10-04-2024
Lamrim 2023
Download MP3

Tóm tắt bài giảng - Ngày 13 - Phát triển lòng tin vào luật nhân quả: Mười bất thiện nghiệp

Trước khi học Pháp, có 2 điều quan trọng:

1. K

hởi động cơ tốt

: bắt đầu từ Quy y Tam Bảo, vì đây là pháp thực hành quan trọng trong Phật pháp và trong Đại Thừa.

2. Sau đó là

Phát tâm Bồ Đề

. Lamrim là môn học được bắt nguồn từ Tổ Tsongkhapa, trước Ngài là Tổ Atisha. Rinpoche đã dùng tên của Tổ Atisha để đặt tên cho nhóm Dipkar mình.

Kệ quy y tam bảo, có:

+ Hai câu đầu: “con xin quy y Phật Pháp Tăng, cho đến khi đạt được giác ngộ”, hai câu này nói về quy y tam bảo.

+ Hai câu sau: “với công đức có được nhờ nghe Pháp, nguyện đắc Phật quả để lợi lạc chúng sanh”. Nhờ vào Quy y tam bảo, tích lũy được công đức, từ đó phát tâm Bồ Đề để làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh.

Trong một tiếng học Pháp này, cả lớp nên phát khởi động cơ tốt, động cơ thiện lành để nghe Pháp.

Theo thứ tự của Lamrim:

1. Nền tảng thực hành sơ khởi:

2. Phạm vi nhỏ:

3. Phạm vi trung bình

4. Phạm vi lớn

1.

Nề

n tảng thực hành sơ khởi

: gồm có:

- Giới thiệu về giáo trình Giải thoát trong lòng tay

- Giới thiệu về tác giả, nền tảng đường tu và tích lũy phước đức qua thực hành, bảy pháp gia hành, vai trò của Đạo sư đối với qua trình tu học, đây là học phần 1.

Mình là người học trò, khi lắng nghe Pháp, thì cần phải tập trung và phát động cơ thiện lành và tập trung nghe giảng pháp.

2.

Phạm vi nhỏ

: gồm có:

- Vô thường và thiền quán về vô thường.

- Khuyết điểm của cõi luân hồi

- Khổ đau trong cõi thấp

- Tam bảo và phẩm tính của tam bảo, quy y tam bảo

- Nghiệp và nhân quả

- Năm giới cư sĩ và mười thiện nghiệp

- Tịnh hóa ác nghiệp

- Chuyển đổi tâm tính và những gì nên làm, và những gì nên bỏ

Trong Giải thoát trong lòng bàn tay, có 3 phần quan trọng: phạm vi nhỏ, phạm vi trung bình, phạm vi lớn

Trong phạm vi nhỏ: chính yếu là phần về quy y tam bảo và nghĩ về nghiệp quả. Hôm nay mình sẽ học về nghiệp quả.

Rinpoche đã hướng dẫn mình về quy y tam bảo và nghiệp quả. Nghiệp gồm: nghiệp tổng quát và nghiệp chi tiết. Hôm nay Thầy sẽ hướng dẫn mình về nghiệp chi tiết.

Nghiệp chi tiết: trong 10 bất thiện nghiệp, chia ra nghiệp nặng và nghiệp nhẹ, cách phân biệt nghiệp nặng và nghiệp nhẹ.

Để phân biệt được nghiệp nặng hay nhẹ là nhờ vào 6 yếu tố:

1. Nặng do BẢN CHẤT:

+ Phạm nghiệp qua THÂN: có 3 bất thiện nghiệp về thân: giết, lấy của không cho, tà dâm. Mức độ phạm nghiệp nặng nhất là giết, sau đó là lấy của không cho, rồi tà dâm.

+ Phạm nghiệp qua KHẨU: có 4: nói dối là nặng nhất, sau đó là nói lời ly gián, tiếp đến là nói lời nhục mạ, cuối cùng là nói lời phù phiếm.

+ Phạm nghiệp qua Ý: có 3: tham, ác ý, và tà kiến (phủ định, không tin có nhân quả, không có tam bảo). Tà kiến là nặng nhất, sau đó tới ác ý, và cuối cùng là tham.

2. Nặng do SUY NGHĨ:

Vd: giết hại bất cứ chúng sanh nào, nếu trong tâm mình muốn giết chúng sanh đó một cách rất nặng thì cách tư duy suy nghĩ như vậy là sẽ nặng hơn, nếu khi ta phạm nghiệp sát sanh đối với chúng sanh nào đó, thì sẽ phân theo cấp độ suy nghĩ của chúng ta.

