16-06-2024
Lamrim 2024
Download MP3

Tóm tắt bài giảng - Các nghi lễ chuẩn bị (tiếp theo)

Nghi lễ chuẩn bị: có 6:

1. Nghi lễ chuẩn bị 1: Lau nhà sạch sẽ, và bày biện những biểu tượng thân, khẩu, ý giác ngộ. (Thầy đã dạy rồi buổi học trước)

2. Nghi lễ chuẩn bị 2: Kiếm đồ cúng dường hợp pháp và bày biện đẹp mắt (trang 221, quyển 1).

Bày trí các món cúng dường như thế nào?

Khi ta bày biện các món cúng dường, cúng xong và mang những vật phẩm cúng dường đó để dùng, điều này được xem như là mình đón nhận gia trì từ Đức Phật. Tất cả mọi người ai cũng muốn có cuộc sống lành mạnh, có nghĩa là ăn uống lành mạnh. Ăn uống lành mạnh không có nghĩa là ăn thức ăn bổ dưỡng là đủ, mà thức ăn của mình phải có năng lượng tốt, năng lượng tích cực, nó không chứa năng lượng xấu, thì những thức ăn đó mới bổ dưỡng được. Khi thức ăn chứa nhiều năng lượng tốt thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Nên, khi mình cúng dường món ăn hay nước uống, để trên bàn thờ Phật, sau một khoảng thời gian rồi đem xuống dùng thì sẽ có được năng lượng gia trì từ Đức Phật.

Điều quan trọng khi cúng dường là gì? Những món cúng dường cho Đức Phật sau đó không dùng, như thế cũng không có ý nghĩa gì, nên những thực phẩm trong gia đình trước khi ăn, thì đầu tiên dâng cúng lên Phật trước, rồi sau đó hãy ăn.

Chúng ta có thể làm một thí nghiệm cho 2 cây hoa giống nhau, đặt một nơi có điều kiện giống nhau, mỗi ngày đều tưới một lượng nước như nhau, điều khác biệt là:

- 1 cây dùng nước bình thường tưới,

- 1 cây còn lại dùng nước cúng Phật tưới.

Đó là phần thí nghiệm giữa hai cây hoa. Sau một khoảng thời gian xem có gì khác nhau không?

Nếu cây hoa tưới bằng nước cúng Phật, nó sinh trưởng tốt hơn, có nghĩa là cái gì cúng cho Phật thì sẽ mang một năng lượng tốt, tốt cho hoa, thì cũng tốt cho ta. Nếu tự tay làm thí nghiệm và thấy rằng nước cúng dường cho Phật có tác dụng lớn như thế thì mình sẽ càng có nhiều niềm tin rằng thức ăn cúng cho Đức Phật cũng sẽ có tác dụng lớn.

Nếu ăn thịt, thì trước khi ăn cũng cúng dường lên Phật và khi cầu nguyện và cúng dường lên Đức Phật, thì ít nhất thịt của con vật bị chết đó cũng có được sự gia trì của Đức Phật, để đời sau nó tốt hơn

Chúng ta cần có cuộc sống khỏe mạnh, cuộc sống khỏe mạnh đến từ món ăn dinh dưỡng, món ăn không phải chỉ cần có dinh dưỡng không, mà cũng cần có năng lượng tốt thì nó mới tốt cho cơ thể của mình được. Đức Phật đã nói về 4 loại thuốc, và thức ăn cũng là một trong 4 loại thuốc mà Đức Phật đề cập. Ở mỗi nước, quan niệm về thức ăn dinh dưỡng có khác nhau, tuy nhiên sự gia trì của Đức Phật thì ở nước nào cũng giống nhau.

Trong sách cũng có hướng dẫn cúng nước, cúng nước là một phần rất là quan trọng bởi vì nước là món cúng dường đơn giản nhất, ai cũng có thể dùng nước để cúng dường, không tìm được đồ cúng dường khác thì ít nhất cũng có thể tìm được nước để cúng dường. Bên cạnh đó, nước là nhân tố căn bản để duy trì sự sống. Khi có nước, thì sự sống mới bắt đầu. Nên, nước là món đơn giản nhất để cúng dường lên Đức Phật và nó cũng duy trì sự sống của mình. Khi có nước là có sự sống. Tuy nhiên, thường khi cúng nước lên Phật thì mình không uống, nhưng mình uống nước đó, thì nước đó giúp cho cơ thể mình rất nhiều, phần này lớp mình hiểu rõ chưa ạ? Nếu hiểu rõ thì mình cố gắng thực hành giống vậy. Nếu có ai thực hành và làm thí nghiệm 2 cây hoa, thì mỗi ngày mình chụp ảnh và chia sẻ trên nhóm thảo luận.

