Lamrim 21 (Tuần 90, 25/3/2023)
- Thông báo:
Ø Lớp mình đã học được gần 2 năm rồi, Thầy muốn lớp làm khảo sát xem việc học Lamrim có bổ ích cho học viên hay không? Học viên có cảm thấy thoải mái không? Mình cứ trả lời theo trải nghiệm của mình, trả lời một cách thành thật, ko cần viết tên. Bài khảo sát gồm 5 câu hỏi, sẽ được gửi email cho từng học viên.
Ø Do càng ngày càng có nhiều học viên tham gia, nên Thầy muốn cải thiện chất lượng của lớp học. bảng khảo sát này phần nào giúp ích trong việc cải thiện chất lượng lớp học cho những năm tiếp theo. Bài khảo sát này đã được thực hiện ở Đài Loan rồi, bây giờ Thầy muốn khảo sát ở Việt Nam, Mỹ, Mông Cổ.
Ø Trong cuộc sống có 3 loại người:
o Giúp đỡ mình trong lúc khó khăn
o Hỗ trợ mình trong lúc mình thuận lợi
o Giúp mình đạt được giấc mơ của mình: người này là người quan trọng nhất với mình. Cho nên việc mình trả lời khảo sát là giúp cho Thầy rất nhiều để Thầy đạt được ước mơ của Thầy, đó là mang Phật pháp gần gũi đến với tất cả mọi người.
Bài học:
Ngày thứ 21
Tuần trước đã đề cập: 5 cạm bẫy và 8 phương pháp đối trị.
Cạm bẫy/ lỗi thứ 2. Phần này rất quan trọng nên Thầy giảng lại. Vì chúng ta học Phật pháp, thì cuối cùng cũng phải ngồi xuống Thiền, lúc Thiền sẽ có những cạm bẫy/lỗi nào cần khắc phục thì mình phải biết để khắc phục cho đúng.
- Cạm bẫy thứ 2: Quên chỉ giáo (thất niệm) (trang 275)
- Cạm bẫy thứ 3: Hôn trầm và trạo cử (thô và vi tế).
1. Trang 276, “Tuy nhiên, khi tu tập để đạt tịnh chỉ, ta thường quán tưởng hình tượng Phật phù hợp với truyền thống khẩu quyết bắt nguồn từ Tsongkhapa. Một mặt pháp quán tưởng này giúp bạn tích lũy công đức và thanh lọc chướng ngại. Mặt khác, nó làm cho bạn quen với pháp thiền quán về chư Thiên trong các mật điển. Thật lợi lạc vô cùng nếu ta luôn luôn nhớ Phật vân vân.” Đoạn này nói là: những chỉ dạy trong Thiền tịnh chỉ này là theo như cách của Tổ Tsongkhapa, chọn đối tượng hay đề mục phù hợp để tâm hướng tới đối tượng/đề mục khi Thiền.
2. “Từ bậc Thầy của bạn được quán ở trên đỉnh đầu, nổi lên đức Đạo sư Thích Ca Mâu ni. Ngài đến an vị trước mặt bạn, ngang chỗ trống giữa đôi chân mày. Ngài cao chừng một gang tay. Bạn cũng có thể quán tưởng Ngài an vị ngang với tầm rốn của bạn. Hoặc, hãy quán tưởng bạn biến thành Thích Ca Mâu Ni.”
Nghĩa là nghĩ đến đối tượng thiền có kích thước khoảng bằng một gang tay và ngang tầm với giữa đôi chân mày của mình. Hoặc mình nghĩ đối tượng Thiền ngang rốn của mình.
3. Mình đang nghĩ đến đối tượng Thiền là hình ảnh Phật Thích Ca, nếu chọn đối tượng khác thì vẫn được.
“Hãy kiên cố trong sự quán tưởng:
Luôn luôn dùng một đối tượng quán ấy.
Nếu quán nhiều đối tượng liên tiếp,
Tâm bạn sẽ bị kích động bởi vọng tưởng.” (trang 277)
Đoạn này là của Bồ Tát Mã Minh. Trong lúc thực hành Thiền chỉ, nếu cứ thay đổi đối tượng Thiền liên tục, thì sẽ không có thành công được Thiền chỉ. Khi chọn đối tượng và thực hành liên tục, thời gian để thành công Thiền chỉ, trong Sách Giải thoát trong lòng tay ghi rõ là 6 tháng.
