11-08-2024
Lamrim 2024
Download MP3

NGÀY THỨ TÁM

NỀN TẢNG CỦA ĐẠO LỘ:

Nương tựa đạo sư

Hai điểm quan trọng cần phải ghi nhớ xuyên suốt là:

- Thứ nhất: nương tựa đạo sư có nghĩa là gì?

- Thứ hai: làm thế nào để nương tựa vào 1 vị thầy?

Sách GTTLT phần nương tựa đạo sư có hướng dẫn về các phẩm tính của một vị thầy đúng nghĩa và các phẩm tính của học trò trang 405.

Vậy nên nương tựa vào một vị thầy có nghĩa là mối quan hệ thầy trò được xác lập. Và để mối liên hệ thầy trò đúng đắn được xác lập, thì cả vị thầy và người học trò đều cần phải có những phẩm tính đúng đắn.

Thầy vẫn thường hay nói: học trò không chân thật nên gặp phải thầy không chân thật. Thầy giả sẽ thu nhiếp học trò giả, nên thầy giả với trò giả sẽ đi đôi với nhau.Chỉ khi nào là học trò đúng nghĩa thì mới gặp được một vị thầy đúng đắn.

Phẩm tính của một vị thầy chân chính là gì?

Trong kinh điển có nhắc đến mười phẩm tính của một vị thầy chân chính, đúng nghĩa, xem trang 404 trong sách GTTLT.

Quyển Trang nghiêm kinh của Đức Di lặc nói:

Hãy nương tựa một bậc thầy

Đã được điều phục, rất an, rất tịnh

Người có nhiều đức tính hơn mình

Kiên trì, một kho tàng kinh điển

Thực chứng chân như,

Có tài biện thuyết, có từ bi

Đã từ bỏ sự thất vọng(về cung cách của đệ tử).

Trên đây là các phẩm tính của một vị thầy chân chính. Nên khi nói đến lợi ích khi nương tựa bậc thầy hay tác hại việc không nương tựa bậc thầy là đề cập đến vị thầy chân chính, đúng nghĩa.

Trong mười phẩm tính này, có ba phẩm tính chính yếu là:

Đức tính đầu tiên đó là dòng tâm thức của bậc thầy đã được điều phục, là phải có nguyên tắc và kỷ luật. Giới là 1 điều rất quan trọng, bản thân vị thầy có nguyên tắc phải có đạo đức, có giới và phải luôn chấp hành, tuân thủ theo những điều luật đó. Khi đó mới đủ phẩm tính để trở thành một vị thầy xứng đáng để nương tựa. Nếu vị thầy không có giới, bản thân không tuân thủ giới luật nghiêm ngặt thì sao có thể hướng dẫn và giúp cho học trò theo được giới luật đúng đắn.

Vị thầy không tuân thủ giới luật, không thực hành đúng giới luật thì không thể nào dạy tốt được học trò học của mình. Giới luật hay nguyên tắc đạo đức là nền tảng của việc thực hành pháp. Nó là điều quan trọng hàng đầu. Không tuân theo giới luật thì không thể nào ràng buộc tâm mình trong pháp hạnh được cả. Và khi một vị thầy mà không làm được điều đó, thì sao có thể hướng dẫn học trò của mình thực hành theo?

Và đức tính thứ hai của vị thầy: phải có định lực tốt. Định lực có nghĩa là vị thầy phải có một sự tập trung chuyên nhất đối với việc học pháp và điều phục học trò, hướng dẫn giáo pháp cho học trò.

Và thứ 3 đó là trí tuệ sự chấp thủ bản ngã nơi bậc thầy phải rất tịnh; thông qua những trải nghiệm đã có được, gặt hái được sự an lạc ở trong tâm thức bằng việc điều phục được chấp ngã của bản thân.

Trong 10 đức tính thì ba đức tính vừa nêu là quan trọng nhất và khi học trò cần nương tựa thì cần tìm vị thầy nào nhất định phải có ba phẩm tính nêu trên.

