
Tóm Tắt Bài giảng tuần 76 – Ngày 10.09.2022
II. Cách phát Tâm Bồ đề
1. Những giai đoạn luyện Tâm Bồ đề
a. Luyện tâm theo chỉ giáo 7 lớp nhân quả
b. Luyện tâm bằng cách đổi địa vị mình với người
Phát Tâm Bồ đề bằng pháp Hoán chuyển ngã tha:
Người có tâm bồ đề chân chính là người thực hành giáo pháp của Đại thừa. Có 2 cách phát tâm bồ đề:
- Phát Tâm bồ đề theo 7 lớp nhân quả
- Phát Tâm Bồ đề theo pháp Hoán đổi ngã tha (đổi địa vị mình với người)
1/ Thấy được lỗi của tâm ái ngã:
Khi xem lợi ích của mình quan trọng hơn lợi ích người:
- Mình hủy hoại nhiều mối quan hệ với người xung quanh
- Mình cảm thấy bất an trước hoàn cảnh khó khăn, dễ sinh ra phiền não
Tâm ái ngã khó tiêu diệt hoàn toàn nên cần cân bằng tâm ái ngã với tâm lợi tha tức xem lợi lạc bản thân nhỏ hơn lợi lạc người khác.
2/ Thấy được lợi lạc của tâm lợi tha:
- Mình làm lợi lạc cho người nhiều hơn cho mình, sẽ giúp tâm nhẹ nhàng, phấn khởi làm việc
- Luyện tâm từ bi giúp tâm an lạc trong cuộc sống, giảm phiền não, lo âu, căng thẳng
Trong kinh sách, thực hành pháp Cho Nhận để luyện Tâm bồ đề đạt Phật quả.
Cốt tủy của việc luyện tâm hoán đổi ngã tha:
Đặt mình vào địa vị người để thấu hiểu đau khổ của người, thông cảm và tìm cách giúp đỡ người, mang hạnh phúc đến cho người. Vì mọi người đều có tâm mong cầu hạnh phúc và giảm đau khổ.
Áp dụng trong pháp Cho Nhận (Tonglen):
- Khi thở ra, nghĩ mình đem niềm hỷ lạc cho người
- Khi hít vào, mình nhận trách nhiệm giúp người khác hết đau khổ
Phương pháp luyện tâm được áp dụng để chữa lành các vấn đề về tâm lý, để có tinh thần tích cực hơn
III. Chuyển nghịch cảnh thành con đường giác ngộ
Chuyển nghịch cảnh thành con đường giác ngộ (tức chuyển khó khăn thành thuận lợi) bằng cách luyện tâm bồ đề.
- Nghĩ về Nhân Quả: khó khăn, chướng ngại là quả đã chín mùi mà mình cần vượt qua
- Khó khăn, nghịch cảnh giúp bản thân trui rèn để có sức mạnh, ý chí phấn đấu lớn vượt qua khó khăn để có thành công lớn; với tâm tự ti mình không vượt qua được khó khăn.
- Vượt qua được khó khăn là ác nghiệp trong quá khứ đã được thanh tịnh
Hai đặc tính của đau khổ:
- Tịnh hóa ác nghiệp, giúp mình có động lực, ý chí vượt qua khó khăn, đạt những thành quả lớn lao
- Là tên trộm lấy thiện hành nếu mình không đương đầu với khó khăn
Tóm lại:
- Pháp Hoán đổi ngã tha đặt trên nền tảng tâm từ bi giúp giảm phiền não trong tâm thức bằng cách thay đổi tư duy, biết thông cảm, cố gắng mang lợi lạc cho người. Như vậy thân tâm mình đạt hỷ lạc.
- Pháp luyện tâm bồ đề mang lợi lạc cho người và mình.
- Nhận diện tâm bất an, phiền não, khởi động cơ luyện tâm để chuyển hóa phiền não bất an thành thuận lợi, không để phiền não trở thành chướng ngại