21-04-2024
Lamrim 2024
Download MP3

Tóm tắt bài giảng - Tổng quan về đạo Phật và tu tập theo đạo Phật

Đạo Phật có lịch sử hình thành từ 2500 năm trước khi Đức Phật đã giác ngộ thành đạo và Ngài giảng pháp lần đầu tiên đặt nền móng cho Đạo Phật.

Những gì Đức Phật giảng ngoài những điều rất thực tế, rất cụ thể và chi tiết có thể áp dụng vào cuộc sống mà còn là một nghệ thuật sống.

Đạo Phật có hai điểm chính cần phải hiểu như sau:

- Khi còn sống phải sống cuộc sống như thế nào để có được niềm vui, hạnh phúc và an lạc.

- Chuẩn bị gì cho đời tiếp theo sau khi chết, làm sao để cuộc đời tiếp theo của mình được tốt đẹp hơn, an lành hơn.

Đức Phật xuất gia và giác ngộ năm 35 tuổi, từ năm Ngài 35 tuổi đến 80 tuổi lúc Ngài nhập Niết Bàn, trong suốt thời gian đó Ngài đã giảng những lời pháp cho mọi đệ tử. Những gì Phật dạy là nghệ thuật sống, từ đó ta có thể rút tỉa từ những lời dạy của Ngài thành những phương pháp thực tế, hữu hiệu để đối mặt với những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Lúc khó khăn, đối mặt với nghịch cảnh cần phải làm gì, như thế nào để vượt qua nỗi buồn, cảm xúc xấu, tiêu cực…. Hơn thế nữa, lời Phật dạy còn hướng dẫn những phương pháp giúp loại bỏ hoàn toàn tất cả những phiền não. Khi loại bỏ hoàn toàn tất cả các phiền não thì gọi đó chính là giải thoát, trong Đạo Phật có phương pháp để đạt được giải thoát như vậy.

Trong cuộc sống này khi nghĩ đến việc muốn thay đổi cuộc sống thì vấn đề gốc rễ là thay đổi được tâm. Tâm, cách suy nghĩ, cách tư duy quyết định rất nhiều đến cách cuộc sống tiếp diễn như thế nào. Nếu tâm tích cực thì cuộc sống ít có khó khăn, dễ dàng vượt qua các trở ngại và nghịch cảnh trong cuộc sống, nếu tâm tiêu cực, nhiều phiền não, khó đương đầu với các khó khăn đó, rất dễ chán nản, buồn phiền trong cuộc sống.

Do đó thay đổi cuộc sống là làm sao để thay đổi tâm của mình. Khi vui thì nhìn bên ngoài cái gì cũng vui, cái gì cũng thuận lợi, khi buồn thì nhìn thấy mọi việc không tốt đẹp, trở nên khó khăn, nhiều trở ngại. Tất cả mọi việc ở bên ngoài thuận lợi hay khó khăn đề phụ thuộc vào góc nhìn của tâm thức, lúc đó đang vui, an lạc hay đang buồn hay chán nản, thất vọng. Cho nên, bước đầu tiên học được trong Đạo Phật đó là phải thay đổi được tâm, đã thay đổi được tâm thì cả cuộc sống sau đó được thay đổi theo phù hợp. Thay đổi tâm là một việc không đơn giản, là một việc rất phức tạp nhưng việc thay đổi tâm cũng có thể là một việc đơn giản, không quá phức tạp.

Tâm thức phức tạp, có những thứ không hiểu được, khiến buồn phiền và nhiều lúc cảm thấy khó khăn chỉ có thể đổi tâm thức để nó được hoạt động tốt hơn khiến cho nỗi buồn, phiền não đó mất đi. Đạo Phật chủ yếu hướng dẫn làm sao thấy được điều tốt ở bản thân và điều tốt ở người khác để có được niềm vui nhiều hơn nỗi buồn, đó chính là những giá trị cốt lõi từ Đạo Phật có thể học được.

Các học viên cần có hai điều quan trọng cần phải chuẩn bị:

- Tự cam kết: cố gắng tham dự lớp học càng nhiều càng tốt

- Có kết nối Internet

Đạo Phật rất sâu, rộng vì các học trò, đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng căn cơ, có nhiều người có trình độ tâm thức khác nhau nên Đức phật vận dụng rất nhiều phương tiện, nhiều cách thức để hướng dẫn cho nhiều đệ tử. Trong các loại pháp của Đức Phật thì đâu là lời dạy tốt nhất, hữu hiệu nhất từ Đức Phật? đây là câu hỏi sai vì tất cả mọi lời dạy của Đức Phật đều là hiệu quả nhất và tốt nhất cho những ai cần lời dạy đó và cần thực hành để có hiệu quả từ lời dạy đó. Do đó, chương trình Lamrim học trong thời gian sắp tới có đầy đủ tất cả những lời dạy của Phật từ lời dạy cho những đệ tử có hàng căn cơ rất bình thường cho tới những lời dạy cho đệ tử có hàng căn cơ có hàng sâu rộng hơn. Cho nên điều quan trọng khi thực hành Đạo Phật chính là hiểu lời Phật dạy, nếu không hiểu lời Phật dạy thì làm sao có thể thực hành được, không thực hành được thì lời dạy của Phật đó tốt như thế nào cũng không có lợi ích gì.