3. Nặng do HÀNH VI:

Khi mình có 1 hành động, 1 tư duy muốn giết một chúng sanh nào đó, nếu dùng cách giết khủng khiếp hơn thì nghiệp sẽ nặng hơn, nếu mình tư duy là mình giết 1 chúng sanh với cách nhẹ nhàng hơn thì với tư duy đó thì nghiệp sẽ nhẹ hơn, đây được gọi là nặng do hành vi.

Vì nặng do ý định, suy nghĩ hoặc nặng do hành vi nên sẽ tạo nên những nghiệp nặng nhẹ khác nhau. Do suy nghĩ, tư tưởng và hành vi của mình quyết định nên mức độ nặng nhẹ của việc phạm nghiệp đối với chúng sanh đó.

4. Nặng do CĂN BẢN: là nặng do đối tượng, là đối tượng mà ta đang phạm phải nghiệp xấu đó. Cùng một hành động lên đối tượng khác nhau thì mức độ nặng nhẹ của nghiệp cũng sẽ khác nhau. Vd: ta nói lời vô lễ, bất kính, không biết ơn đối với Thầy mình, hoặc người giảng Pháp chỉ cho ta con đường phát triển trí tuệ, so với lời bất kính vô ơn đối với Cha Mẹ người có công dưỡng dục mình, hay nói lời bất kính với người xa lạ, thì người nào có phẩm hạnh, có công ơn với mình, mà ta nói những lời bất kính, vô ơn với người đó thì nghiệp sẽ nặng hơn. còn nói lời bất kính với người xa lạ, không có công ơn với mình thì nghiệp sẽ nhẹ hơn.

5. Nặng vì TÍNH CÁCH THƯỜNG XUYÊN: thường xuyên làm 1 việc xấu thì nghiệp đó ngày càng nặng hơn, vd: nghiệp nhỏ thường xuyên, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ tạo thành nghiệp lớn.

6. Nặng vì KHÔNG CÓ CÁCH CỨU CHỮA: vd: khi ta làm một việc xấu, hay sân hận hoặc có ý xấu làm hại người khác, ta biết mình đang làm việc xấu, nhưng ko biết phát tâm hối hận, hổ thẹn với việc xấu đó, hoặc không tìm ra được phương pháp đối trị với nghiệp xấu đó, và cứ tiếp tục làm nghiệp xấu đó với đối tượng khác thì sẽ tạo nên những nghiệp nặng. Nên nếu ta làm việc tốt hoặc hoan hỷ vì đã làm những việc tốt đó thì sau đó mình hồi hướng những việc làm đó thì công đức sẽ tăng trưởng. nên mình sẽ tích lũy được công đức và tiết chế được những lỗi mình đã làm hại chúng sanh. Do đó, nếu ta biết được biện pháp chặn ác nghiệp và biện pháp tăng trưởng công đức của thiện nghiệp, thì sẽ chịu ít đau khổ và có cuộc sống tốt đẹp. Nên, khi mình biết được quá trình đường đi của phạm nghiệp thì mình cần phải tìm ra những phương pháp đối trị để tiết chế … khi mình tìm được sự khác biệt của nghiệp nặng, nghiệp nhẹ, phân biệt được trong 10 nghiệp bất thiện, nghiệp nào nặng, nghiệp nào nhẹ và sau đó thông qua kết quả của các ác nghiệp đó, mình biết được rằng …

Có 3 loại quả báo: quả báo chín muồi, quả báo tương ứng với nhân và quả báo thuộc về hoàn cảnh.

1. Quả báo thuần thục chín muồi: nếu ta giết người hoặc gây tổn hại đến thân thể của người khác, thì quả báo chín muồi này sẽ làm cho cơ thể ta dễ bị tổn hại hay dễ bệnh, hoặc dễ bị người khác giết. nếu phạm nghiệp sát sinh, thì quả báo chín muồi: nặng nhất là sẽ bị tái sinh vào địa ngục, trung bình là sẽ tái sinh vào ngạ quỹ, nghiệp nhỏ hơn là tái sinh vào súc sanh.

