
TÓM TẮT BÀI GIẢNG - TUẦN 99 ngày 10.06.2023
NGÀY THỨ 22
Thiền Chỉ - Giảng 9 trạng thái của tâm theo bức ảnh
Thầy hướng dẫn tiếp phần thiền chỉ và dùng bức ảnh để giải thích.
Phần đang học là 9 giai đoạn tâm để thành tựu được thiền tịnh chỉ .
Trạng thái tâm thứ 5
Xem ảnh, màu đen của con voi là hôn trầm, con khỉ tượng trưng cho trạo cử, trạo cử là phân tâm
Ở trạng thái tâm thứ 5 này thì người tu sĩ đi trước và dắt theo con voi, con voi là tượng trưng cho tâm của thiền giả, con voi màu đen tượng trưng cho hôn trầm của tâm, khi thân con voi trở nên màu trắng, tức thiền giả đã phần nào điều phục được hôn trầm của mình. Con khỉ tượng trưng cho trạo cử, là sự phân tâm , ở trạng thái tâm này con khỉ đi ở phía sau con voi, tức là tuy là có trạo cử có phân tâm, nhưng phân tâm này không còn có khả năng lớn có thể lay động được tâm của thiền giả nữa.
Giảng thêm trạng thái tâm thứ 4
Đọc thêm trong sách giải thoát trong lòng bàn tay ở phần 9 trạng thái tâm này ở trang 293 quyển số 2.
Ở trạng thái tâm thứ 4 là hoàn toàn tập trung ( trang 294) ở trạng thái hoàn toàn tập trung là bạn đã phát triển niệm cường liệt và có thể hoàn toàn tập trung lên đối tượng quán từ đây trở đi bạn không thể nào mất dấu đề mục bởi thế trạng thái này mãnh liệt hơn 3 trạng thái trước rất nhiều.
Nếu ở trạng thái tâm thứ 3 có khả năng tập trung liên tục trong vòng 3 phút lên đối tượng mà không hề bị chướng ngại nào và đến trạng thái tâm thứ 4 trở đi sẽ không bị mất đề mục nữa. Năng lực ở trạng thái tâm này là có khả năng giữ được đối tượng trong tất cả mọi lúc, không bị mất đối tượng.
Nhưng tuy giữ được đối tượng đó nhưng khi tập trung lên đối tượng, lúc nào cũng bị hôn trầm và trạo cử và đây là lúc mà hôn trầm và trạo cử nó diễn ra mảnh liệt nhất. Đó là chướng ngại lớn nhất ở trạng thái tâm thứ 4. Khi đang tập trung vào đối tượng và ngồi thiền tập trung trong trong một thời gian dài thì dần về sau thời thiền, đối tượng bị mờ đi, dần dần bị yếu và bị mất đi, đó là chướng ngại thứ nhất. Chướng ngại thứ 2 đó là nửa phần tâm đang tập trung vào đối tượng, nửa phần tâm khác thì nghĩ đến những cái tạp niệm khác, những tư tưởng, ý nghĩ khác, không phải là đối tượng thiền. Cho nên đây là cái trở ngại lớn nhất ở trạng thái tâm thứ 4.
9 trạng thái tâm giống như bản đồ, nếu thiền mà không biết bản đồ thì sẽ không biết đường đi. Vậy để mà loại trừ các cái chướng ngại đó, cần có lực chánh niệm. Ở trạng thái tâm đã phát triển được niệm cường liệt, cần phải dùng chánh niệm để đối trị. Chánh niệm là nhớ đúng, nghĩa là nhớ đúng đối tượng thiền để khi đối tượng thiền bị mờ, phải nhớ lại đúng và làm cho nó rõ lại, đây là trạng thái tâm thứ 4.
Sang trạng thái tâm thứ 5, trở nên có kỷ luật. Ở trạng thái tâm thứ 5 hôn trầm và trạo cử thô bị mất đi, bắt đầu xuất hiện chướng ngại vi tế, hôn trầm vi tế. Khi đối tượng thiền không rõ ràng, chính là hôn trầm. Nhưng khi thiền có phần rõ ràng trên tâm, giữ vững đối tượng đang rõ ràng nhưng năng lực nắm giữ được đối tượng của tâm dần dần yếu đi thì đó chính là hôn trầm vi tế.
Nên ở trạng thái tâm thứ 5 này, cần biết hôn trầm vi tế để khi nó xuất hiện thì sử dụng đối trị. Công cụ đối trị là làm cho tâm mình trở nên phấn chấn, sử dụng các kỹ thuật phù hợp đến tâm trở nên phấn chấn hơn.
Đến phần học này, học Thiền cần có trải nghiệm riêng của bản thân, nếu chỉ dừng lại ở việc nghe giảng mà không thực hành, thì mọi đều học được không thể nhập tâm, không bao giờ biết thiền. Thầy đã sử dụng mọi kiến thức và kỹ năng để hướng dẫn chúng ta học thiền, phần văn bản xuất phát từ các vị Tổ, của Tổ Tsongkhapa đã hướng dẫn các bước thiền, các chướng ngại của từng giai đoạn và các phương pháp đối trị cho từng giai đoạn. Chúng ta hãy cố gắng áp dụng
Bài tập về nhà:
1. Tiếp tục thực hành thiền để đạt các trạng thái tâm đầu tiên theo khả năng của mình.
2. Trong tuần này, thực hành thiền mỗi ngày ít nhất 10 phút. Trong 10 phút đó, cách 3 phút thì dừng lại để xem có bao nhiêu suy nghĩ thiện, có bao nhiêu suy nghĩ bất thiện xuất hiện trong tâm thức của mình. Sau thời thiền, ta viết xuống những suy nghĩ đó. Mục đích là quan sát xem tâm ta có thiên hướng suy nghĩ tích cực hay tiêu cực. Nếu có suy nghĩ tiêu cực thì sau 2-3 tháng thử thực hành nhẫn nhục, ta xem có giúp mình cải thiện suy nghĩ tiêu cực đó không.