
7 điểm luyện tâm ( tiếp theo)
Tiếp cận 7 điểm luyện tâm này như 7 bước tuần tự để thực hành luyện tâm và để thực hành tốt thì cần phải hiểu rất rõ từng chi tiết trong pháp tu 7 điểm luyện tâm này.
Nên nhớ, thực hành Phật pháp đúng cách là phải hiểu rõ giáo lý và thực hành đúng theo những gì mà giáo lý hướng dẫn, chứ không đơn thuần là nghi lễ và cầu nguyện.
Lớp đang ở điểm thứ 2 của 7 điểm luyện tâm: nói về luyện tâm bồ đề tuyệt đối. Có thể tìm sách 7 điểm luyện tâm trong Dipkar viber group để lấy được bản kinh 7 điểm luyện tâm bản tiếng việt.
Nghĩ đến các pháp như giấc mộng. Quán bản chất sáng suốt bất sinh, ý nói rằng mỗi khi trong tâm xuất hiện một phiền não hay là một cái cảm xúc không mong muốn, ví dụ như cảm xúc bất hạnh hay đau khổ thì đừng làm gì cả, chỉ tập trung và nhìn thẳng vào cảm xúc đó, và sẽ thấy rằng cái cảm xúc đó từ lắng dịu rồi từ từ tan biến. Thông thường cách đối trị phản ứng khi trong tâm mình phát sinh một nổi khổ, thứ nhất theo thói quen sẽ nhớ lại, hoài tưởng lại những sự phiền não, những cái biến cố mà khiến cho mình đau khổ, càng nghĩ về các nguyên nhân đau khổ, càng ám ảnh về các biến cố khiến nỗi khổ đó càng trầm trọng hơn; phản ứng thứ 2 thường thấy là có những người cố tình bỏ qua cái nỗi khổ của bản thân và tránh né cái nỗi khổ trong tâm của họ bằng cách làm việc gì khác ..., cũng không nên làm như thế. Khi có nỗi khổ trong tâm, ta cần nhìn trực tiếp vào bản thân nỗi khổ đó và tự hỏi xem cái nỗi khổ đó hiện nó đang ở đâu trong tâm ta, trong con người của ta? Nỗi khổ đó nó có tồn tại hay không? Nếu nó có tồn tại thì nó tồn tại ở đâu trong con người của ta? Đi tìm nỗi khổ, đi tìm cái nơi mà cái nỗi khổ đó phát sinh và dần dần nỗi khổ đó sẽ tan biến. Ở đây nói đến cả một quá trình quan sát và phân tích những luồng suy nghĩ trong tâm của mình, đặt biệt là mỗi khi trong tâm phát sinh ra phiền não hoặc phát sinh ra khổ đau. Khi nổ lực đi tìm nơi mà cái nỗi khổ đó trú ngụ thì ngay lập tức cái nỗi khổ đó sẽ dần dần tan biến. Pháp thực hành này đơn giản nhưng cần phải tiến hành, phải thực hành rồi thì mới thấy được hiệu quả của nó. Pháp hành cũng như thuốc chữa bệnh vậy, có bệnh mà không uống thuốc thì không thấy hiệu quả, phải uống thuốc, phải thực hành thì mới thấy hiệu quả.
Quán tất cả các pháp như là giấc mộng: khi có một nỗi khổ trong tâm và đi tìm đi tìm cái nơi mà nỗi khổ đó tồn tại ở trong con người mình thì câu trả lời cho quá trình tìm kiếm không quan trọng, có tìm ra không cũng không quan trọng, điều quan trọng là khi tiến hành tìm kiếm phiền não như thế thì bản thân phiền não ấy sẽ biến mất và đó là ý của câu kệ này, đó là khi quán sát tất cả các pháp, nhìn tất cả các pháp như là giấc mộng. Vấn đề được đặt ra rằng có thật là tất cả các sự vật hiện tượng là giấc mộng hay không? Câu trả lời tùy vào mỗi người, có người thấy thế giới này như là huyễn như mộng nhưng có người thì không cảm thấy thế. Những người đã thực chứng tánh không rồi thì thấy thế giới này như là một giấc mộng. Ví dụ: có một người nằm mộng thấy bị một con hổ tấn công, thì vô cùng sợ hãi, nhưng tại thời điểm đó nếu nhận ra chỉ đang nằm mơ, không có thật, thì nỗi sợ đó hoàn toàn tan biến. Cũng như vậy, người chứng được tính không phát hiện ra tất cả các pháp, tất cả thế giới đều như giấc mộng cho nên hiểu được tánh không rồi thì trong tâm không còn sợ hãi, không còn phiền não hoặc bất cứ cảm xúc tiêu cực nào.
Hòa vào bản chất của tàng thức: phần này khá phức tạp nêmThầy sẽ hướng dẫn sau.
