TÓM TẮT BÀI GIẢNG LAMRIM 23 – TUẦN 37 - 29.11.2023
Trong buổi học trước thì Thầy đã hướng dẫn xong phần lợi lạc về quy y và hôm nay Thầy sẽ hướng dẫn tiếp tục về những lời khuyên sau khi quy y.
Nếu như bất thình lình gặp được Đức Phật thì mình cần hỏi Đức Phật vấn đề gì? Nếu như Đức Phật xuất hiện trước mặt Thầy thì Thầy sẽ nói gì với Ngài? Hôm nay, Thầy rất là nghiêm túc về vấn đề này, Thầy sẽ xin Đức Phật giữ yên lặng, bởi vì tất cả những gì cần truyền lại cho loài người thì Đức Phật đã truyền lại hết vào 2500 năm trước và Thầy đã học qua hết . Thầy cảm thấy rằng Đức Phật không cần thiết phải giải thích thêm điều gì nữa bởi vì tất cả những gì cần nói Đức Phật đã nói hết rồi.
Nếu như chúng ta suốt cuộc đời này cứ dựa dẫm vào một vị Thầy hoặc có bất cứ vấn đề gì cũng phải đi hỏi Thầy, thì cả cuộc đời mình sẽ không thể nào tu tập tiến bộ .
Nên, khi thực hành giáo pháp thì cần phải biết mình đang ở đâu? Và có những trình độ nào cần đạt đến? Trong quá trình mình tu tập Phật Pháp, ta cần phải quan sát lại tâm mình để nhìn nhận xem mình đã tiến bộ rõ ràng chưa, mình đã đạt được trình độ tiếp theo hay chưa? Nếu như trong cả suốt thời gian dài mình tu tập giáo pháp mà cứ giậm chân tại chỗ, cứ mãi ở trình độ thấp thì chứng tỏ rằng cái quá trình tu tập của mình không đi đúng hướng, ví dụ khi gặp Đức Phật hỏi Phật là vé số là số mấy thì đó thật sự là trình độ rất thấp, trình độ thứ nhất, ở trình độ tiếp theo thì xin Đức Phật hãy giữ im lặng bởi vì lúc đó mình đã bắt đầu tự tin rằng toàn bộ giáo pháp của Đức Phật để lại cho chúng ta đều đã có chứa đựng tất cả các chỉ dẫn để giúp tự bước trên đôi chân của mình, không cần dựa dẫm vào bất cứ điều nào khác.
Những lời khuyên sau khi quy y Tam Bảo:
Thứ nhất sau khi đã quy y Phật Bảo rồi chúng ta không quy y vào những vị thần thế gian. Những vị thần thế gian là như thế nào? Thầy có nhớ là ở Việt Nam chúng ta có mấy cái đình, mấy cái đình thì ở dọc đường chẳng hạn, một số nơi có những cái đình thì trong đó các vị mà người dân thờ ở trong đình thì không phải là Tam Bảo, không phải là Phật thì Thầy nói rằng những vị thần như thế gọi là vị thần thế gian. Có thể cúng dường, xem họ như là người bạn của mình, có thể tôn trọng cúng dường..., tuy nhiên không xem những vị thần thế gian đó là đối tượng của tâm quy y, ở đây tâm quy y tức là tin tưởng, phó thác hoàn toàn 100%, thì khi mình đã quy y Phật Bảo rồi thì không quy y vào các vị thần thế gian.
Thứ hai sau khi mình đã quy y Pháp Bảo rồi thì mình phải dành nhiều thời gian để học tập giáo pháp, thí dụ như mình đang học LamRim tóm tắt những điểm quan trọng trong toàn bộ lời dạy của Đức Phật, thì học LamRim là một điều vô cùng quan trọng sau khi mình đã quy y Pháp, nếu như không dành nhiều thời giờ để nghiên cứu và học hỏi về giáo pháp thì trải qua 20 năm sẽ vẫn giậm chân tại chỗ. Sẽ vẫn tiếp tục trì tụng một câu chú nào đó, nếu có một cái gì đó cải thiện thì chỉ là túc số càng ngày càng nhiều mà thôi, nếu không học thì không có cách gì để có thể nâng cao trình độ tâm linh của mình.
Sau khi đã quy y Tăng Bảo thì cần phải làm gì? Cần hiểu rằng Tăng Bảo không chỉ là những người đã xuất gia, tất cả những ai thực hành chính xác lời dạy của Đức Phật đều trở thành một phần của Tăng Bảo, khi quy y Tăng Bảo thì cần phải gầy dựng cho mình những người đồng hành trên đường tu học và những người đó phải là những người tu tập đúng đắn. Người ta vẫn hay nói: để biết được một người nào đó có phải là người tốt hay không thì chỉ cần nhìn vào các mối quan hệ của người đó, những người thường tới lui với người đó. Cho nên đã quy y Tăng Bảo rồi thì chúng ta cần phải gầy dựng được cho mình những người bạn mà có thể đồng hành với mình trong quá trình tu tập.
Khi quy y Phật, ngoài việc nghĩ rằng bản thân mình tương lai sẽ thành Phật thì cũng cầu nguyện rằng tất cả chúng sinh tương lai ai cũng có thể thành Phật. Vậy nên, trong lúc cầu nguyện và quy y Phật thì hãy cầu nguyện cho tất cả chúng sinh không chỉ loài người mà gồm cả loài thú, tất cả các loài trong tương lai đều có thể thành Phật. Và đó là cách thực hành quy y.