muốn là phật tử mẫu mực, người phật tử đúng đắn, đích thực là một người phật tử thì nhất thiết phải nương tựa quy y Tam Bảo và thực hành giáo lý của đạo Phật. Quy Y Tam Bảo là nương tựa vào Phật, nương tựa vào Pháp, nương tựa vào Tăng. Tam Bảo có Phật, Pháp Tăng nên đối tượng quy y, nơi nương tựa là Phật - Pháp - Tăng.
- Phật là những người đã hoàn toàn loại trừ được các phiền não trong tâm trí, dựa theo định nghĩa đó, cách hiểu đó thì ai cũng có khả năng trở thành Phật bởi vì ai cũng có tiềm lực, cũng có khả năng để có thể giác ngộ trở thành Phật. Trong sách “Giải thoát trong lòng tay” chỉ dẫn nếu thực hành đúng các thành phần trong Lamrim hướng dẫn và kết hợp thực hành bổn tôn như là ngài Đại Uy Đức KIm Cang (ngài Yamantaka) thì có thể trở thành Phật trong 15 năm đến 20 năm mà thôi, nhiều khi để trở thành Phật không cần phải mất nhiều thời gian vài triệu năm mà chỉ cần thực hành đúng đắn, với nỗ lực đúng hoàn toàn có thể hoàn thành mục tiêu trong khoảng thời gian mình có thể hoàn tất được.
- Pháp bảo là lời Phật dạy, những gì Phật dạy giúp có được an lạc.
- Tăng bảo là những ai thực hành đúng theo lời Phật dạy, tăng bảo ở đây không cần phải xuất gia trở thành quý thầy, quý sư cô mới phụ thuộc vào trong tăng đoàn mà những ai thực hành đúng thời lời Phật dạy đều là một phần của tăng đoàn, mỗi học viên trong lớp nếu thực hành đúng theo lời Phật dạy cũng là một phần của tăng đoàn. Nếu có đi xuất gia mà không thực hành đúng, không thực hành đúng theo lời Phật dạy thì không phải là một phần của tăng đoàn.
* Cần phải nương tựa như thế nào đối với Phật - Pháp - Tăng mới là nương tựa đúng cách?
Sự nương tựa này cần dựa trên niềm tin, cần có niềm tin đối với Tam Bảo. Niềm tin đối với Đức Phật có hai dạng:
- Niềm tin thứ nhất: đặt niềm tin 100% vào một Đức Phật, người đã giác ngộ, đặt 100% niềm tin vào vị đó và làm theo hướng dẫn của vị đó.
- Niềm tin thứ hai: niềm tin 100% vào bản thân, tin chắc rằng bản thân mình có thể noi theo con đường giác ngộ như thế ,để cuối cùng bản thân cũng sẽ trở thành Phật.
Cần có 1 niềm tin vững chắc và xác quyết, nếu không thì niềm tin nủa vời sẽ không có lợi ích gì cho bản thân.
Thầy luôn tin 100% vào Đức Phật, Thầy luôn cầu nguyện và có niềm tin vào ngài Quan Âm, Thầy vẫn luôn nghĩ rằng ngài Quan Âm luôn có dự định và sự sắp xếp cho Thầy, Thầy không phải làm gì cả, Thầy đã tin vào ngài Quan Âm nên trách nhiệm sắp xếp là của ngài Quan Âm.
Con đường trung đạo, giáo lý trung đạo mà Đức Phật đã giảng dạy chỉ gọi tên là trung đạo. Giáo lý Đức Phật dạy về trung đạo là tên gọi của pháp thực hành, cách thực hành gọi tên là trung đạo, không phải con đường lưng chừng ở giữa, nửa này nửa kia, đừng hiểu theo cách như vậy.
Cho nên đối với niềm tin, một khi đã tin Phật hãy tin hoàn toàn chứ đừng thực hành theo kiểu có lúc tin vào Phật có lúc không, khi nửa tin nửa ngờ hoặc lúc tin lúc không thì xem như không có lợi lạc được gì từ sự tin tưởng hay nương tựa vào Đức Phật.
Tin vào bản thân sẽ thành Phật có nghĩa là sẽ giải quyết được tất cả mọi rắc rối, mọi phiền não, tâm sẽ điều phục được; khi tâm hoàn toàn an lạc không còn bất cứ phiền não nào nữa thì lúc đó sẽ thành Phật, hoàn toàn tin vào năng lực của bản thân sẽ làm được những thiện hạnh lớn lao như vậy.
Hãy thực hành bằng cách nghĩ rằng có một Đức Phật thực sự đang an ngự ở trên đỉnh đầu. Cầu nguyện với Đức Phật, xin ngài hóa giải mọi chuyện rắc rối, khó khăn đang xảy đến với mình. Hãy nghĩ rằng đang tâm sự với một con người thật, như đang nói chuyện với một người mà người đó hoàn toàn có năng lực giải quyết giúp hóa giải các rắc rối và phiền não. Nếu chỉ nghĩ rằng Đức Phật chỉ là một pho tượng, một bức tranh thì điều đó không có linh nghiệm nhiều cho mình.
Hiểu về quy y thì cốt lõi có hai điểm quan trọng đó là hai cách tin tưởng vào vị thầy. Khi có đau khổ, rắc rối, phiền não cần Đức Phật hãy đặt niềm tin như thế, nương tựa như thế.
Thực hành Pháp không phải ngày nào cũng thực hành với trải nghiệm an lạc và vui vẻ như nhau, có thể hôm nay có trải nghiệm tinh tấn, thật hào hứng, ngày hôm sau lại chán nản là việc rất bình thường. Thực hành Phật Pháp có nghĩa là khi có phiền não, trục trặc gì đó cần thực hành Pháp để giúp ích cho mình đó mới là thực hành Pháp, chứ không phải thực hành Pháp là giữ phong độ đều đặn mỗi ngày việc đó không cần thiết. Hãy xem lời dạy của Phật Pháp như là thuốc, người bệnh mới cần thuốc, nếu khỏe mạnh bình thường thì không cần thuốc làm gì, không có tác dụng giúp mình lợi ích gì thêm.Vì vậy khi có vấn đề trục trặc, bất an việc thực hành Pháp mới thực sự quan trọng với bản thân.
Câu chú của Dipkar là “Sống mạnh mẽ và Hạnh phúc”, mục đích của Dipkar là mang đến cuộc sống mạnh mẽ và hạnh phúc cho mọi người.
Có thể dùng hình ảnh của ngài Thiên Nữ Cát Tường hộ pháp làm ảnh nền trên điện thoại thỉnh thoảng nhớ đến ngài hộ pháp ngài sẽ bảo hộ mình mọi lúc mọi nơi hoặc dùng hình ảnh của Ruộng Phước đặt làm hình nền trên điện thoại cũng được, việc tốt là khi nhìn ảnh của Ruộng Phước hoặc ảnh của ngài hộ pháp tâm thức sẽ được gợi nhớ đến các vị hộ pháp mình sẽ được bảo hộ.