09-06-2024
Lamrim 2024
Download MP3

Tóm tắt bài giảng - Sáu thái độ khi nghe pháp & sáu nghi lễ chuẩn bị

Thầy đã giảng xong 4 thái độ trong khi nghe pháp, hôm nay Thầy sẽ tiếp tục giảng hai thái độ còn lại trong khi nghe pháp.

- Thái độ thứ 5 - khởi tâm xem người hướng đạo tâm linh như là Phật: khi nghe pháp hãy xem vị Thầy của mình là một người có thông tuệ, có tri thức, hiểu biết.

- Thái độ thứ 6 - khởi tâm mong chánh pháp tồn tại lâu dài: khởi tâm cầu nguyện mong chánh pháp, những điều đúng đắn tồn tại lâu dài ở cõi luân hồi.

Đây là sáu điều quan trọng trong thời nghe pháp phải khởi tâm như thế, trong sáu điểm này điều quan trọng, điều cốt lõi luôn phải giữ đó là luôn mong lời dạy đó sẽ luôn tồn tại và thấm nhuần trong tâm tưởng của mình.

Khi nghe pháp phải xem pháp giống như là phương thuốc có thể chữa lành căn bệnh và phải quan sát xem khi nghe pháp như thế, những lời pháp, lời dạy như thế có thấm vào trong tâm, có phát huy tác dụng, có hữu hiệu với tâm hay không. Điều quan trọng là phải quan sát tâm xem những lời dạy phật pháp đó áp dụng có hữu hiệu, có giúp mình thay đổi tâm tiêu cực trở thành tâm tích cực hay không, đó là kết quả rốt ráo khi quan sát. ó một số người khi nghe pháp rất hào hứng, nghe pháp rất thích nhưng sau hào hứng khi nghe pháp rồi cần phải áp dụng để lời pháp đó có phát huy tác dụng giúp có kết quả tốt. Điều quan sát tâm có kết quả tốt hay không đó là điều quan trọng vì mục tiêu cuối cùng của việc học pháp, nghe pháp, thực hành pháp chính là khiến cho thay đổi tốt về tâm. Nếu việc thay đổi tốt về tâm mà không có thì việc nghe học pháp không có tác dụng, không có ích gì đối với mình.

* Làm thế nào để dạy Phật pháp (trang 184 Sách “Giải thoát trong lòng tay”): Những phẩm tính, những suy nghĩ nào mà một người Thầy dạy Phật pháp cần phải suy nghĩ.

- Một người Thầy giảng dạy Phật pháp đầu tiên cần nghĩ về:

+ Lợi lạc của việc giảng pháp mang đến những lợi lạc như thế nào, lợi lạc của việc giảng pháp chủ yếu đó chính là tâm từ bi.

+ Tâm kính trọng đối với đức Phật, lời dạy của đức Phật (kính Phật, kính pháp).

Cách giảng dạy pháp trong sách “Giải thoát trong lòng tay” không chỉ nói đến các điều một người Thầy dạy pháp cần phải thực hành, cần phải làm mà bản thân cũng có thể áp dụng việc nghe pháp hiểu được và chia sẻ những lời dạy hay đối với người thân, bạn bè trong gia đình, đó cũng là một cách nói pháp. Chia sẻ phật pháp là chia sẻ những gì nghe được, học được, áp dụng sau đó có tác dụng tốt làm thay đổi bản thân, có trải nghiệm tốt về những lời dạy được áp dụng, mang những lời dạy đó chia sẻ với gia đình, bạn bè. Thông thường trong gia đình khi gặp nhau thường hay trao đổi những câu chuyện không cần thiết, tạo ra nhiều câu chuyện buồn bực và phiền não thay vào đó chia sẻ những điều pháp nghe được, học được và áp dụng có trải nghiệm tốt chia sẻ với gia đình, bạn bè thì sẽ tạo ra một không khí rất tốt lành trong gia đình. Đôi lúc một thông điệp đúng đắn và phù hợp sẽ giúp thay đổi được người khác, thậm chí thay đổi được cả cuộc đời của người khác. Chia sẻ phật pháp là cách chia sẻ những thông điệp cuộc sống đúng nghĩa giúp người ta có cơ hội thay đổi tốt, khi chia sẻ phật pháp cũng phải nghĩ đến lợi lạc chia sẻ những điều này mong mang đến lợi lạc cho người khác. Mang đến lợi lạc cho người khác là nền tảng nhưng không phải lúc nào mình cũng nói hoài những điều như vậy, đôi lúc quan sát thấy người nghe không hứng thú, không có chú ý về những điều mình chia sẻ thì nên dừng bớt lại chứ không nên nói hoài để người ta cảm thấy nhàm chán điều đó sẽ không hay. Sách “Giải thoát trong lòng tay” trang 184 cũng hướng dẫn rằng chia sẻ phật pháp với gương mặt nở nụ cười thân thiện, đôi lúc dùng ví dụ sinh động, thực tế minh chứng cho những áp dụng có lợi trong phật pháp, dùng những phương cách như thế để truyền tải các công việc phật pháp đến người khác.