Làm sao có thể để hiểu lời Phật dạy, đơn giản chỉ có học, học rồi mới hiểu được. Học Phật Pháp - Hiểu Phật Pháp - Thực hành Phật Pháp (văn - tư - tu như Đức Phật từng giảng).

Để nhập môn điều quan trọng là cần phải học Phật Pháp ở giai đoạn ban đầu. Đức Phật đã giác ngộ lúc Ngài 35 tuổi, từ đó đến khi 80 tuổi Ngài đã giảng nhiều bài pháp cho đệ tử, phụ thuộc vào trình độ của đệ tử mà Ngài đã giảng dạy những bài pháp khác nhau.

Đức Phật sinh ra ở NePal, Ngài là một vị hoàng tử sau đó Ngài từ bỏ tước vị hoàng tử, rời bỏ cung điện sau đó Ngài xuất gia và đạt được giác ngộ. Sau khi Phật giác ngộ thì bắt đầu giảng pháp cho đệ tử.

Từ khi Ngài giảng pháp đến giờ cũng đã 2500 năm, rất nhiều người theo Đạo Phật, cố gắng thực hành Đạo Phật và cố gắng thực hành theo những gì Đức Phật dạy. Khi cố gắng thực hành theo những lời Đức Phật dạy, có bao nhiêu người thành công, bao nhiêu người thất bại. Ngay cả thời Đức Phật còn tại thế có một số đệ tử đi theo Phật đã thành công cũng có một số đệ tử thực hành thất bại, với những người thành công chắn chắn có phần do họ có cam kết rất mãnh liệt, những người thất bại họ có hai nguyên nhân chính yếu:

- Thứ nhất: nghe từ Đức Phật, học từ Đức Phật nhưng không có cam kết thực hành. Không có cam kết để cố gắng noi theo, thực hành theo y hệt những gì Đức Phật dạy vì thiếu cam kết nên thất bại, không đạt được kết quả. Vì vậy, cam kết là một điều rất quan trọng để thực hành Đạo Phật vì chỉ nghe - học - hiểu mà không cam kết thực hành sẽ không đạt được thành công.

- Lúc Đức Phật còn tại thế Ngài đã giảng pháp cho rất nhiều đệ tử nhưng Đức Phật không nói rõ một cách có hệ thống rằng từ một người sơ cơ để có thể thực hành đạt đến mức độ tột cùng thì đầu tiên phải làm gì, bước thứ nhất phải làm gì, bước thứ hai phải làm gì, bước thứ ba phải làm gì. Đức Phật đã giảng pháp rời rạc như vậy thì đặt lại câu hỏi vậy trong lời giảng pháp của Đức phật thì lời dạy nào tốt nhất? Câu hỏi này đạt thời điểm trên là sai nhưng đặt ở thời điểm này lại đúng, đây là một câu hỏi rất quan trọng. Thiền như thế nào là tốt nhất? có nhiều công cụ thiền, có nhiều phương pháp thiền đó là loại thiền tốt nhất, loại thiền nào phối hợp, gom góp nhiều loại công cụ đó là loại thiền tốt nhất.Càng có nhiều phương pháp kĩ thuật thiền thì có nhiều năng lực để đương đầu với phiền não, trong bất kì hoàn cảnh cụ thể nào phát sinh phiền não đều có khả năng đương đầu, chống chọi, loại bỏ phiền não. Trong Lamrim học được nhiều phương pháp kĩ thuật thiền và Lamrim sẽ hướng dẫn một cách có hệ thống, ở bước đầu, bước thứ nhất cần phải làm gì, thực hành gì; bước thứ hai cần phải làm gì, thực hành gì theo đúng trình tự.

+ Khi bị căng thẳng cần phải làm gì để vượt qua? câu hỏi nghe thấy đơn giản nhưng để giải quyết câu hỏi đó không phải đơn giản, trong Lamrim sẽ hướng dẫn phương pháp cụ thể để có thể xử lý triệt để hoàn toàn tất cả mọi căng thẳng, đó là cách khi bị căng thẳng phải tìm hiểu nguyên nhân của căng thẳng đó, khi xử lý được triệt để nguyên nhân của căng thẳng thì từ đó về sau không còn bị căng thẳng nữa. Nếu chỉ xử lý căng thẳng mà không biết đến nguyên nhân hình thành căng thẳng đó, về sau vẫn còn tiếp tục bị căng thẳng.

+ Khi bị bất an, không vui, trong Lamrim sẽ hướng dẫn đâu là nguyên nhân của bất an, nguyên nhân của những điều không vui đó, nếu xử lý triệt để tất cả mọi nguyên nhân đó thì bất an, không vui,.. tất cả những phiền não đó sẽ không diễn ra được và trong Lamrim sẽ hướng dẫn rất cụ thể, chi tiết làm sao để đối mặt với từng tình huống cụ thể như vậy. Trong cuộc sống có những căng thẳng cần biết được rất nhiều phương pháp thiền để xử lý những căng thẳng đó, áp dụng một phương pháp nếu không hiệu quả, không giúp hết căng thẳng thì có thể thay đổi dùng một phương pháp khác, nếu chỉ biết một phương pháp làm sao có thể thay đổi để có thể vận dụng, để có thể xử lý triệt để các căng thẳng đó, do đó cần phải biết nhiều phương pháp và kĩ thuật thiền.