Đó chính là Giới-Định-Tuệ. Giới: phải có giới luật và phải tuân thủ giới luật. Định là phải am hiểu Phật pháp và có sự tập trung chuyên nhất. Tuệ: có trí tuệ và bản thân nhờ trí tuệ để điều phục được bản ngã của mình. Có được Giới, Định, Tuệ thì mới có đủ phẩm tính của vị thầy.

Trí tuệ ở đây cũng cần hiểu là vị thầy đó phải có trí tuệ tinh thông về các cái điểm cốt lõi, các điểm trọng yếu ở trong đạo Phật. Đặc biệt là lời Phật dạy, nếu mà vị thầy không có trí tuệ, không hiểu lời Phật dạy thì làm sao có thể hướng dẫn cho học trò có thể thực hành đúng theo lời Phật dạy?

Một vị thầy cũng giống như là người bác sĩ, để bác sĩ chẩn đoán và ra thuốc cho bệnh nhân thì vị thầy chữa tâm bệnh cũng dựa và thấu hiểu lời giảng của Đức Phật và sau đó xem học trò của mình có những phiền não nào mới đưa ra được những phương pháp thực hành phù hợp. Như thế, vị thầy cần phải có tri thức, phải học hỏi kinh điển lời Phật dạy, mới có đủ phẩm tính để trở thành nơi xứng đáng để nương tựa.

Phẩm tính thứ 4: thầy thì phải có nhiều đức hạnh hơn học trò (

Người có nhiều đức tính hơn mình)

người thầy phải có nhiều đức hạnh, phải có nhiều trí tuệ hơn là học trò thì mới có thể hướng dẫn học trò được.

Kế tiếp là kiên trì, có nghĩa là vị thầy luôn có cái cái tâm mong muốn là hướng dẫn con đường học pháp cho học trò; nhờ cái đức tính kiên trì nên luôn mong muốn và có nhiệt tâm muốn tốt cho học trò của mình bằng cách hướng dẫn Phật pháp, hướng dẫn những điều tốt để học trò thực hành và rèn luyện theo. Đó là biểu hiện của chữ kiên trì.

Nếu mà nghĩ đến động cơ nào lệch lạc thì sẽ không hoàn thành tốt được công việc. Nên, người thầy chỉ nên nghĩ giảng pháp là để giúp cho học trò có thể diệt trừ được phiền não và đối trị với lại những cái cái tâm tính xấu. Người học trò tìm đến thầy chỉ nên nghĩ đến chuyện học pháp để có thể điều phục được phiền não của mình. Nếu mà thầy giảng pháp và học trò với động cơ cá nhân, thì cái mối quan hệ thầy trò lúc đó không còn đúng đắn và nó không được cái lợi lạc gì cho cả 2. Vậy phẩm tính kiên trì này có nghĩa là mong muốn luôn giảng pháp cho học trò; và người thầy mong muốn khi giảng pháp xong thì học trò có thể nương dựa vào đó mà thực hành để giảm phiền não, giảm được các tiêu cực ở trong tâm trí; đó là động cơ chính đáng. Nếu động cơ mong muốn có được cúng dường hoặc có được lợi ích cá nhân, chuyện giảng pháp là nghề để nuôi sống bản thân thì đó là động cơ không đúng đắn.

Và kế tiếp là thực chứng chân như. Chân như có nghĩa là Tánh Không. 1 kho tàng kinh điển, thông thạo các lời Phật dạy và thực chứng chân như. Vị thầy phải có được cái sự hiểu biết đúng đắn về Tánh Không.

Thực chứng Chân như(Tánh không) là bản chất rốt ráo hiểu chân thật tất cả các pháp. Rất khó có thể nào xác định được là vị thầy đó có thật sự hiểu đúng về Tánh Không hay không.

Khi chưa có học về Tánh Không theo lời Phật dạy, thì khoan hãy nghĩ về Tánh Không là thế này hay thế kia theo ý riêng của mình. Phần đó sẽ học vào năm sau.