2. Quả báo tương ứng với Nhân: có kết quả tương ứng với việc đã làm. Vd: thói quen làm những việc xấu của mình ngày càng tăng, nó tương ứng với nhân, được chia làm 2 loại: (1) kinh nghiệm phù hợp với nguyên nhân và (2) hành động phù hợp với nguyên nhân. Vd: giết, hành động phù hợp với nguyên nhân là hành động thích ưa giết, cứ lặp đi lặp lại, thấy giết bất cứ ai là thấy ưa thích, hành động này được gọi là phù hợp với nguyên nhân.

3. Quả báo thuộc vào hoàn cảnh: nếu bây giờ ta quen hãm hại người khác, thì ở những đời sau ta sẽ sống ở những nơi mà phải chịu những kết quả, những hành động mà ta từng gây ra cho người khác trước đây, như chiến tranh, động đất, v.v nên mình phải cẩn trọng về 10 bất thiện nghiệp này, dù có nhỏ cấp mấy cũng tạo nên những quả báo tương ứng.

Khi mình phạm ác nghiệp lớn, mình xét vào hành động và suy nghĩ tư duy của mình xem hành động đó là lớn hay nhỏ, thông qua 6 bước trên và 3 quả báo tương ứng, thì mình xét được quá trình, đường đi của ác nghiệp và tìm ra phương pháp đối trị những ác nghiệp đó.

Bất thiện nghiệp gồm 4: căn bản, ý định, hành vi, và bước cuối cùng để tạo nên nghiệp đó nặng hay nhẹ. Vd: đối với những đức Phật tái sinh ở những kiếp trước, thời đó được nghe Đức Phật giảng pháp từ chính kim khẩu đức Phật và rất nhiều kinh sách, mà ta chưa được tái sanh vào thời đó, một phần là do nghiệp, một nhân và quả của mình là mình ko được có duyên lành để được nghe Phật giảng pháp vào thời đó.

Để tiết chế được 10 bất thiện nghiệp (qua thân, khẩu, ý), mình cần từ bỏ, chặn đứng, tiết chế 10 bất thiện nghiệp, để tạo nên 10 thiện nghiệp, vd: nghiệp giết, thì mình tiết chế lại là không giết hại chúng sanh nhiều, mình cũng không trộm cắp nhiều, không tà dâm, cũng như không nói dối, giảm tiết việc nói lời ly gián, lời nhục mạ, lời phù phiếm. Nếu mình từ bỏ 10 bất thiện nghiệp này, thì mình sẽ được tái sinh vào cõi Thiên, cõi Người, hoặc có được những người bạn lành, thiện tri thức, công việc được như ý.

Trong 10 bất thiện này, xét vào: nặng do bản chất, nặng do ý định, nặng do hành vi, nặng do căn bản, nặng vì tính cách thường xuyên, nặng vì không có cách cứu chữa. Trong 6 yếu tố này, để phân biệt nghiệp nặng hay nhẹ, nghiệp nào nặng nhất, nhẹ nhất.

- vd: mình bố thí, cúng dường cho chư Phật, hàng Bồ Tát, Đạo sư, Thầy và Cha Mẹ. việc cúng dường như vậy là dựa vào phẩm hạnh, người nào có phẩm hạnh tốt hơn thì việc mình cúng dường như vậy sẽ tạo được những nghiệp thiện lành hơn.

- vd: mình cúng dường vật phẩm lên 1 vị, nhưng 1 vị có nhận giới và 1 vị không nhận giới, thì việc cúng dường lên vị có nhận giới sẽ có công đức hơn vị chưa nhận giới.

- vd: 1 vị thầy nhận giới, khi mình đảnh lễ, cúng dường lên vị thầy nhận giới thì mình sẽ tích lũy được thiện hạnh lớn, vì thầy đó đã nhận giới. Và thường thì vào ngày 15 (Bố Tát giới), thì các thầy sẽ tụng lại bộ giới đó, để sám hối những việc đã phạm và nhận lại toàn bộ giới nguyện của 1 vị tu sĩ. Nên việc tích lũy thiện hạnh rất quan trọng.

Trước buổi học, mình đã khởi động cơ tốt: quy y, phát tâm bồ đề. Và trước khi kết thúc buổi học, mình sẽ tụng bài kệ hồi hướng đến tất cả chúng sanh, người thân trong gia đình và mọi người trên thế giới. Khi học Lamrim, mình cần phải có văn tư tu, lắng nghe, suy nghĩ và thực hành pháp.