NGÀY THỨ NĂM – CÁC NGHI LỄ CHUẨN BỊ (tt)
Nghi lễ chuẩn bị thứ tư: cầu nguyện ruộng phước (trang 275, sách GTTLT)
Ruộng phước - cây quy y: có tất cả các vị Phật, Bồ Tát, hộ pháp. Khi cầu nguyện với Ruộng Phước là cầu nguyện với tất cả các vị giác ngộ cùng một lúc.
Ở trung tâm ruộng phước chính là ngài Tsongkhapa. Đây là hình tướng ngài Tsongkhapa, biểu trưng cho bản chất của tất cả các Phật, Bồ Tát.
Cầu nguyện với Ruộng Phước : nhắm mắt lại và nghĩ ở trước mặt mình có Ruộng Phước giống y hệt như vậy. Trên Ruộng Phước có đầy đủ tất cả các vị Phật, Bồ Tát.
Phần quan trọng nhất của Ruộng Phước là phần trung tâm. Chính là ngài Tsongkhapa. Hình tướng ngài Tsongkhapa, bản chất chính là vị đạo sư của mình. Sau lưng của ngài Tsongkhapa có 5 hàng dọc, tượng trưng cho sự truyền thừa giáo pháp từ thời đức Phật của các vị đạo sư và các vị tổ dẫn đến vị đạo sư của mình. Hàng chính giữa là các vị đạo sư hiển hiện thành Đức Văn Thù, tượng trưng cho sự truyền thừa trí tuệ không gián đoạn đến vị đạo sư của mình. Đó là sự truyền thừa liên tiếp.
Ở giữa tim của ngài Tsongkhapa chính là Đức Phật Thích Ca. Ngay tim Phật Thích Ca có đốm xanh - chính là Đức Phật Kim Cang Trì. Ở giữa tim Đức Phật Kim Cang Trì có chữ HUM. Vị đạo sư của mình tượng trưng cho Phật pháp truyền thừa đến mình cả 3 thừa: tiểu thừa, đại thừa và kim cang thừa
Sau lưng có 5 dòng truyền thừa về giáo pháp, về gia trì, truyền miệng. Giáo pháp là những giáo lý được truyền dạy từ Đức Phật Thích Ca truyền theo từng lớp đạo sư đến với đạo sư của mình. Dòng truyền thừa gia trì là theo sự gia trì từ Đức Phật truyền tới thầy của mình. Truyền miệng là những giáo lý bí mật, thực hành riêng được trao đổi giữa thầy và trò thì những trải nghiệm đó cũng được truyền thừa tới đạo sư của mình.
Phía trước có hoa sen 11 tầng. 2 tầng trên cùng là 2 tầng của Vô Thượng du già bộ của mật pháp và Vô Thượng du già bộ của Kim cang thừa. Tầng kế tiếp là của Du già bộ. Dưới nữa là của Hành bộ và kế đó là Tác bộ. Trong Kim cang thừa có 4 bộ mật pháp: Vô thượng du già bộ, Du già bộ, Hành bộ, Tác bộ theo thứ tự như thế. Kế tiếp là tầng của tất cả các vị Phật. Dưới là tầng các vị Bồ Tát. Dưới là các vị Duyên giác (Bích chi Phật). Dưới là các vị Thanh văn, A la hán (như ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên...). Dưới là các vị Daikini (các vị nữ biểu tượng cho trí tuệ để bảo hộ giáo pháp và hỗ trợ cho người thực hành pháp). Dưới là các vị Hộ pháp.
Điều quan trọng trong thực hành đạo Phật là mình làm sao tích lũy được công đức. Cách tốt nhất, đồng đều cho tất cả mọi người để tích lũy thật nhiều công đức là nghĩ đến Ruộng Phước nghĩ đến tất cả Phật và thực hành để tích lũy công đức.
Ban đầu thực hành thì có thể khó ghi nhớ toàn bộ hình ảnh ruộng phước. Điều quan trọng nhất cần nhớ chính là phần trung tâm, nơi ngài Tsongkhapa đang ngồi.
Đức Văn Thù theo truyền thống Phật giáo Tây tạng thì cầm thanh gươm. Còn theo truyền thống Việt Nam thì cưỡi sư tử. Nhưng thực sự các vị Phật có thân không giống thân của phàm phu, các ngài có thân giác ngộ (thân cầu vồng).
Sau khi mình quán tưởng được đầy đủ các thành phần của Ruộng Phước thì khi đó phần thực hành chính cầu nguyện Ruộng Phước mới bắt đầu.
Phần quán tưởng Ruộng Phước : có Ruộng Phước trước mặt, ý nghĩa Ruộng Phước thế nào, từng vị ngự trên Ruộng Phước thế nào đó là phần thứ 4 của 6 nghi lễ chuẩn bị.
Sau khi quán tưởng Ruộng Phước, thì thực hành đến phần thứ 5: thực hành chi tiết đến với Ruộng Phước - đó là 7 lời cầu nguyện (trang 306, sách GTTLT)
Lời cầu nguyện 7 phần, phần đầu tiên chính là Kính lễ (trang 309, sách GTTLT). Khi thấy tinh thần bị quấy nhiễu bởi phiền não thì lúc đó hãy ngưng suy nghĩ linh tinh, đứng dậy và tập lễ lạy. Trong lúc tâm được yên tĩnh, có thể tìm được giải pháp dễ dàng. Vì sao Đức Phật đạt được giác ngộ? Trong 6 năm tu khổ hạnh, tâm trí của ngài phải chịu đựng khó nhọc đến cùng cực. Lúc đó tâm trí không có thời gian được an nhiên nên khó tìm được giải pháp. Sau khi ngài quyết định không tu khổ hạnh nữa để cơ thể hồi phục, ngài ngồi dưới cây chiêm nghiệm lại và tìm ra con đường giác ngộ.
Bản thân mình khi tâm trí bị rối rắm, không biết xử lý vấn đề như thế nào thì có thể dành ít thời gian để lễ lạy. Khi đó, lễ lạy như 1 bài thể dục cho cơ thể, tâm sẽ nhẹ nhàng trở lại và dễ tìm ra được phương án giải quyết vấn đề. Lễ lạy: chấp tay, chạm tay ở 3 điểm đầu - nơi cổ - trước ngực, tim. Sau đó, lạy cúi xuống lễ lạy theo nguyên tắc 5 điểm: 2 bàn tay, 2 đầu gối, trán chạm xuống đất.
Phần thứ 2 là Cúng dường (trang 314, sách GTTLT). Đôi lúc mình bị tổn thương bởi lời nói của người khác, nếu vì như vậy mà tức giận thì cơn tức giận đó chỉ có phá hoại bản thân mình mà thôi. Nên cố gắng đừng để bản thân mình bị phá hoại.Hãy thực hành cúng dường người đó cho đức Phật để giảm bớt căng thẳng trong tinh thần.