
Tóm tắt bài giảng 82 – Ngày 19.11.2022
Ngày thứ 19 – GTTLT Quyển 2
7 điểm luyện tâm tiếp theo
5. Chuẩn mực tâm đã luyện ( Tâm thuần thục)
Làm sao chúng ta có thể biết được tâm đã luyện thuần thục ? có 4 tiêu chuẩn để nhận biết
5a. Mục tiêu các pháp thâu vào một
Mục tiêu để phát triển Tâm Bồ đề, nên mỗi pháp thực hành đều nhằm mục tiêu này. Để phát triển được Tâm Bồ đề cốt lõi là kiểm soát được tâm ái ngã, tâm chấp ngã – là tâm chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Cần phải điều phục được tâm đó.
Khi thực hành mọi pháp với động cơ điều phục được tâm ái ngã, đạt được tiêu chuẩn thứ 1
5b. Giữa 2 chính nhân, giữ nhân chính
Trong mỗi việc mình làm dù đó là việc xấu hay tốt đều có 2 chứng nhân đó là : chính mình và Đức Phật .
Khi làm bất kỳ việc tốt nào không mong sự báo đáp, tất cả những điều này Đức Phật đều biết.
5c. Luôn chỉ góp an lạc nội tâm
Lúc nào cũng cần giữ cho tâm mình an lạc và hạnh phúc. Với những ai luôn muốn gìn giữ tâm mình an lạc, có thể luyện tâm được thuần thục. Đôi lúc, trên thực tế có thể không hoàn toàn có những khó khăn, có thể do tâm mình tạo ra các khó khăn đó.
Thế nào là an lạc nội tâm ? Có 5 mức độ
- Mong muốn mọi việc diễn theo mong muốn của mình, khi điều này diễn ra sẽ cảm nhận được hạnh phúc, an lạc. Vậy ở mức độ thứ nhất này : vui với việc làm được những gì mình muốn làm, hạnh phúc với điều mình có. Ví dụ đơn giản : được ăn gì mình thích ăn và làm được những điều mình thích.
- Tích góp an lạc nội tâm bằng một cách hơi "điên rồ" một chút: không quan tâm người khác nghĩ gì, không quan tâm đến dư luận -> việc này có vẻ điên rồ 1 chút, nhưng giúp cho ta thấy hạnh phúc khi tích góp an lạc nội tâm
- Hy sinh hạnh phúc của cá nhân để có được niềm vui và hạnh phúc to lớn. Cũng giống như Đức Phật buông bỏ tất cả hạnh phúc cá nhân để có được niềm vui và hạnh phúc to lớn hơn, bao la hơn. Khi vẫn còn đăm đắm nghĩ đến hạnh phúc cá nhân của riêng mình và đi tìm nó, nó sẽ làm cho ta đau khổ hơn. Mức độ thực hành này rất cao. Mặc dù hy sinh hạnh phúc cá nhân nhưng trạng thái tinh thần ta luôn cảm nhận được hạnh phúc
- Thứ 4 : thầy giảng lần sau
- Thứ 5 : thầy giảng lần sau
5d. Loạn vẫn an được, đã luyện thuần
Loạn: tán loạn; An: bình an, an lạc
Khi tâm thức nổi lên những bực dọc khó chịu, nhưng vẫn nhớ đến giáo pháp và thực hành các pháp đối trị, có lại được an lạc, kiểm soát được tâm thì khi này tâm đã luyện được thuần.
Lúc nào đó phát sinh tức giận, nhờ tỉnh thức nên nhận biết được đang tức giận. Ngay khi đó nhớ lại giáo pháp và thực hành ngay các phương pháp đối trị, khiến ta không tức giận nữa mà trở nên an lạc, khi này ta đã luyện thuần thục tâm mình
Ở đây còn chỉ ra được khi nào là thời điểm tốt để thực hành pháp đối trị phiền não: chính là lúc có phiền não.
Lúc nào có phiền não liên nhớ lại việc kiểm soát tâm -> Thực hành pháp áp dụng phương pháp đối trị dẹp phiền não ->
Tiêu chuẩn gọi là tâm đã luyện thuần không phải tâm lúc nào cũng an lạc, không có phiền não. Bởi vì, điều này hầu như khó thể có. Tâm đã luyện thuần là khi có phiền não mà vẫn nhớ đến thực hành pháp, dùng phương pháp đối trị để kiểm soát tâm, dẹp bỏ phiền não, làm tâm trở nên an lạc
Kết luận : Luyện tâm có nghĩa là gì? Có 3 điểm chính:
- Loạn vẫn an được, đã luyện thuần: Khi tâm bị tán loạn, có phiền não như tức giận, đố kỵ -> tỉnh táo biết được phiền não, nhớ đến phương pháp đối trị để kiểm soát phiền não, an lạc nội tâm
- Luôn chỉ góp an lạc nội tâm: Lúc nào cũng giữ tâm mình được an lạc
Phần thứ 6 – Lời nguyện luyện tâm
6.1 Luyện tâm không trái với lời nguyện (sách GTTLT)
- Thực hành luyện tâm không trái với lời nguyện luyện tâm
- Không thực hành gián đoạn, rời rạc
- Xem bình đẳng tất cả phiền não : không chỉ đối trị với 1 số phiền não, còn một số khác thì không
- Đừng xem luyện tâm là khác biệt: là phương pháp đối trị phiền não trong nội tâm, không phải để thể hiện ra bên ngoài như sự khác biệt, sự khoe khoang.
Bài tập
18 lời nguyện tâm ( đọc thêm trong GTTLT Quyển 2 trang 220 xem hiểu và làm được điều gì )
Chọn ra 6 điều để có thực hiện, có thể hứa làm theo