3. Nghi lễ chuẩn bị thứ 3 (trang 230): ngồi theo tư thế của Phật Tỳ Lô Giá Na trên một tọa cụ, sau đó đọc Quy y và Phát tâm Bồ Đề, v.v trong một tâm trạng đặc biệt thành khẩn. Ở đây nói về căn bản của việc ngồi thiền, buổi sáng, hoặc buổi trưa, buổi tối, nếu có vài thời gian rảnh rỗi thì sẽ làm gì? ở đây hướng dẫn chúng ta tận dụng những thời gian rảnh rỗi để làm việc có nghĩa. Để bắt đầu một thời thiền, thì phải ngồi đúng tư thế, đó là 8 sắc thái của Phật Tỳ Lô Giá Na.

3.1. Đầu tiên, là lưng thẳng

3.2. Thứ hai là vai thẳng.

Nếu ngồi thẳng như thế trong suốt thời thiền, mà thấy mệt mỏi thì có thể ngồi thoải mái thư giãn lại một tí.

3.3. Tay phải đặt lên trên tay trái, hai đầu ngón tay cái chạm vào nhau. Hai tay để trên đùi và để ngang trước rốn.

3.4. Đầu nhìn thẳng

3.5. Mắt hơi nhìn xuống phía dưới một xíu

3.6. Lưỡi thì cong ngược và chạm hàm trên

3.7. Sau đó, hít vào và thở ra

chậm rãi. Chỉ tập trung vào hơi thở thôi, khi hít vào, biết là mình hít vào, khi thở ra, biết mình thở ra. Kèm theo đó là đếm hơi thở, hít vào thở ra là 1 hơi thở, cứ như vậy, mình có thể làm liên tục đến 7 hoặc 21 hơi. Đây là một tư thế ngồi ngay ngắn nghiêm túc, nếu mình thực hành tư thế này có khó khăn, thì mình có thể kiếm chỗ ngồi, hoặc tư thế ngồi nào thoải mái, chủ yếu quan trọng là tập trung vào hơi thở, hít vào thở ra, để giúp mình tập trung hơn. Đây là phần thứ nhất.

Tâm trí của mình phải hoàn toàn tập trung vào hơi thở. Đặt sự tập trung của mình vào hơi thở, biết rõ khi hít vào, khi thở ra.

Có 2 cách thiền: cách thiền này hướng dẫn tập trung vào hiện tại, sống cho giây phút hiện tại, đầu tiên nói về hơi thở, mình tập trung vào hơi thở, hít vào thở ra, và biết là mình đang hít vào thở ra; hoặc khi uống nước, thì biết là mình đang uống nước, hoặc mình ăn thức ăn thì biết là mình đang ăn thức ăn. Nên phải tập trung hoàn toàn vào hoàn cảnh hiện tại. Điều quan trọng nhất là: khi ta buồn, tức là đang nghĩ về chuyện quá khứ, khi lo lắng là mình đang nghĩ đến chuyện tương lai, nếu cảm thấy nhẹ nhàng bình an có nghĩa là mình đang nghĩ chuyện hiện tại. Vậy nên hãy tập trung hoàn toàn vào khoảnh khắc hiện tại, đây là phần quan trọng.

Vấn đề lớn nhất của con người là hay tự tạo vấn đề cho bản thân. Đôi lúc, chuyện nó không có gì to tát, nhưng mình lại tự tạo ra rất nhiều vấn đề to tát cho mình, mình tự làm vấn đề của mình tồi tệ hơn. Để tránh nghĩ phức tạp và làm to tát vấn đề của mình, thì hãy tập trung vào hiện tại, bằng cách tập trung vào hơi thở.

Nếu hiện tại mà mình cảm thấy rất bình an, yên vui rồi, thì mình làm gì? Xếp sách Giải thoát trong lòng bàn tay lại, mình không cần sách nữa. nếu cuộc sống mình cái gì cũng suôn sẻ, tốt đẹp, vui hết rồi, thì mình đâu cần Phật pháp làm gì. Lúc đó, thực hành Phật pháp cũng không để làm gì. Khi nào còn lo lắng, còn buồn khổ thì ta còn cần quyển sách này. Quan trọng là thực hành và có niềm vui, trải nghiệm tốt nào thì mình chia sẻ với mọi người xùng quanh.

Bên cạnh đó, thực hành Phật pháp cũng giống như một loại vắc xin. Bởi vì bây giờ học Pháp và thực hành như thế, không có nghĩa là mình đang buồn, hay khổ, nhưng trong tương lai, có thể mình sẽ bị buồn hoặc khổ. Vậy bây giờ chuẩn bị phương pháp cho mình để khi gặp phải chuyện buồn, chuyện khổ thì có sẵn phương pháp đối trị. Nên thực hành Phật pháp giống như chuẩn bị một loại vắc xin vậy.