
CHỦ ĐỀ: BẢY ĐIỂM LUYỆN TÂM (tiếp theo)
Phần số 7:
- Câu kệ 6.8: “Bỏ hết kỳ vọng vào kết quả” là một trong những câu kệ mà Thầy thích nhất trong quyển kinh này.
“Bỏ hết kỳ vọng vào kết quả” câu kệ này cũng là một pháp tu vô cùng quan trọng cần phải học thuộc, trong cuộc sống nếu cần làm một việc gì đó thì hãy tập trung hoàn thành thật tốt công việc và đừng kỳ vọng nhiều vào kết quả vì càng kỳ vọng vào kết quả thì cảm thấy việc đó có nhiều trở ngại. Hầu hết những việc phải làm thì không hề dễ dàng kể cả việc tu tập, trong quá trình tu tập đừng kỳ vọng sẽ tiến bộ rất nhanh, làm bất cứ công việc hàng ngày ở cơ quan cũng vậy đừng kỳ vọng kết quả đến thật nhanh vì trong nhiều tình huống chính kỳ vọng trong tâm làm phá hủy tất cả mọi thứ. Trong cuộc sống có nhiều ước muốn, nhiều kỳ vọng, tuy nhiên kỳ vọng quá mức đôi lúc chính là yếu tố gây ra khó khăn và trở ngại. Cho nên khi tu tập đến bước này thì phải kiểm soát tâm và đừng kỳ vọng quá nhiều vào những công việc cần phải làm, đừng kỳ vọng nhiều vào kết quả sẽ diễn ra trong cuộc sống. Có một điều cần phải biết niềm tin và kỳ vọng là hai điều khác nhau, nỗ lực hết mình, dồn hết tâm trí vào công việc đó đừng kỳ vọng vào kết quả vì kỳ vọng có thể gây nghiện, kỳ vọng vào điều số 1, kỳ vọng tiếp điều số 2, rồi sẽ sinh sôi lên tiếp điều số 3, điều số 4,... khi kỳ vọng những gì đạt được quá mức, vượt ngoài kiểm soát thì đó là thời điểm mọi chướng ngại đến. Khi có trách nhiệm phải làm những công việc đó và vì trách nhiệm được giao cũng không nên trông chờ vào kết quả, nỗ lực hết sức để làm công việc thấy cần làm và như thế là được rồi bởi vì kết quả nó như thế nào thì thật sự không nằm trong tầm kiểm soát.
- Câu kệ 6.9: “Bỏ hết mọi thức ăn có độc”, “thức ăn có độc” là tất cả những gì khiến tăng thêm phiền não và tư tưởng tiêu cực trong tâm, tất cả những yếu tố nào làm cho phiền não trầm trọng thêm, đó đều là thức ăn có độc. Quán sát kỹ lưỡng cuộc sống hàng ngày, mình đang dửng dưng đối với nhiều yếu tố mà những yếu tố này có thể khiến tâm tăng trưởng phiền não, làm cho những suy nghĩ tiêu cực trong tâm sinh sôi cho nên phải để ý những yếu tố đó. Nếu ăn nhầm thức ăn có độc chắc chắn sẽ đổ bệnh, hãy quan sát những yếu tố nhỏ nhặt xung quanh những yếu tố nào khiến phát lòng tham, lòng sân và những phiền não, hãy nỗ lực loại bỏ tất cả những yếu tố đó như tránh thức ăn có độc. Ở câu kệ này cần thực hành là quán sát và nhận diện các yếu tố là tăng trưởng phiền não trong tâm và nỗ lực loại trừ, tránh xa hết tất cả những yếu tố đó, những yếu tố làm tăng trưởng phiền não chính là những khoảnh khắc phát triển tâm sân, tâm đố kỵ,...
Khi đi làm có hai điều giúp tránh áp lực căng thẳng, thứ nhất động lực làm việc hàng ngày rất quan trọng, có thể là đi làm giúp đỡ nhiều người khác; thứ hai trong lúc làm việc thái độ cũng quan trọng, phải có thái độ cầu tiến, luôn muốn học hỏi. Một động lực đúng đắn là làm việc là để làm lợi cho nhiều người khác và sự tò mò trong công việc sẽ giúp không có bị chán công việc đó.
- Câu kệ số 10: “Không nương vào đặc tính tốt đẹp”, có ý nghĩa là khi giao kết với một người nào đó và họ có những đức tính xấu thì mình không nhất thiết phải thực hành tâm từ bi, thân cận với người đó. Trong một bối cảnh mà trong công việc phải có trách nhiệm đối với một số người và giả sử có một người nào trong số đó họ không có sự đúng đắn thì mình không nhất thiết phải hoàn toàn áp dụng cái tâm từ bi đối với người đó, có thể sử dụng một cách khác nó cứng rắn hơn, còn nếu như hoàn toàn không có trách nhiệm gì hết thì đừng nên chen vào, xen vào những chỗ mà có những người không có hành sự đúng đắn. Câu kệ này chủ yếu áp dụng vào hoàn cảnh có trách nhiệm phải đương đầu hoặc phải giao kết hoặc phải hỗ trợ một số người có đang có những hành vi không đúng đắn.
- Câu kệ số 11: “Đừng điên tiết vì lời đùa ác”, câu này về bản chất có nghĩa rằng đừng bao giờ nói lời đùa mà có tâm ác ý trong đó bởi vì lời đùa với tâm ác ý nhiều khi nó làm một người khác rất là đau khổ. Theo thói quen nhiều lúc hay chọc ghẹo người khác để cả cả nhóm được vui vẻ, được cười vui những lời chọc ghẹo đó đôi lúc làm cho người ta cảm thấy bị tổn thương.