Tóm Tắt LAMRIM23 Tuần 21 Ngày 02/08/2023
Ngày Thứ 7
1. Lợi ích của sự nương tựa bậc thầy
2. Tận tụy với bậc thầy
Cách thiết lập và duy trì mối liên hệ với vị thầy
Ý tưởng khi thầy thiết lập Chương trình tu học 6 năm là để học trò có thể trở thành vị thầy của chính mình sau khi kết thúc khóa học, có thể tự mình tu tập, không cần dựa vào người khác. Trong 6 năm, thì 2 năm đầu sẽ được học về Lamrim - các thứ tự tu tập về Hiển giáo, thời gian tiếp theo sẽ được học về Kim Cương Thừa – các pháp tu tập trong Mật giáo, năm cuối là tu tập về Thiền định và nhập thất Thiền định.
Phẩm tính của một vị Thầy Đại Thừa ( tiếp theo)
- Có trí tuệ về Tánh không vững chắc
- Có khả năng diễn thuyết rất giỏi và có thể giải thích giáo pháp một cách dễ hiểu cho học trò
- Khi Thầy có nhiều học trò, cần có sức mạnh để đương đầu với rắc rối hoặc điều không mong muốn có thể xảy ra, vì có quá nhiều học trò.
(cùng với bài trước, đó là 10 phẩm tính của một vị thầy Đại thừa)
Ngày thứ 7 của Lamrim là cách chúng ta nương tựa vào một vị Thầy. Vậy chúng ta nương tựa vào vị Thầy như thế nào?
- Khi ta theo chân vị Thầy tu tập giáo pháp, nếu Thầy hướng dẫn đi ngược với giáo pháp, thì ta không cần phải làm theo.
- Khi đã theo một vị thầy, sau đó phát hiện vị Thầy mình đang theo có hành vi sai trái với lời Phật dạy, thì cần giữ khoảng cách với vị thầy và các hành vi sai trái đó. Quá trình tu tập là hành trình dài, cần biết giới luật của hành trình tu tập đang theo.
- Khi nương tựa bậc thầy, cách nhìn Thầy như đại diện Đức Phật. Bởi vì được sinh ra trong thời nay, không có cơ hội diện kiến Đức Phật. Ai là người thực hiện tất cả công hạnh của Đức Phật để dẫn dắt ta tu tập? Đó là vị Thầy đời này của mình, chính là người đại diện Đức Phật thực hiện tất cả những công hạnh đó. Khi vị Thầy đưa ra bất cứ chỉ dẫn tu tập nào, thì học trò phải nổ lực làm theo, cho dù có làm thành công hay không. Nếu không làm theo, là phạm lỗi.
Vậy cần tự xem xet, khi nhận được hướng dẫn tu tập từ thầy, ta có làm theo không? Khi tham gia một buổi nghe Pháp, nên đón nhận giáo pháp với một tâm trống rỗng vô tư. Có nhiều người đến nghe Pháp nhưng trong đầu có những suy nghĩ riêng, chỉ thích nghe những giáo pháp mà họ muốn nghe. Nếu nghe giáo pháp với thái độ có sẵn thành kiến, đó là điều sai.
Nương tựa Thầy theo 2 cách:
- Nương tựa trong ý nghĩ: xem Thầy như đại diện của Đức Phật
- Nương tựa bằng hành động: cần thực hành tất cả những gì Thầy hướng dẫn mình trong quá trình tu tập.
Đọc thêm Ngày thứ 8 của Giải thoát trong lòng tay để hiểu thêm cách nương tựa một vị Thầy.
Một trong những điều quan trọng để nương tựa thầy thì trước hết cần là: người học trò đúng đắn (sở hữu đầy đủ phẩm tính đúng đắn), bởi vì nếu người học trò còn nhiều lỗi lầm, thì chúng ta không thể gặp được người Thầy đúng đắn.
Khi mình thiết lập sự liên hệ Thầy và trò, thì mình phải cẩn trọng trong hành xử của mình. Hành xử đúng của người học trò là phải thực hành chính xác theo những gì Thầy hướng dẫn.
Phẩm tính của người trò đúng đắn cần có:
1. Thực hành chính xác theo những gì Thầy hướng dẫn.
2. Có đầu óc phân tích, có trí phân tích lời nói vị Thầy đó có đúng không
3. Khi vị Thầy giao chỉ dẫn tu tập, thì học trò cần nổ lực hết mình để làm theo.