Tóm tắt bài giảng tuần 68 – Ngày 16.07.2022
Ngày thứ 17
I. Cách phát Tâm Bồ đề
1. Những giai đọan luyện Tâm Bồ đề
a. Luyện tâm theo chỉ giáo 7 lớp nhân quả
i. Xả vô lượng
ii. Bảy lớp nhân quả
Tâm Bồ đề : Tâm mong muốn thành Phật để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh
Để sinh khởi Tâm Bồ đề có 2 cách : 7 lớp nhân quả & Hoán đổi ngã tha
Vậy thiền quán về Tâm Bồ đề được thực hành như thế nào?
1. Luyện tâm theo phương pháp 7 lớp nhân quả
Xem sách GTTLT Q2 – p144 Thực hành Tâm Bồ đề theo cách thứ nhất -7 lớp nhân quả gồm các bước
- Xem tất cả hữu tình đều đã từng làm mẹ của mình
- Nhớ lại sự tử tế của họ
- Đền đáp sự tử tế của họ
- Thiền định về tâm từ, năng lực lôi cuốn ta đến với họ
- Tâm Đại bi
- Tâm vị tha
- Phát Tâm Bồ đề
1.1 Xem tất cả hữu tình đều đã từng làm mẹ của mình
Hãy xem tất cả chúng sinh hữu tình đã từng làm mẹ của mình. Trong tất cả chúng sinh đó, không có chúng sinh nào chưa từng là mẹ của mình ở một đời nào đó trong quá khứ. Có vô lượng đời quá khứ nên cũng có vô lượng mẹ đã sinh ra mình.
Bài tập nhà: Thiền về tâm bồ đề (Xem từ trang 144 Quyển 2 GTTLT - Luyện tâm theo chỉ giáo 7 lớp nhân quả):
BT1/ Xem tất cả chúng sinh đều đã từng là mẹ ta trong một đời quá khứ nào đó. Ví dụ: đối với 1 con thú hay côn trùng nào đó, hãy nghĩ rằng con thú hay côn trùng đó đã từng là mẹ của ta trong một đời quá khứ.
Cách này sẽ giúp ta dễ phát khởi tâm từ và tâm bi, từ đó mới có thể phát sinh Tâm Bồ đề.
1.2 Nhớ lại sự tử tế của họ
Nhớ đến khi chúng sinh đó là mẹ của mình thì đã tử tế với mình như thế nào.
1.3 Đền đáp sự tử tế
Khi đã nhớ đến sự tử tế của chúng sinh đó thì khởi tâm muốn đền đáp lại sự tử tế đó. Bước 2&3 của luyện tâm theo 7 lớp nhân quả sẽ là nguyên nhân cho ta khởi sinh được tâm từ - tâm yêu thương, muốn làm lợi lạc cho chúng sinh đó.
1.4 Thiền định về Tâm từ.
Tâm Từ là tâm yêu thương. Khi thiền định, có thể bỏ qua một số bước, nhưng bước 1 & 4 là các bước quan trọng.
Cần phân biệt giữa tâm yêu thương và yêu thích. Ví dụ: bạn có thể không thích con rắn, nhưng bạn hãy có lòng yêu thương con rắn, không muốn làm hại và mong muốn điều tốt đến cho nó.
Yêu thương một người là mong muốn người đó được an vui, hạnh phúc. Thích một người là muốn dành thời gian cùng với người đó, và khi cùng với người đó thì mình cảm thấy vui.
BT2/ Hãy nghĩ đến người mình không thích, nghĩ đến việc họ đã là cha mẹ của bạn một đời nào trong quá khứ và phát tâm yêu thương họ. Điều này thật không dễ, nhưng hãy cố gắng.
Khi thực hành pháp cần với tâm bình đẳng, không thiên vị. Đối tượng thực hành pháp, cần phải được xem bình đẳng, không có thiên vị người thân quen, ưa hay không ưa thích. Nếu bạn thực hành tâm từ đối với người mình không thích, thấy khó thực hiện. Điều này tốt vì ít ra bạn đã có cố gắng thực hiện.
Nếu bạn thấy rằng, thực hành tâm từ đối với đối tượng này dễ dàng, thì hãy tăng độ khó : nghĩ đến nhưng điều mà đối tượng nào đó đã từng đối xử xấu với mình, tổn hại thế nào với mình, với người khác, với xã hội. Sau khi đã nghĩ đến các điều này mà ta vẫn giữ được lòng yêu thương với họ thì điều đó chứng tỏ tâm ta rất vững vàng khi thực hành pháp.
Điều quan trọng để phát được tâm từ - tâm yêu thương, ta cần nhận biết được sự tử tế của cha mẹ mình đời này, nếu không thì ta sẽ rất khó khăn khi nghĩ đến sự tử tế của cha mẹ các đời trước. Từ tâm yêu thương đó với cha mẹ đời này, thấy được sự yêu thương, tử tế của cha mẹ mình đối với mình, muốn đền đáp được lại tình yêu thương, sự tử tế đó. Từ đó, mới có thể phát được tâm từ với cha mẹ đời trước, vì nghĩ rằng cha mẹ đời trước cũng yêu thương và tử tế với mình như cha mẹ đời này.
Câu hỏi từ học viên: ba mẹ con đánh con rất nhiều lúc nhỏ và không thương con.Đến giờ con không có cảm nhận tình yêu thương của cha mẹ. Vậy làm sao con thực hành tình yêu thương của cha me được.
Thầy giảng : Hãy nhớ lại xem ba mẹ đã đánh bạn bao nhiêu lần? Và hãy nhớ xem mẹ bạn đã cứu mạng cho bạn bao nhiêu lần? Hàng nghìn lần. Khi còn bé, nếu mình không được sống cùng mẹ, không có mẹ chăm lo và cưu mang, mình đã chết mất rồi. Nếu mẹ không cho bạn ăn bạn đã đói chết hoặc không trông chừng bạn đêm hôm khi bạn ngủ, bạn đã bị ngã. Mẹ đã cứu mạng bạn hàng nghìn lần. Bạn đã không xem trọng những điều ấy. Hãy nghĩ xem mẹ đã hy sinh cho bạn những gì? Thời gian và tiền bạc, mẹ bạn đã dành bao nhiêu là thời gian cho bạn, có bao nhiêu tiền cũng dành dụm cho con.
Quay lại câu hỏi rằng cha mẹ đánh mình nhiều lần nên mình đã không cảm nhận được tình yêu thương và sự tử tế, đây không phải là trường hợp hiếm. Lý do gì mình không cảm nhận đựợc sự yêu thương từ cha mẹ, bởi vì mình kỳ vọng từ cha mẹ mình quá nhiều.
Đây cũng là một cơ hội tốt để mình nhìn lại xem mình có lỗi lầm gì khi bị ba mẹ đánh, cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, và có thể thực hành lòng tha thứ khi nghĩ nhớ đến việc mình bị ba mẹ đánh.
Ngoài ra khoảng cách tuổi tác cũng ảnh hưởng đến quan điểm giáo dục: ngày trước việc cha mẹ đánh con được xem là dạy dỗ, nhưng ngày nay thì việc này thì được cho là bạo hành.
Thầy dặn dò : những ai nghe hiểu được tiếng Anh, tuổi trong khoảng < 35 tuổi, muốn góp sức cùng Dipkar, có thể liên hệ với ban tổ chức.