12 CHI PHẦN NHÂN DUYÊN
12 chi phần nhân duyên mô tả tiến trình con người tái sinh trong cõi giới này, từ chết đến tái sinh: trải qua 12 tiến trình.
Vài điều cần hiểu về 12 nhân duyên. Trong 12 nhân duyên, chi phần hay mắc xích thứ nhất là vô minh. Tất cả chi phần còn lại đều phát sinh từ vô minh.
Trong bức ảnh, hình tượng con quỷ ôm bánh xe biểu trưng cho luân hồi. Hiện tại, ta đang bị kẹt trong luân hồi. Đức Phật xuất hiện trên thế gian để chỉ ta cách thoát khỏi luân hồi.
Ở trung tâm của bánh xe luân hồi, có 3 con vật: chim, rắn và heo.
Con chim tượng trưng cho tham lam. Con rắn tượng trưng cho sân hận. Con heo tượng trưng cho si. Khi có Tam độc (tham sân si) thì luân hồi phát sinh. 3 con vật biểu trưng cho Tam độc là nguồn gốc của luân hồi. Trong Tam độc, vô minh (si) chính là phiền não căn bản phát sinh tham và sân, khiến ta tạo nghiệp và các nghiệp này trói buộc ta vào trong luân hồi.
Vành bánh xe luân hồi chính là 12 chi phần nhân duyên. Phía trên đỉnh bánh xe, cạnh răng nanh con quỷ có người đàn bà mù (chính là vô minh). Đi theo chiều kim đồng hồ, có 1 người đang cọ rửa chậu là hành (nghiệp). Vô minh là mắc xích thứ nhất sinh ra hành (nghiệp) là mắc xích thứ 2. Vì vô minh nên ta tạo nghiệp/hành (thiện/bất thiện). Mắc xích thứ 3 được minh hoạ là 1 con khỉ. Nghiệp tạo nên tập khí hình thành và có sẵn trong thức. Thức chính là mắc xích thứ 3.
Ví dụ 1 người giết con cá, hành động này đã tạo ác nghiệp. Sau khi giết con cá, ác nghiệp đó sẽ ở đâu? Nó sẽ tồn tại trong thức dưới dạng tập khí, trong tương lai chính tập khí này sẽ sinh ra quả báo. Hành động tạo nghiệp sẽ để lại trong tâm thức 1 tập khí, nó sẽ ở đó cho đến khi đủ điều kiện thuận lợi để tạo thành nghiệp quả.
Trong tâm thức ta có rất nhiều tập khí thiện và bất thiện.
Bởi vì vô minh nên ta tạo ác nghiệp. Nếu không có vô minh, sẽ không tạo nghiệp, không có nghiệp thì cũng sẽ không có tập khí nào để lại trong tâm thức. Nếu không có tập khí nào trong tâm thức, ta sẽ không tái sinh.
Ngoài 3 con chim, rắn, heo trong ảnh còn có nhiều con vật khác, như con trâu (biểu tượng cho cõi súc sinh). Hình nền đen dưới con heo là hình 1 chúng sinh cõi địa ngục, chúng sinh cõi ngạ quỹ, cõi người và cõi thiên … 6 biểu tượng biểu trưng cho chúng sinh của 6 cõi luân hồi.
Trong ảnh, nửa màu đen đại diện cho cõi thấp, nửa màu trắng đại diện cho cõi người, ngạ quỷ và cõi trời. 6 biểu tượng cho chúng sinh 6 cõi có ý nghĩa rằng khi ta bị kẹt trong luân hồi, ta sẽ phải tái sinh, trôi lăn trong 6 cõi này.
Có thể xem thêm mô tả ở trang 89, quyển số 2 Giải thoát trong lòng bàn tay.
Mắc xích thứ 4: người đàn ông áo đỏ đang chèo thuyền mang ý nghĩa danh, sắc. Khi chết, thức đi vào trung ấm. Ngay thời điểm thức nhập vào thai mẹ đã bắt đầu đời sống tái sinh tiếp theo hình thành danh & sắc. Ngày sinh chính xác mới là ngày thức nhập thai mẹ. Danh ám chỉ thức (đang nhập vào hợp tử tinh cha huyết mẹ). Sắc là phần vật lý ám chỉ hợp tử tinh cha huyết mẹ. Lúc đó chưa có giác quan nên chưa cảm nhận được hay nghe, thấy gì. Ngay tại thời điểm nhập thai, không ai rõ thức có khả năng tri nhận được những gì hay đối tượng nào không. Ngay cả Đức Phật ngài cũng không giải thích chỗ này. Thời điểm tinh cha huyết mẹ gặp nhau, thân của thức chỉ là 1 cục máu, hỗn hợp tinh huyết của cha mẹ, lúc này đã là 1 chúng sinh hữu tình tuy chưa cảm nhận được gì, và không rõ có tri nhận được gì không. Trong quá trình tái sinh, thức đi qua nhiều chặng đường và quên rất nhiều điều. Mục tiêu trong cõi đời này là sống mạnh mẽ và hạnh phúc. Thầy ở đây để nhắc nhở ta điều này.
Sau khi có danh sắc, 6 căn bắt đầu hình thành: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý chính là mắc xích thứ 5. Khi bào thai bắt đầu phát triển nên hình thù (6 căn), có mắt (nhưng chưa thấy được), cảm thọ đầu tiên xuất hiện.