Sách “Giải thoát trong lòng tay” trang 195 có nêu sự khác nhau giữa những người bạn nên dạy và không nên dạy có nghĩa là hướng dẫn đối với những ai nên chia sẻ phật pháp và đối với những ai không nên chia sẻ phật pháp. Chỉ nên chia sẻ phật pháp đối với những người có hứng thú, có tâm mong cầu tìm hiểu sâu sắc về phật pháp.Trong cuộc sống thỉnh thoảng cũng sẽ gặp những người không hề có hứng thú với phật pháp nhưng cũng có thể dành chút ít thời gian chia sẻ một vài điều cốt yếu, tinh túy trong phật pháp, vài điều đơn giản cho họ biết đâu sau này có cơ hội những điều đó sẽ giúp ích cho họ. Phần này học cách chia sẻ phật pháp đối với người khác, đôi lúc trong gia đình có thời gian rảnh rỗi, có những câu chuyện với người thân thì chia sẻ một ít trải nghiệm thực hành phật pháp đối với người khác. Quá trình chia sẻ những điều đó mà có người hỏi ngược lại những câu hỏi mà không biết cách trả lời thì chỉ nên trả lời: “xin lỗi tôi không biết”, chỉ trả lời đơn giản như vậy thôi, không tự tạo ra câu trả lời vì những câu trả lời tự tạo đó chỉ là trí tưởng tượng chứ thực ra nó không phải là câu trả lời đúng cho nên không làm như thế. Khi chia sẻ phật pháp nói những gì có hiểu biết, những gì không hiểu biết thì nói rằng tôi không biết.

Ngày thứ tư- Nghi thức chuẩn bị

Sách “Giải thoát trong lòng tay” trang 201: Bước đầu thực hành pháp cần phải thực hành gì.

Nghi lễ chuẩn bị để thực hành pháp gồm sáu bước như sau:

- Bước thứ nhất: lau nhà sạch sẽ và bày biện biểu tượng thân - khẩu - ý giác ngộ: hướng dẫn quét dọn sạch sẽ nhà cửa, phòng ở, dọn dẹp sạch sẽ các đồ vật, nơi thực hành pháp.Ở bên ngoài là lau dọn bụi bẩn trên đồ vật, nhà cửa nhưng thật ra cũng là lau dọn những bụi bẩn trong tâm, lau dọn những bụi bặm của bám chấp, bụi bặm của sân hận, bụi bặm của si mê,.... tất cả mọi thứ đều muốn được lau dọn sạch sẽ hết. Lau dọn nhà cửa sạch sẽ xong sẽ bày biện biểu tượng thân - khẩu - ý giác ngộ nghĩa là bày trí ảnh Phật để phát tâm cung kính, đây là điều quan trọng. Mỗi buổi sáng thức dậy điều đầu tiên làm là gì, bước đầu tiên là bước chuẩn bị nếu sáng sớm thức dậy không có thời gian lau dọn nhà cửa hoặc không có thời gian lau dọn bàn ở nơi làm việc mà có ảnh Phật, nhìn ảnh Phật gợi ý nghĩ sẽ làm lợi cho người khác, lợi lạc cho gia đình, con cái và những người xung quanh, không nghĩ là làm tốt cho bản thân nhiều là những gì cần phải làm, mỗi sáng thức dậy cần thiết lập động cơ tốt để bắt đầu cho một ngày. Khi thức dậy mỗi buổi sáng nhìn thấy ảnh Phật hãy nghĩ rằng mong muốn thành Phật để làm lợi lạc cho người khác đặc biệt là những người thân trong gia đình, con cái trong nhà, giảm bớt tất cả mọi kỳ vọng về việc người khác làm, chỉ nghĩ làm gì tốt cho con cái không đặt kỳ vọng vào con cái làm điều này, điều kia mang đến, vì đôi lúc sống khá ích kỷ nên bắt con cái làm thế này thế kia chỉ là thích như vậy, muốn như vậy là muốn lợi cho bản thân chưa chắc hoàn toàn có lợi cho con cái. Thay đổi góc nhìn chỉ nghĩ là làm tất cả những gì thật sự mang lợi ích cho người khác chứ không phải mang lợi ích cho bản thân, thay vì có được những điều mình muốn thì lại mất đi nhiều hơn. Vì vậy, mỗi sáng thức dậy tạo động cơ tốt trong một ngày bằng cách nhìn ảnh của đức Phật và nghĩ rằng bắt chước thực hành để được giống như đức Phật làm lợi lạc cho rất nhiều người khác. Trong bất kỳ thực hành nào, cách làm việc nào cần có một hình mẫu để noi theo thì trong thực hành phật pháp thì đức Phật là hình mẫu noi theo, hãy nghĩ cũng muốn được thành Phật, muốn được như đức Phật làm lợi lạc cho nhiều người khác.

