26-11-2022
Lamrim 2021
Download MP3

Lamrim 21_ Tuần 83 : Mười tám điều kiện của pháp luyện tâm (ngày 26/11/2022)

Phần 6_ Lời Nguyện Luyện Tâm

Lời nguyện tức là lời hứa: những gì làm đúng và không làm điều sai. Lời nguyện ở đây là phát tâm bồ đề, đây là Phạm vi lớn. Phát tâm bồ đề có hai phương pháp là: Luyện tâm theo bảy lớp nhân quả hoặc luyện tâm theo hoán đổi ngã tha. Bất kỳ phương pháp luyện tâm nào cũng để tâm bồ đề sinh khởi và tăng trưởng.

Tổng cộng có mười tám lời nguyện luyện tâm và được giảng rõ trong GTTLT. Nếu chúng ta nắm rõ mười tám lời nguyện này thì khi bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào khởi lên chúng ta cũng có thể nhận biết và điều phục dễ dàng.

1/Luyện tâm không trái với lời nguyện: những gì phát nguyện(lời hứa) và thực hành.

Có những pháp hành hiển giáo và mật giáo đôi khi có một số quan điểm mâu thuẫn với nhau nhưng thực sự nhìn sâu sẽ không có mâu thuẫn. Cốt lõi của luyện tâm là mình được làm gì và không được làm gì, như thế nào là đúng thì phải biết rõ điều đó.

Người tu theo mật giáo nói :tôi làm đúng với mật giáo, nếu có mâu thuẫn với hiển giáo thì cũng mặc kệ, không quan tâm, vì tôi thực hành mật giáo. Những người như vậy là thực hành không đúng.

Người luyện tâm không được làm như vậy, phải xem xét cách thực hành có tương ưng phù hợp với lời dạy của Phật trong hiển giáo lẫn mật giáo thì lúc đó mới không làm trái với lời nguyện luyện tâm.

2/ Đừng xem luyện tâm là khác biệt:

- Pháp luyện tâm là điều phục và chuyển hoá phiền não.

Một người luyện mật chú họ nghĩ họ có năng lực, nên họ có thể phá nhà của tinh linh. Nếu dùng năng lực đó để làm tổn hại chúng sinh là làm trái ngược lời nguyện luyện tâm.

- Không dùng năng lực đặc biệt trong lúc luyện tâm làm trái ngược lại với lời nguyện ban đầu là lời hứa Tâm bồ đề.

3/ Đừng thiên lệch trong pháp luyện tâm:

-Thực hành bố thí: xem chúng sinh đều bình đẳng như nhau không thiên vị bất kỳ chúng sinh nào.

Có 6 pháp thực hành Ba la mật: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.

Đây là pháp hành Bồ tát. Đối với pháp luyện tâm thì không phân biệt người thân, người không thân, phải xem tất cả chúng sinh đã từng là cha là mẹ chúng ta.

Trong hoàn cảnh khó khăn phải thực hành nhẫn nhục, nếu có ai đó làm tổn hại… thì nhẫn nhục là phương cách tốt nhất và suy ngẫm về nó, vì nhẫn nhục đã giúp chúng ta tạo thêm công đức, còn hơn khi đã khó khăn mà chúng ta đáp trả lại bằng lời nói, hành động xấu ác, vậy là đã tạo thêm ác nghiệp.

Tất cả chúng sinh là nơi giúp chúng ta tạo công đức, là kho báu để tích tập thiện hạnh để cho đời sau được an lạc, hạnh phúc. Đây là cốt lõi của luyện tâm bồ đề.

Luyện tâm phải dựa trên lập luận, phải học, đọc sách, nghe giảng và hiểu và luyện thói quen để pháp hành thấm nhập vào tâm và trở thành thói quen mới áp dụng đem lại lợi lạc cho mình.

4/ Chuyển tâm nguyện vẫn giữ tự nhiên:

-Thay đổi chuyển hoá nội tâm nhưng bên ngoài vẫn giữ bình thường. Trong tâm luôn có tâm buông xả, làm các việc thiện từ đó mới có an lạc, chuyển hoá tâm là chính yếu.

- Chuyển hoá nội tâm bằng động cơ thanh tịnh và đem lại an lạc cho mọi người. Còn bên ngoài không phải mình làm cho người ta thấy, và chứng minh gì cả. (đọc thêm trong GTTLT)

- Chuyển tâm nguyện là thay đổi tâm nguyện: Cần thay đổi Tâm Bồ Đề

+ Không tổn hại chúng sinh và mang lợi lạc cho chúng sinh.

+ Tâm buông xả, buông bỏ hết việc ác, bám chấp

+ Nghĩ về vô thường: mọi việc luôn thay đổi, nếu làm ác sẽ gây đau khổ, nên từ bỏ việc ác, lúc đó tâm buông xả mới dễ dàng phát sinh, thành tựu được tâm bồ đề, lúc đó mới dễ dàng thành tựu được ước nguyện. Nghĩ về vô thường, trãi nghiệm được vô thường sẽ phát được tâm buông xả.

Chúng ta sống được bao lâu, khoẻ mạnh ra sao… điều này hoàn toàn không chắc chắn vì có nhiều nguy cơ đem đến đau khổ, nên chúng ta tìm đến Tam Bảo để thực hành phương pháp thoát khổ, phát được tâm buông xả và chúng sinh cũng vậy nên chúng ta phát sinh được tâm bồ đề.

Trong đầu ngày luôn nghĩ về vô thường thì những hành động qua thân, suy nghĩ sẽ phát sinh động cơ thanh tịnh, sẽ tránh được các việc ác đem đến khổ đau cho mình trong tương lai.

Hãy chọn cho mình phương pháp thực hành vô thường trong GTTLT mà cảm thấy lợi lạc cho mình thì hãy nhớ và thường xuyên thực hành thì những pháp luyện tâm phía sau sẽ dễ dàng sinh khởi trong tâm thức của minh.

Hãy tận dụng thân người, lại biết Phật Pháp để thực hành những thiện hạnh, đừng phí phạm bất cứ thời gian nào và nổ lực tạo ra thiện hạnh để những đời sau chúng ta lại có cơ hội để tiếp tục tu học. Chúng ta tự phản chiếu cái nào tốt, cái nào xấu để chọn lọc thực hành.

Để thực hành tốt phạm vi lớn phải hiểu rõ thực hành phạm vi nhỏ và phạm vi trung bình. Vì nền tảng phạm vi lớn nằm trong toàn bộ phạm vi nhỏ và trung bình.