
LỜI CẦU NGUYỆN 7 PHẦN (TT)
- Thỉnh chuyển pháp luân – phần thứ 5 trong lời cầu ngyện 7 phần
- Thỉnh ruộng phước đừng nhập niết bàn – phần thứ 6
Hôm trước Thầy đã giảng hết phần thứ 5 rồi là thỉnh chuyển pháp luân, hôm nay mình sẽ học phần thứ 6 đó là thỉnh ruộng phước đừng nhập niết bàn, Thầy nói rằng ở phần thứ 6 này là thỉnh ruộng phước đừng nhập niết bàn, mục đích mà ruộng phước không nhập niết bàn là để trụ lại thế gian để giảng pháp cho chúng sinh. Giống như phần thứ 5, phần này chúng ta thực hành sau khi mình đã nghĩ đến ruộng phước, quán tưởng có ruộng phước ở phía trước mặt của mình. Phần thứ 5 là thỉnh chuyển pháp luân và phần thứ 6 là thỉnh đừng nhập niết bàn thực hành cùng với nhau, có nghĩa là mình thỉnh ruộng phước cứ tiếp tục ở lại thế gian và liên tục giảng pháp cho mình.
Ý nghĩa của việc thỉnh ruộng phước đừng nhập niết bàn: là đời này chúng ta có thể có được cơ duyên nghe được phật pháp đúng đắn, và ở những đời sau chúng ta cũng đều có duyên lành để gặp được phật pháp đúng đắn và thực hành, có cơ hội thực hành đúng như lời phật dạy.
Phần thứ 7 của lời cầu nguyện 7 phần đó là hồi hướng, thành phần hồi hướng này ở trang 345 trong sách. Hồi hướng là một phần thực hành rất là quan trọng ở trong lời cầu nguyện 7 phần, thực hành hồi hướng 2 việc:
+Thứ nhất là mình dùng tất cả công đức của mình hồi hướng cho tất cả mọi chúng sinh sẽ thoát hết tất cả mọi đau khổ;
+Thứ 2 (quan trọng) đó là chúng ta hồi hướng để cho giáo pháp của Đức Phật (những cái lời dạy chân chính của Đức Phật) sẽ còn tồn tại mãi.
Lời cầu nguyện 7 phần là một cái thực hành cực kỳ quan trọng bởi vì trong bất kỳ pháp thực hành nào để khởi đầu pháp thực hành mình cũng cần nghĩ đến ruộng phước là đại diện cho Tam Bảo, cũng xem như là nhân chứng uy tín cho phần thực hành của mình, cho làm bất kỳ việc tốt nào, bất kỳ việc thực hành nào. Nó không phải là phần thực hành khi đến thời khóa mình mới thực hành, mà hoàn toàn có thể thực hành ở bất cứ lúc nào trong ngày khi mình có thời gian rãnh rỗi, lúc đó mình có thể nghĩ đến ruộng phước và thực hành bất kỳ phần nào ở trong lời cầu nguyện 7 phần, không nhất thiết là phải thực hành hết cả 7 phần, miễn sao mình thực hành được vài phần nào mình thấy thích trong lời cầu nguyện 7 phần là được. Ví dụ: trong một ngày, lúc nào có thời gian trống thì mình có thể nhớ nghĩ đến ruộng phước và chỉ cầu nguyện ruộng phước là hãy chuyển pháp luân, là hãy giảng pháp cho mình và tất cả mọi người; hoặc là nghĩ đến ruộng phước, thực hành và cầu nguyện đến các thành phần khác ở trong lời cầu nguyện 7 phần, phần nào cũng được do tùy ý của mình.
Trong lời cầu nguyện 7 phần, thỉnh chuyển pháp luân nghĩa là thỉnh giảng pháp so với thời điểm hiện tại phần này có vẻ như chưa có cần thiết lắm, lần này mình sẽ không thỉnh giảng dạy phật pháp nữa mà sẽ thỉnh ruộng phước hãy gia trì, hỗ trợ cho các công việc của mình thành công, thuận lợi. Thầy nói rằng cuộc sống của mình đang có rất nhiều công việc bộn bề cần phải lo lắng, công việc có thật sự thành công, tốt đẹp hay là không? Thì trong lúc mình lo lắng nhiều công việc như thế mình cứ cầu nguyện ruộng phước giảng pháp thì bản thân mình cũng không có thời gian để ngồi nghe, đầu óc mình lại không có nhẹ nhàng đủ để nghe pháp nên việc thỉnh giảng pháp nhiều cũng không có tác dụng gì.
