10-04-2021
Lamrim 2021
Download MP3

SÁU NGHI LỄ CHUẨN BỊ (TIẾP THEO)

1. Lau nhà sạch sẽ và bày biện những biểu tượng thân, khẩu, ý giác ngộ.

2. Kiếm đồ cúng dường hợp Pháp và bày biện đẹp mắt

3. Ngồi theo thế (gồm tám sắc thái) của Tỳ-lô giá-na

- Ngồi theo thế (gồm tám sắc thái) của Tỳ-lô giá-na trên một tọa cụ, sau đó bạn đọc lời quy y, phát tâm bồ-đề, v.v… trong một tâm trạng đặc biệt thành khẩn

- Phần tọa cụ : đặt phần sau toạ cụ cao hơn phần trước, vẽ chữ Vạn hoặc vẽ chuỳ kim cương bắt chéo tượng trưng cho kim cang đại định, hoặc có thể trải cỏ duvra (tượng trưng trường thọ) hoặc kusha ( tượng trưng cát tường, tiêu trừ cấu uế) hoặc ngồi trên đệm để có được chỗ ngồi thoải mái.

- Vẽ chữ Vạn hoặc vẽ chùy kim cương nhằm để gợi nhớ sự giác ngộ Đức Phật. Và mong định lực trong thời thiền được vững chắc

- 8 sắc thái: Đùi, tay, lưng là ba; Răng môi lưỡi là bốn; Đầu, mắt, vai, hơi thở. Chân ngồi tư thế kiết già ( tư thế hoa sen) hoặc bán già ( bán hoa sen); Tay ấn thiền định, tay phải đặt lên trên tay trái, 2 ngón cái chạm vào nhau. Cả hai tay đặt trên chân, để ngang rốn; Lưng thẳng; Răng và môi để tự nhiên; Đầu lưỡi chạm trên vòm họng; Đầu hơi cúi về phía trước; Mắt nhìn về hướng đầu mũi; Hai vai ngang nhau; Hít vào thở ra, tập trung đếm hơi thở

- Tư thế ngồi này có thể thanh tịnh thân, tâm

- Sự chuẩn bị của Tâm: Thở ra nghĩ tất cả điều xấu, phiền não sẽ thở hết ra ngoài dưới dạng làn khói màu đen; Khi hít vào nghĩ rằng tất cả sự gia trì từ chư Phật, chư Bồ Tát và thầy của mình sẽ đi vào cơ thể mình dưới dạng ánh sáng màu trắng.

- Nếu có thể khởi động thời thiền bằng động cơ thiện lành thì không phải đếm hơi thở. Mong muốn kết quả của thời thiền là xoá tan đi được tham, sân, si là những độc tố trong tâm.

- Chuyện kể vào những đời trước của Đức Phật khi Ngài còn đang tu tập, trong đó có 1 đời Ngài là thuyền trưởng tên là Đại Hữu, với động cơ thiện lành giết 1 tên sát nhân để cứu sống 500 người còn lại trên thuyền và đồng thời cũng cứu tên cướp thoát được tà hạnh sát nhân 500 người, tà hạnh này sẽ bị đọa địa ngục.

- Cũng có một câu chuyện khác kể về việc khởi động cơ thiện lành và tà hạnh trong quyển GTTLT, kể về 2 người ăn xin thuộc dòng Sát đế lợi và Bà la môn. Vì động cơ thiện lành đã dẫn đến hành động tốt, mang đến cuộc sống tốt đẹp cho Người Khất sĩ Sát đế lợi; ngược lại với động cơ tà hạnh người Bà la môn đã nhận hành động xấu và nhận lấy hậu quả thảm hại.

- Tầm quan trọng của động cơ cũng được đề cập đến khi Ngài Tsongkapa nói: “Hắc hay bạch nghiệp. Là do động lực xấu hay tốt”. Điều này được chứng minh qua một câu chuyện khác về 4 người tụng chú Tara.

- Do vậy cần phải chuẩn bị cho tâm, khởi động cơ thiện lành trước thời thiền nhằm xóa bỏ độc tố tham, sân, si.

- Phần quy y thầy sẽ giảng ở các buổi sau

Hỏi đáp :

➢ Q1. Tư thế kiết già và bán già ngồi thiền sẽ bị đau chân, phải làm thế nào?

A.1: Tư thế này giúp lưng thẳng hơi thở tự nhiên, nhưng ngồi lâu sẽ bị đau chân. Có thể thư giãn một chút rồi ngồi trở lại.

➢ Q2: Chữ Vạn và chùy Kim cương bắt chéo để đâu khi thiền? Vẽ hay quán tưởng?

A.2: Vẽ hình rồi để đệm ngồi lên, mục đích để định lực trong thiền được vững chắc.

➢ Q3: Nhắm mắt khi thiền có được không?

A.3: Nhắm kín mắt khi thiền dễ bị buồn ngủ, mở to thì dễ bị tán loạn. Nên mở vừa phải nhìn về phía đầu mũi, để không bị buồn ngủ và cũng không tán loạn.

➢ Q4: Khi thiền thì nên nghĩ đến điều gì?

A.4: Cần xem động cơ mình là gì, muốn thiền về vấn đề gì? Thiền để cầu nguyện cho ai? Và nghĩ về những điều thiện lành như vậy khi thiền.

➢ Q5: Nếu khởi động cơ tốt lành và cầu nguyện với Đức Tara như câu chuyển kể ở trên, để tái sinh vào cõi tốt ở đời sau, thì trong đời này có nhận được kết quả tốt không?

A.5: Nếu khởi động cơ tốt lành và cầu nguyện thì đời sau chắc chắn là có ích lợi, có kết quả tốt, nhưng nếu hỏi trong kiếp này, thì đây là vấn đề nhân quả, chỉ có Đức Phật mới biết được chắc chắn. Chỉ có Đức Phật mới có thể trả lời chính xác và chắc chắn về quả của một hành động.