
Điểm thứ Sáu- Lời nguyện luyện tâm
Điều quan trọng là trong bất cứ cái pháp tu nào đều cần phải có lời nguyện và phát nguyện làm theo. Nếu không không có điều này thì pháp tu đó khó có thể tiến bộ được.
Trong Bảy điểm luyện tâm có 18 lời nguyện và 22 lời khuyên, lớp đang học đến điểm luyện tâm thứ sáu đó là lời nguyện luyện tâm.
Thứ nhất - ở lời nguyện đầu tiên. Luôn trôi luyện 3 tiêu chí - có ba tiêu chí cần phải làm theo.
+ Không bao giờ thực hành cẩu thả, đã học pháp tu thế nào thì tới thời thực hành phải làm đúng, chính xác theo những gì được nhận, được học trong pháp tu.
+ Không thực hành theo ý tưởng nào xuất hiện trong đầu tại thời điểm thực hành, làm theo ý tưởng đó một cách lung tung, bừa bộn.
+Nói thực hành là phải thực hành đúng theo những gì được học trong kinh điển
+ Ở đây trong Phần 6.1 cũng có một ý: đừng làm trái lời hứa luyện tâm, có nghĩa là phải xem pháp tu luyện tâm của mình, đặc biệt là những lời nguyện trong pháp tu luyện tâm là nền tảng của tất cả pháp tu khác, cho dù có đang theo đuổi nhiều pháp tu đi nữa thì nên xem pháp tu luyện tâm này là nền tảng của tất cả những pháp tu.
Thứ hai -Đừng xem luyện tâm là khác biệt
Thứ ba - Đừng kỳ vọng nơi pháp luyện tâm. Lời nguyện thứ ba này là một thông điệp vô cùng quan trọng.
Thí dụ khi đang thực hành tâm từ bi, không được thực hành đối với người này và bỏ mặc người kia. Phải thực hành tâm từ bi một cách bình đẳng đối với tất cả mọi người. Ý nghĩa của lời nguyện này chủ yếu nói rằng đừng có tính thiên vị mà xem bên này nặng bên kia nhẹ trong lúc thực hành pháp. Bởi vì theo thói quen thông thường thì khi thích ai thì có khuynh hướng dễ dàng phát tâm từ bi đối với người đó. Ngược lại, đã ghét ai rồi thì rất khó thực hành tâm từ bi đối với người đó. Ở đây khi đã được phát nguyện tu tâm từ bi. Lấy thí dụ thì cần phải phát tâm từ bi bình đẳng đối với tất cả mọi người và đây là một điểm quan trọng trong phát tu tâm .
Thứ tư -Chuyển tâm nguyện vẫn giữ tự nhiên.
Lời nguyện này nên học thuộc lòng để để thực hành vào mọi lúc
Thứ năm- Đừng nói đến các điểm khiếm khuyết của người khác.
Hai lời nguyện này rất quan trọng, nên học thuộc lòng để tu tập vào mọi lúc thì rất tốt. Khi thực hành các lời nguyện này thì trước hết cần hiểu kinh sách, rồi nhìn lại bản thân xem mình có mắc phải những cái lỗi mà kinh sách đề cập đến hay không, xem mình có phạm phải những điều mà các lời nguyện này khuyên không được làm không.
Thứ sáu - Đừng nghĩ đến các việc của người
Thứ bảy - Phiền não nào lớn đối trị trước. Tức xem trong tâm của mình những cái phiền não nào là nghiêm trọng nhất thì xử lý trước.
Hãy tự kiểm tra trong những phiền não sau đây, cái nào là nghiêm trọng nhất đối với bản thân mình. Thứ nhất là sân giận, thứ hai là lòng tham, thứ ba là tâm ngạo mạn và thứ tư là tâm đố kị
Khi mình đã xác định được phiền não nghiêm trọng nhất trong tâm, phải tập trung xử lý phiền não đó. Hãy dành hai tuần để để thực hành đối trị với phiền não nghiêm trọng nhất trong tâm của mình. Tất cả các pháp đối trị đối với phiền não đều đã được hướng dẫn trong sách GTTLT, nhiệm vụ của mình bây giờ là xác định cái phiền não nghiêm trọng nhất trong tâm, rồi chọn ra một pháp đối trị phiền não mà mình đã được học và thực hành đối trị. Nếu trải qua hai tuần pháp đối trị có hiệu quả, giảm được phiền não, cho dù một ít thôi thì cũng rất là tốt. Nếu như không có hiệu quả, thì chọn một cái pháp đối trị khác và thực hành như vậy trong hai tuần tiếp theo.
Cho dù có tìm pháp đối trị nào đi nữa thì pháp đối trị mà mình đem ra thực hành, không được đi ngược lại những gì được được dạy trong GTTLT, tuyệt đối không thực hành những gì đi ngược lại hướng dẫn trong GTTLT.
Giả sử đã nỗ lực tu tập rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy bị bế tắc, không có tiến bộ rõ rệt nào hết, thì hãy nỗ lực cầu nguyện.
Có những tình huống cầu nguyện là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi vì năng lực gia trì từ những bài cầu nguyện sẽ đem lợi lạc đến với mình.