Sau khi mình cầu nguyện như thế xong rồi thì mình hãy nghĩ có ruộng phước ở ngay tim của mình, có nghĩa là toàn bộ ruộng phước sẽ nằm ở ngay tim của mình, tức là nằm ở phần trung tâm cơ thể hay còn gọi là luân sa tim, hoặc là mình sẽ nghĩ là ruộng phước luôn luôn an ngự ở trên đỉnh đầu của mình, mình luôn luôn nghĩ rằng lúc nào mình làm chuyện gì thì cũng luôn luôn có ruộng phước ở kề cận bên mình để hỗ trợ và gia trì cho mình.
Khi cầu nguyện xong, mình tin tưởng rằng làm việc gì cũng có người khác hỗ trợ và che chở và giúp đỡ thì có tự tin rất nhiều. Bất kỳ công việc nào khi mà mình hồi hộp, lo lắng thì khi đó mình sẽ không làm việc tốt được; nếu có mà mình có sự tự tin 100% thì làm việc gì cũng có kết quả tốt. Bên cạnh đó, niềm tin và hy vọng cũng là yếu tố quan trọng chi phối cho kết quả thành tựu của công việc mình; nếu mình có sự tin tưởng vững chắc vào bản thân là mình có thể làm được, có năng lực làm được thì công việc đó mình sẽ dấn thân làm việc và có kết quả thật là tốt.
Bên cạnh đó, phần không kém quan trọng là sám hối. Trong suốt thời gian nếu mà mình có làm việc gì mình cảm thấy là mình có lỗi hoặc là mình biết rằng mình đã làm việc gì sai trái hãy nghĩ đến ruộng phước và thực hành sám hối, mong rằng nhờ sự giúp đỡ của ruộng phước sẽ tịnh hóa các lỗi lầm và các việc làm tai hại mà mình đã lỡ gây ra; giống như là cái máy giặt thì mình đưa tất cả quần áo bẩn vào thì sẽ giặt hết tất cả các bụi bẩn và cho mình cái quần áo nó được trắng sạch.
Xong phần lời cầu nguyện 7 phần thì sẽ đến phần cúng dường Mandala trước ruộng phước. Cúng dường Mandala có cái ý nghĩa rất là đơn giản là mình cúng dường tất cả những điều tươi đẹp nhất ở thế giới này và cúng dường cả thế giới lên ruộng phước, khi mình dâng cúng tất cả những điều tốt đẹp rồi thì không cần phải cúng thêm gì nữa.
Phần thực hành cúng dường Mandala cũng là để tích góp công đức hay phước lành hay may mắn, những điều quan trọng trong cuộc sống của mình. Làm việc gì cũng cần có sự may mắn, công đức thì việc mình nghĩ thế nào sẽ thành tựu theo ý của mình, nếu mà mình ít công đức thì mình có nghĩ như thế nào thì cái kết quả nó xảy ra nó sẽ không theo như ý của mình, cho nên việc tích góp công đức rất là quan trọng.
Thầy hướng dẫn tay ấn khi mình cúng dường Mandala trước ruộng phước, 2 cái ngón nhô lên (2 ngón tay đeo nhẫn áp sát vào nhau và để cho nó ngược lên) tượng trưng cho núi tu di và 4 cái chéo chéo nó tượng trưng cho 4 đại châu, nó tượng trưng cho cả một tiểu thế giới mình dâng lên cúng dường.