Giữa thời làm chúng sinh huyễn ảo: là khi không có trong thời thiền định, khi đã xuất thiền rồi thì sẽ nhìn thấy tất cả mọi thứ bên ngoài đều là huyễn ảo. Thí dụ khi bị người dùng những lời nặng nề, quát mắng, nếu xem những lời đó là rất trầm trọng, thì những lời nói đó sẽ khiến ta tổn thương nặng nề; nếu như tiếp nhận những lời đó với một thái độ dửng dưng, cho đó chỉ là huyễn ảo thì nó sẽ không khiến ta bị tổn thương nhiều.
Giữa thời làm chúng sinh huyễn ảo là đối với mọi biến cố diễn ra trong cuộc đời, những hoàn cảnh không mong muốn, hãy xem đều là huyễn ảo. Điều đó sẽ khiến ta không bị đau khổ nhiều so với việc xem những hoàn cảnh đó rất là nghiêm trọng. Huyễn ảo ở đây có nghĩa là tất cả những cái phẩm chất, những cái đặc điểm của sự vật, hiện tượng mà do tâm phóng chiếu ra và gán đặt, nên là huyễn ảo.
Hai pháp CHO – NHẬN, hành xen kẽ. Hai pháp này, đặt lên hơi thở
(cần phải học thuộc lòng 2 câu này)
Đây là thực hành thiền cho và nhận, khi hít vào thì quán tưởng rằng nhận tất cả nỗi khổ của chúng sinh thay chúng sinh gánh chịu nỗi khổ đó; khi thở ra nghĩ rằng trao tặng tất cả hạnh phúc, ân phước theo hơi thở cho chúng sinh. Đó là thiền cho & nhận.
Trước hết nên thực hành pháp thiền cho và nhận này với những người thân trong gia đình của mình. Sau đó đến bước thực hành khó hơn, đó là áp dụng thiền cho và nhận với những người mà mình không thích, những người mình ghét.
Ba nơi, ba độc , ba thiện căn: hãy đọc sách GTTLBT để được xem chỉ dẫn cặn kẽ về câu này.
Có thể hiểu bước đầu như sau: ba nơi đối với những đối tượng xấu thì sẽ phát sinh tâm sân giận, muốn trốn chạy khỏi những cái hoàn cảnh và đối tượng không mong và đối với những đối tượng tốt hoặc hoàn cảnh mong muốn thì sẽ phát sinh tâm bám chấp, đối với những đối tượng trung tính thì tâm dửng dưng, không có phát sinh một cái cảm xúc và nghiên về bên nào cả. Trong cuộc sống ta sẽ thường xuyên sẽ tiếp xúc với một trong 3 đối tượng này, ba nơi này và tùy vào việc tiếp xúc vào những đối tượng có đặc điểm như thế nào đối với tâm thì tâm sẽ phát sinh tương ứng. Cho nên, để thực hành được câu này thì điều quan trọng là phải phát triển được sự tỉnh thức để phát hiện ra đối tượng đang tiếp xúc là xấu, tốt hay trung tính; và khi phát hiện ra đang tiếp xúc với đối tượng xấu thì có đang phát sinh tâm sân giận hay không? Hoặc khi đang tiếp xúc với một đối tượng tốt thì có đang phát sinh tâm bám chấp hay không? phát triển được tâm tỉnh thức là điều vô cùng quan trọng để không phát sinh tâm sân giận trước những đối tượng xấu, tích lũy được một thiện căn. Thiện căn không nổi giận trước một đối tượng xấu, cho nên 3 nơi, 3 độc, 3 thiện căn là một câu kệ rất là hay.
Cần nổ lực luyện tỉnh thức trước mọi hoàn cảnh và thực hành thiền cho & nhận. Cần quan sát tâm mình, chú ý đến tất cả những đối tượng tiếp xúc và xem tâm mình phản ứng như thế nào. Nếu không thực hành pháp thì hoàn toàn không ý thức được rằng có nhiều phiền não, nhiều ý nghĩ tiêu cực phát sinh liên tục trong tâm.Nếu không bảo hộ tâm, để cho tâm tràn ngập những cái tư tưởng tiêu cực thì những tư tưởng tiêu cực đó nó sẽ hủy hoại hoàn toàn tâm an lạc của mình.
Câu hỏi: Tham thiền có gọi là tâm bám chấp hay không? Thầy ước gì các học trò đều tham thiền như vậy, bởi vì theo trải nghiệm của Thầy trong suốt 30 năm đi truyền bá giáo pháp của Đức Phật thì Thầy chưa có thấy học trò nào mà bám chấp vô pháp thực hành thiền, nếu tham thiền được như thế, đến mức mà bám chấp vô các pháp thiền thì Thầy không những chúc mừng Thầy còn tặng quà
Câu hỏi: Làm sao để không sân giận, không bám chấp?
Phải đối trị với sân giận trước, học cách làm sao để không nổi giận, khi tâm tỉnh thức phát hiện ra sân giận chuẩn bị phát phải ngừng mọi hành động bên ngoài và tập trung vào hơi thở, hít vào thở ra thật là sâu, đếm hơi thở từ 1 tới 10 và cách quay về quán sát hơi thở như thế sẽ giúp vượt qua được tâm sân giận vào thời điểm đó.