14-07-2024
Lamrim 2024
Download MP3

NGÀY THỨ 6 (trang 326, sách GTTLT) - Sám hối tội lỗi: phần thứ 3 trong lời cầu nguyện 7 phần:

- Kính lễ

- Cúng dường

- Sám hối tội lỗi: làm sạch, tịnh hoá những lỗi lầm của mình bằng cách quán tưởng ruộng phước

4 năng lực tịnh hoá trang 332, sách GTTLT: năng lực nền tảng, năng lực ân hận, năng lực tự chế và năng lực áp dụng mọi cách giải tội

+ Năng lực nền tảng (nơi mình sám hối): ở đây là nghĩ đến và sám hối trước ruộng phước

+ Năng lực ân hận: nghĩ về tất cả những lỗi lầm mình từng gây ra và phát tâm ân hận vì những lỗi lầm đó

+ Năng lực áp dụng mọi cách giải tội: áp dụng biện pháp đối trị - có thể đọc các kinh Phật để có thiện hạnh đối trị lại các tội ác

+ Năng lực tự chế: quyết tâm không tái phạm. Đó là những tội lỗi mình đã tạo và mình đã ân hận vì phạm phải rồi nên quyết tâm, cố gắng không tái phạm nữa

Khi thực hành sám hối tội lỗi bằng 4 năng lực rồi, hãy tin rằng tội lỗi đã được tịnh hoá nhưng trên thực tế thì tội lỗi đó có được tịnh hoá không? Làm sao biết được lỗi lầm của mình đã được tịnh hoá? Thầy vẫn thường nói thực hành Phật pháp không phải là chạy theo những giấc mơ. Tức là ai đó nói với mình rằng làm việc này việc kia thì đời sau sẽ có được kết quả tốt. Đó giống như cho mình giấc mơ để mình chạy theo nhưng kết quả có thực hay không thì mình không biết được. Nếu mình cứ chạy theo những giấc mơ không thực đó thì mình rất ngu ngốc. Làm sao mình có thể chấp nhận việc mình làm điều gì đó mà đời sau mình mới có kết quả. Cho nên, nếu mình thực hành sám hối, tịnh hoá các lỗi lầm thì mình cũng cần biết được rằng lỗi lầm của mình đã được tịnh hoá. Nếu chỉ có niềm tin và không biết lỗi lầm đã được tịnh hoá hay chưa thì việc đó xem như chưa có kết quả với mình. Nên thực hành sám hối sẽ có các dấu hiện trong mơ để biết rằng lỗi lầm của mình đang dần được tịnh hoá.

Các dấu hiệu để nhận biết mình đang được tịnh hoá: sau 1 thời gian thực hành tịnh hoá và nằm mơ thấy mình đang bay hoặc mình được tắm ở dưới nguồn nước sạch (sông, thác nước), có chất dơ chảy từ trong người mình ra (ói ra…). Thì đó là 3 dấu hiệu chính cho thấy lỗi lầm của mình đang dần được tịnh hoá bởi phương pháp này. Đừng hi vọng rằng mỗi đêm đều nằm mơ được như vậy. Sau 1 khoảng thời gian thực hành (2-3 tháng sau), nếu mơ 1 lần duy nhất thấy 1 trong các điều đó thì biết rằng phương pháp thực hành của mình đang có hiệu nghiệm. Khi đó, có thể tự tin rằng các lỗi lầm kia sẽ không thể chi phối đến đời sau của mình. Nên thầy thường nói với mình rằng, mình thực hành điều gì cũng cần có kết quả ngay tức thì.

- Hoan hỉ (trang 337, sách GTTLT): 1 trong những phần quan trọng nhất của lời cầu nguyện 7 thành. Hoan hỉ nghĩa là vui vẻ. Hoan hỉ với những may mắn, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hoan hỉ, vui vẻ trong gia đình mình.

Vấn đề của chúng ta là tự tạo nhiều khó khăn cho mình. Những chuyện lặt vặt xảy ra nhưng mình luôn tự nghĩ đó là chuyện to tát. Dễ dàng tự tạo cho mình nhiều lý do để buồn, để khổ. Tại sao lại không thể tạo lý do để mình vui, mình hạnh phúc? Khi nhỏ, có thể 1 que kem cũng làm mình vui rồi. Khi lớn lên, 1 cái ô tô mới làm mình vui. Nên thầy thường hay nói rằng càng lớn, niềm vui của mình càng lạm phát. Phật pháp giống thuốc chữa bệnh, giúp vượt qua bệnh đau khổ, những khó khăn. Khi đã vui, hạnh phúc, không còn khó khăn, không còn đau khổ thì mình không cần đến thuốc đó nữa.

Làm sao có nhiều lý do để vui vẻ được? Hãy giữ tâm trạng giống như thời còn là một đứa trẻ, có gì thì cũng hài lòng, cũng vui với điều đó. Ví dụ, tự nói với bản thân rằng có nước, có thức ăn là điều hạnh phúc thì khi có nướ, thức ăn sẽ thấy vui thật. Nhưng nếu nghĩ rằng khi giàu có thì tôi hạnh phúc; đó không phải lý do chính đáng để hạnh phúc. Bởi vì nếu hạnh phúc thực sự thì phải là miễn phí. Để giàu có, phải trải qua nhiều khó khăn, phải đánh đổi, phải hi sinh để có được sự giàu có đó. Cho nên, nó không thực sự là miễn phí. Niềm vui và hạnh phúc, thực ra rất đơn giản và miễn phí. Khi bản thân mình tự tạo kì vọng rằng niềm vui là thế này, hạnh phúc là thế kia, sẽ khiến hạnh phúc của mình trở nên đắt giá. Vì vậy, điều cần thực hành là: với những điều đơn giản trong cuộc sống như là có thức ăn, có nước uống; hãy cảm thấy vui vì có được những điều như vậy. Và hoan hỉ với chuyện đó. Bước thứ hai của việc hoan hỉ đó là cười. Thậm chí khi không có lý do gì, thì cũng hãy cười với mọi người trong gia đình mình. Những phần thầy hướng dẫn, mình muốn biết có kết quả hay không thì hãy thực hành trong vòng 2 tuần. Phần thứ ba là không đánh giá người khác. Mình càng đánh giá người khác thì mình càng mất đi niềm vui của mình.

- Thỉnh chuyển pháp luân: nghĩ đến ruộng phước và thỉnh cầu ruộng phước hãy dạy pháp cho mình và cho tất cả chúng sinh

Thầy nói duyên gặp gỡ của mình với thầy là để học hỏi giáo pháp thì trọng tâm của thầy là giảng và mình thì học và hành pháp. Hãy cố gắng làm sao để bản thân mình áp dụng được lời dạy, nhằm hết được mọi phiền não, có được hạnh phúc. Mục tiêu của thầy là làm sao để chia sẻ và truyền dạy lại những kinh nghiệm Phật pháp của thầy để mọi người áp dụng và có được cuộc sống thật vui, hạnh phúc và thay đổi tích cực cuộc sống của mình. Có thêm nhiều đệ tử, có thêm nhiều người đi theo thầy, đó không phải mục tiêu của thầy.