Đọc bài cúng dường Mandala (trong sách cầu nguyện của Dipkar, phần kinh tụng):
Đất này phủ hương ngập tràn với hoa đẹp
(Đất này phủ hương, hương là các hương thơm)
Điểm núi Tu Di, bốn châu, trời và trăng
(núi Tu Di là núi, ở giữa, 4 đại châu ở xung quanh và bao gồm cả mặt trời và mặt trăng)
Hướng về cõi Phật dâng lên xin cúng dường
(Cõi phật ở đây là ruộng phước phía trước mặt mình đang quán tưởng)
Nguyện mọi chúng sinh an hưởng nơi cõi tịnh
(Mong muốn cho tất cả chúng sinh đều thoát hết mọi đau khổ và thọ hưởng tất cả mọi an lạc ở nơi cõi tịnh độ của Đức Phật)
[2 câu cuối ở đây có 2 cách nghĩ: cách suy nghĩ thứ nhất là mình cúng dường cả thế giới lên cho ruộng phước là để có được công đức và nhờ cái công đức đó nguyện cho tất cả mọi chúng sinh đều thoát khỏi hết tất cả mọi đau khổ của luân hồi, đó là cách suy nghĩ thứ nhất; cách suy nghĩ thứ 2 là nhờ cúng dường cả thế giới lên ruộng phước, điều đó có nghĩa là tất cả mọi việc làm của mình, mọi suy nghĩ của mình và cả thân mạng này mình cũng mong cúng dường lên ruộng phước, điều đó có nghĩa là mình mong muốn làm tất cả mọi việc để giúp cho chúng sinh thoát khổ.
IDAM GURU RATNA MANDALA KAM NYRIA TAYAMI
(Câu chú cúng dường Thầy nói là mình không cần đọc cũng được)
Thầy nói là bài cầu nguyện rất là ngắn, mình có thể học thuộc lòng hoặc là nếu không có học thuộc lòng được thì mình có thể lưu vào đâu đó và mình có thể bật ra để đọc để cầu nguyên lúc nào mình cần cúng dường.
Sau khi mình cúng dường rồi thì bây giờ mình mới bắt đầu thỉnh cầu ruộng phước gia trì thực hiện tất cả những mong cầu.
Khi muốn thực hành tích lũy công đức thì hãy nghĩ đến ruộng phước và sau đó mình bắt ấn cúng dường và nghĩ rằng mình sẽ cúng dường cả thế giới lên ruộng phước và đọc cái bài cầu nguyện cúng dường khi nãy.
Thầy kể câu chuyện là có một anh học trò thường hay đến học pháp của một vị thầy và lúc nào đến học pháp cũng hay khen thầy rất nhiều, anh ấy khen rằng thầy nhìn rất tuyệt vời, trông rất là vĩ đại giống như là mặt trời. Lúc đó thầy mới quát người thị giả đứng kế bên là đi ra đem nước đem bánh đến cho người này dùng; khi đó anh này lại khen tiếp là con đã được gặp rất nhiều vị thầy vĩ đại trong cuộc đời này nhưng mà thầy là người vĩ đại nhất mà conđược gặp. thầy lại quát mắng vị thầy thị giả kế bên là đem tiếp món tráng miệng ra cho anh này dùng; anh này ngồi chờ để thầy thị giả mang cơm, mang nước với lại mang món tráng miệng ra nhưng mà chờ hoài không thấy thì anh ta hỏi thầy sao thầy thị giả không đem thức ăn ra; lúc này thì thầy đó mới cười và nói với anh ta là anh khen tôi vài lời thì tôi cũng đáp lại bằng vài lời khen thôi chứ trà nước làm gì có.
Khi mà mình cúng dường toàn bộ cả thế giới này lên ruộng phước bằng cả sự chân thành của mình thì lúc đó mình mới thỉnh cầu các ước nguyện được. Cho nên nếu mà mình có tâm cúng dường ruộng phước thì dù những món mà mình cúng dường chỉ là những món suy nghĩ, tưởng tượng ra thôi thì những lời cầu nguyện của mình chắc chắn ruộng phước sẽ đáp trả bằng hiện thực (ruộng phước sẽ hiện thực hóa tất cả những cái lời mong cầu của mình chứ không phải giống như câu chuyện kia mà Thầy vừa mới kể) vì ruộng phước ở đó là tất cả các bậc giác ngộ, các vị Phật, các vị Bồ Tát đã giác ngộ, luôn có tâm từ bi, mong muốn làm lợi lạc cho tất cả mọi chúng sinh.