Lau nhà sạch sẽ, bày biện biểu tượng thân - khẩu - ý giác ngộ (thân - khẩu - ý của đức Phật) của bậc giác ngộ, bày biện như thế nhìn hình ảnh của đức Phật, có một hình ảnh của đức Phật là hình mẫu để có thể gợi nhớ và thực hành để noi theo hình mẫu đó. Thân - khẩu - ý giác ngộ, thân đức Phật có thể dùng tranh, ảnh đứcPhật; khẩu có thể dùng kinh, sách hoặc sách “Giải thoát trong lòng tay”,... để tượng trưng; ý giác ngộ có thể dùng bảo tháp để tỏ lòng cung kính tượng trưng đó là ý giác ngộ của đức Phật, nghĩ đến đức Phật và nghĩ noi theo đức Phật cũng làm lợi lạc cho những người khác (gần nhất là bố, mẹ, con cái,...). Có một loại tư tưởng cần phải giảm thiểu đó là đã từng làm một việc nào tốt cho người khác rồi sau đó được khen ngợi rất nhiều sau đó lại cố gắng làm một việc tốt nữa để được khen thì suy nghĩ này cần phải giảm thiểu vì làm việc tốt thực sự là mong muốn làm lợi lạc cho người khác chứ không phải làm điều tốt để được người khác khen ngợi. Trong bước thực hành đầu tiên này nếu có thời gian lau nhà sạch sẽ thì lau nhà, nếu không có thời gian lau nhà thì lau chùi những gì có thể. Đối với những người xa lạ không có liên hệ mật thiết trên thực tế nhưng cũng cố gắng có được tâm từ bi, bình đẳng đối với tất cả mọi người, đó là điều cần thiết trong lúc thực hành pháp. Ban đầu thực hành thì chưa đạt đến mức độ đó, dần dần cố gắng sẽ đạt được đến mức độ đó, sáng sớm thức dậy đừng quen việc lên mạng xã hội xem hôm nay có sản phẩm gì mới không, có tin mới gì vui vui trong mạng xã hội không thay vào đó hãy đọc những tin và cầu nguyện cho những hoàn cảnh khó khăn đau khổ, … những điều như thế sẽ giúp trau dồi tâm từ bi nhiều hơn và điều đó rất có lợi.

Tóm lại, ở phần này lau nhà sạch sẽ, bày biện biểu tượng thân - khẩu - ý giác ngộ là hình ảnh của đức Phật, nhìn thấy đức Phật và đức Phật chính là hình mẫu trong thực hành để cố gắng thực hành để giống như đức Phật mang đến lợi lạc cho nhiều người khác, những người xung quanh đặc biệt là gia đình và người thân. Khi nhìn hình ảnh đức Phật thỉnh thoảng cũng nên tự nhắc bản thân bằng cách nói bật ra tiếng “tôi sẽ thành Phật, tôi sẽ cố gắng thành Phật để có thể làm lợi lạc cho người khác, tôi cũng sẽ bắt chước giống như đức Phật mang lợi lạc đến cho nhiều người khác”. Thực hành pháp không giống như vậy, khi nghe pháp và thực hành cái chính cần phải thay đổi rất nhiều từ trong nội tâm của mình, thực hành pháp là thay đổi và chuyển hóa nội tâm, chuyển hóa cách suy nghĩ của bản thân, khi dần dần có được sự chuyển hóa thật sự dù là nhỏ thì những thứ xung quanh nó sẽ thay đổi theo. Khi vui thì thấy xung quanh cái gì cũng đẹp, rất là tươi tắn, khi buồn thì mọi thứ xung quanh đều buồn bã và chán nản.