10-07-2024
Lamrim 2023
Download MP3

NGÀY THỨ 15 – NGUYÊN NHÂN CỦA VỌNG TƯỞNG

Nghiệp được tích luỹ như thế nào?

Nghiệp là một trong những phần rất quan trọng.

Nghiệp là hành động, hầu hết các hành động đều được xem là nghiệp. Tất cả những hành động mình thực hiện đều được xem là nghiệp. Tất cả những sự việc diễn ra trong cuộc sống của mình đều là kết quả của những nghiệp cũ mình đã tạo trước đó. Trong Giải thoát trong lòng tay, có nói đến hai loại nghiệp:

1. Ý nghiệp (nghiệp trong tâm ý)

2. Hành động cố ý (Nghiệp đã triển khai thành hành động trên thân và trên ngữ, là hành động cố ý)

Vd: mình muốn giết 1 con thú,

- thì cái suy nghĩ muốn giết con thú và nghĩ đến kế hoạch thực hiện việc đó trong suy nghĩ của mình, thì đó là ý nghiệp.

- khi kế hoạch đó được mình tiến hành trên thân hoặc mình dùng lời nói của mình để sai khiến giết con thú đó, thì hành động trên thân hoặc trên lời nói đó trở thành hành động cố ý.

Trong sách Giải thoát trong lòng tay nói kỹ hơn về nghiệp, giải thích việc chúng sinh tái sinh từ kiếp này qua kiếp khác, được sinh ra rồi chết, rồi tái sinh, qua kiếp khác rồi lại chết. Cái vòng lẩn quẩn đó cứ lặp đi lặp lại và nguyên nhân phía sau sự lặp đi lặp lại của chết và tái sinh, chính là nghiệp.

Tại sao chúng sanh chết rồi đi tái sinh? là do nghiệp đã tạo, nó thúc đẩy tái sinh. Để hiểu được toàn bộ tiến trình này, bằng cách nào nghiệp thúc đẩy việc đi tái sinh, cần phải hiểu được tiến trình chết, cũng như tiến trình tái sinh.

Có câu chuyện: một người đến gặp Đạo sư và xin chỉ phương cách thoát khỏi cái chết. Vị đạo sư nói cách duy nhất không muốn chết thì đừng có được sinh ra đời, được sinh ra đời thì chắc chắn phải chết. Cái vòng luân hồi đó được thúc đẩy bởi nghiệp. Nếu biết cách chặt đứt 1 mắc xích trong vòng đó để cắt đứt quá trình sinh tử, thì chính là giải thoát. Nhưng có điều vô cùng quan trọng là phải hiểu rõ cái chết là gì? Dưới cái nhìn của đạo Phật thì cái chết cũng giống như đồng xu, đồng xu lúc nào cũng có 2 mặt; cái chết cũng có 2 mặt, một bên của cái chết đó là sự kết thúc, bên kia là sự khởi đầu. Nếu ta nhìn vào cái chết và xem nó như một sự khởi đầu thì ta sẽ không sợ hãi, nếu chỉ nhìn vào cái chết và xem nó như sự kết thúc thì chúng ta sẽ sinh tâm sợ hãi.

Thế nào là cái chết? Theo định nghĩa của đạo Phật, cái chết là sự đứt gãy liên kết giữa thân và tâm, liên kết giữa thân và tâm bị phá vỡ thì đạo Phật gọi là cái chết. Trong y học, cái chết lâm sàng khi tim hoàn toàn ngừng đập, nếu não chết nhưng tim còn đập thì là hôn mê. Đối với đạo Phật, thậm chí khi tim và não ngừng đập rồi, nhưng cái thức chưa rời khỏi thân, cái liên kết giữa thân và tâm vẫn còn, thì đối với đạo Phật thì người đó vẫn chưa chết. Đối với những người mà bác sĩ đã tuyên bố là chết rồi, nếu chạm vào tay chân của họ, không cảm thấy có hơi ấm, nếu chạm vào giữa ngực của họ, những người mới chết thì giữa ngực họ vẫn còn hơi ấm do thần thức (tâm) họ vẫn còn trong thân này, vẫn chưa thoát ra ngoài nên hơi ấm vẫn còn tụ lại.

Trong Giải thoát trong lòng tay:

1. Giải thích về cái chết

2. Giải thích về cõi trung ấm

3. Giải thích tiến trình tái sinh

Cho nên, sau khi chết, chúng ta sẽ sinh vào cõi thân trung ấm, ở đây cần hiểu rằng, chết không phải là vấn đề gì quá trầm trọng, vấn đề quan trọng hơn là tiến trình tái sinh, bởi vì bắt đầu tái sinh là mình phải đi lại từ đầu một chu kỳ mới. Sau khi chết, cái tâm của họ sẽ đi vào cõi trung ấm và ở trong đó 49 ngày, kết thúc 49 ngày thì cái tâm đó đi tái sinh, có một thân mới. Chúng ta phải tái sinh, bởi vì nghiệp của mình, nghiệp chính là nguyên nhân thúc đẩy mình đi tái sinh, dẫu cho ta có muốn điều đó hay không.

Khi một người vừa chết, tâm của họ sinh vào cõi trung ấm, chúng sinh trong cõi trung ấm này có thần thông, có thể đọc được suy nghĩ của người khác dễ dàng. Khi cầu nguyện cho họ, thì chắc chắn họ sẽ biết. Cầu nguyện cho người qua đời, mình đọc bài cầu nguyện cho cái tâm của người đó trong cõi trung ấm có thể nghe được. chúng sinh trong cõi trung ấm đã bỏ thân rồi, chỉ có cái tâm mà thôi, và tâm đó liên tục tìm kiếm thân tái sinh mới, nên lời cầu nguyện của mình đi vào cõi trung ấm.

Trong các cuộc tranh luận về Triết học, có một nguyên tắc không thay đổi là những người trong cuộc tranh luận đó không bao giờ đồng ý với lý lẽ của người kia, bởi vì nếu đồng ý thì cuộc tranh luận đó lập tức chấm dứt. Tuy nhiên, vào thời của Đức Phật thì Ngài không thích tranh luận, Ngài chỉ thực hành thôi, không thích tranh luận nên ai nói gì thì Ngài cũng đồng ý hết. Tu tập giáo pháp, thực hành pháp hành thực thụ thì giúp người ta sống hạnh phúc và có thể giúp họ ngủ ngon.

Tuần này vẫn thuộc tháng kỉ niệm Đức Phật chuyển pháp luân, sẽ rất tốt nếu mình tụng đọc kinh điển của đức Phật, ví dụ như Bát Nhã Tâm Kinh, v.v sau đó, cầu nguyện tất cả những chúng sinh vừa chết, vào thân trung ấm, thì họ có được tái sinh tốt.