4. Cho nên “Bạn được chỉ giáo phải thuộc lòng những đường nét của một bức tranh hay tượng Phật dùng làm đề tài quán, để bạn có thể dễ dàng tưởng tượng ra hình ấy trong tâm khi đi vào thiền định, và nhớ lại những sắc thái của tượng Phật ấy trong tâm nhãn” (trang 278)
Nếu chúng ta có chọn hình ảnh của một pho tượng, hoặc hình ảnh của một bức tranh đức Phật, thì mình phải học thuộc lòng hình ảnh đó, các chi tiết trên đối tượng đó, sau đó mình mới tập trung hoàn toàn tâm trí của mình lên hình ảnh của đối tượng đó.
Các phần trên thuộc cạm bẫy thứ 2 – Quên chỉ giáo
Cạm bẫy thứ 3: trạo cử và hôn trầm
- Đây là Phần quan trọng nhất trong thiền chỉ.
- Định nghĩa Hôn trầm: trong khi thiền bị chướng ngại khiến tâm không thấy rõ được đối tượng, không thấy rõ được chi tiết đối tượng, đó gọi là hôn trầm.
- Định nghĩa Trạo cữ: khi đang tập trung vào đối tượng, trạo cử khiến tâm mình rời khỏi đối tượng và lạc sang một đối tượng khác, không phải đối tượng mình đang tập trung.
Thực hành: học viên cầm chuỗi trên tay và bắt đầu thiền về Phật Thích Ca hoặc Phật Quan Âm, nghĩ có Phật ở trước mặt mình.
Ví dụ, thiền về Ngài Quan Âm, cố gắng tập trung mà tâm bị lạc ra ngoài, tâm không còn nghĩ tới Ngài Quan Âm nữa, tức là đang bị trạo cử một lần, đếm một hạt. Khi bị lạc thêm một lần nữa đếm thêm 1 chuỗi hạt nữa, cứ tiếp tục như vậy xem bị phân tâm bao nhiêu lần. Ở đây khi đếm các lần bị phân tâm:
o Phân tâm hoàn toàn: tâm mình không nghĩ gì về Ngài Quan Âm, mà nghĩ hẳn sang một đối tượng khác thì đếm một lần.
o Phân tâm một phần: còn nếu như phân nửa tâm vẫn nghĩ về Ngài Quan Âm, nhưng phân nữa tâm còn lại nghĩ đến chuyện khác, như đang ăn/uống gì đó, thì vẫn tính là đang tập trung, trong giai đoạn này vẫn tính là đang tập trung. Cần phải biết được rằng chướng ngại hôn trầm, trạo cử trong giai đoạn này là hôn trầm, trạo cử thô. Trạo cử thô là phân tâm thô, phân tâm thô có nghĩa là mình mất hẳn hoàn toàn đối tượng,
BTVN: tuần này, mục tiêu: thực hành thiền liên tục trong 1p và không có bất kỳ phân tâm nào cả. (1st stage) trong suốt 1p không hề có phân tâm toàn phần (chỉ đếm phân tâm toàn phần thôi)
Khi mình phân tâm/trạo cử, phân tâm có 2 loại:
- toàn phần (quên hẳn đối tượng và nghỉ sang về cái khác),
- một phần (phân nửa nghỉ về đối tượng và nghỉ về cái khác) thì vẫn tính.
Nếu trong suốt 1p thì không hề có phân tâm toàn phần. Và nhiều lần đạt được việc này thì mới tính là đạt được.
Để thành công được thiền chỉ thì có 9 trạng thái tâm thức, nếu mình khôno bị phân tâm toàn phần trong 1p thì mình đã thành công được bước 1. Nên trong tuần này mình hãy thiền về hình ảnh, có thể là hình ảnh của Đức Phật. Trong lúc thiền, có thể mình ko thấy rõ ràng các chi tiết hình ảnh của Đức Phật, điều đó vẫn chấp nhận được ở trong giai đoạn này. Hoặc nếu mình thấy mặt Phật mờ và không thấy chi tiết trên mặt họ hoặc mất đi cái tay của Phật, thì điều đó vẫn chấp nhận được trong giai đoạn này.
Khi thiền mà thấy nhiều phân tâm thì nghỉ mệt chút xíu, rồi hãy làm lại, hoặc tụng chú Om Mani Padme Hum chừng 5p rồi ngồi thiền tập trung trở lại.
Nên đặt giờ trong lúc ngồi thiền, thiền 1p rồi ngưng lại, sau đó thiền 1p rồi ngừng lại, không thiền liên tục 2-3p. Đặt chỉ tiêu thiền liên tục trong 1p không bị phân tâm, được cái này thì mới kéo dài thời gian sau.