Ngày Thứ 15
2. Bản chất con đường đến giải thoát
2.1 Nghĩ về nguồn gốc của đau khổ - các giai đoạn buộc chúng ta vào sinh tử
a. Vọng tưởng phát triển cách nào?
b.Nghiệp được tích lũy cách nào
c. Người ta bỏ thân thọ thân cách nào (p84)
i. Cái gì xảy ra lúc chết?
Thọ mạng của bạn có thể hết. Công đức bạn có thể hết. Bạn chưa thoát khỏi hiểm nguy.
Ý nghĩ lúc chết có thể khởi động nghiệp và sẽ ném bạn vào tái sinh kế tiếp sau khi chết
Đối tượng của tiến trình châm ngòi này là nghiệp cường liệt nhất nơi bạn, đen hay trắng (ác hay thiện) Nếu nghiệp đen và trắng đều ngang nhau, thì đối tượng để châm ngòi là một trong hai nghiệp quen thuộc hơn trong bạn. Nếu cả hai loại đều quen thuộc, thì loại nghiệp nào được làm trước sẽ bị châm ngòi.
Bạn có thể là một hành giả luôn luôn tạo điều lành, nhưng nếu bạn nổi giận lúc sắp chết, tức bạn khởi động những tư tưởng cận tử không được tốt lành, và bạn phải đi đến những đọa xứ do hậu quả thuần thục của những bất thiện quá khứ
Nếu tái sinh vào thượng giới, thì hơi ấm trong cơ thể ta tan dần từ phần dưới cơ thể và tụ lại tim. Nếu sắp xuống đọa xứ thì điều ngược lại xảy ra là, hơi ấm tan dần từ phần trên cơ thể và tụ lại ở phần dưới.
ii. Cách thành tựu thân trung ấm
Nghiệp và phiền não sẽ kích hoạt sinh vào cõi tái sinh kế tiếp.
Đời sống nhập thế hiện tại của bạn chấm dứt đồng thời với sự bạn mang lấy một hình thể vật lý dẫn đầu cho sự nhập thế mới – nghĩa là thân trung ấm sẽ mang hình dạng của chúng sinh đời tái sinh kế tiếp
Những chúng sinh trong cõi trung gian có đủ tất cả các giác quan; có thần thông có thể làm những hành vi phi thường. Những chúng sinh trong cõi trung ấm sắp tái sinh vào địa ngục có màu sắc như những khúc gỗ đã cháy; những chúng sinh nào sắp sinh là quỷ đói có màu nước; những chúng sinh sắp biến thành súc sinh có màu xám tro; những chúng sinh sắp sinh làm người hay chư thiên cõi dục có màu vàng ròng. Những chúng sinh sắp trở thành chư thiên ở sắc giới thì có trắng trong cõi trung gian. Không có cõi trung ấm cho những chúng sinh tái sinh vào cõi vô sắc. Vì cõi vô sắc không có dạng vật chất nên những ai sinh vào cõi vô sắc thì không qua giai đoạn thân trung ấm
Trải nghiệm của người vào thân trung ấm tùy thuộc vào nghiệp và phiền não, xuất hiện như một đêm tối đen với những người bất thiện; đối với những người hiền thiện như một đêm tối được thắp sáng dưới ánh trăng
Về thọ mạng của chúng sinh ở cõi trung ấm thông thường là 7 ngày sau7 ngày, những chúng sinh trung ấm trải qua một cái chết nhỏ, và họ có thể có đến 7 lần chết như thế trước khi tìm được một chỗ sinh ra
iii. Cách nhập thai và sinh ra
Trên đây đã đề cập đến những giai đoạn ta bị buộc vào sinh tử - nghĩa là nguồn gốc của khổ. Tuy nhiên, bạn nên nghĩ thêm về những lỗi lầm của Tập đế - nguồn gốc của khổ, và lỗi lầm của sinh tử nhờ phương tiện 12 chi phần của nhân duyên.
1. Vô Minh
Có hai hình thái vô minh. Vô minh về nhân quả, và vô minh về chân như
+ Vô minh về nhân quả
+ vô minh về chân như : không biết về vô ngã
Ở đây là loại vô minh không biết về vô ngã khiến ta sinh vào sinh tử luân hồi.
2. Hành
Vô minh khởi động các hành. Chúng ta bị khởi động bởi vô minh không thấy luật nhân quả, nên tạo những nghiệp phi công đức; không thấy được hình thái hiện hữu của vạn pháp nên chúng ta tạo những phi phước hành hoặc bất động hành.
3. Thức
Có hai loại thức: Thức vào thời gian của nhân, và thức vào thời gian của quả báo. Loại thứ nhất là thức theo liền sau bản năng hay khuynh hướng tiềm ẩn của hành, tức là nghiệp. Loại thứ hai là thức theo liền sau sự nhập thai và tái sinh mới.
Những bản năng của nghiệp này đi vào tâm thức cũng giống như dầu thấm vào cát hoặc như mực nơi dấu ấn thấm vào giấy. Tham ái và chấp thủ đều có thể kích động khuynh hướng tiềm tàng này, và khi ấy chúng trở thành đủ sức mạnh để đưa đến tái sinh.
4. Danh sắc
Trong trường hợp tái sinh từ bào thai, móc xích “Danh” là bốn uẩn thọ, tưởng, hành và thức. Móc xích “Sắc” là tinh cha, huyết mẹ trong giai đoạn phát triển đầu tiên, trong đó thức đã được đặt vào. Phối hợp hai cái gọi là Danh sắc.
5. 6 căn
Khi sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đã thành hình nhưng chưa hoạt động. Các căn vật lý và tâm lý này được nói là hiện hữu từ giai đoạn đầu của bào thai
6. Xúc
Khi sáu căn đã được thành hình và đồng thời có sự tác động hỗ tương giữa căn, trần, thức thì người ta có thể phân biệt được những đối tượng dễ chịu, khó chịu hay trung tính.
7. Thọ
“Xúc” làm duyên cho sự phát triển của một trong ba loại “thọ” hay cảm giác: lạc, khổ, hoặc trung tính
8. Ái
Cảm thọ được xem là nguyên nhân phụ vào sự phát triển của tham ái. Nhưng nếu không có vô minh thì vẫn có cảm giác nhưng không có tham ái.
9. Thủ
Khi ái càng mạnh, thì chúng ta ham muốn đối tượng và ràng buộc với nó.
10. Hữu
Trong quá khứ, “hành” gieo bản năng nghiệp vào tâm thức, Ái và thủ khởi động bản năng và khi ấy nó đủ sức ném ta vào một thân xác mới trong đời vị lai
Nếu nghiệp tạo ra lúc trước và phiền não đủ sức bám chấm vào thời kỳ này gọi là Hữu
11. Sinh
Khi nghiệp trở thành căn bản cho sự tái sinh của ta vào một trong bốn loại sinh - cho đến lúc ta nhập vào bào thai trong tái sinh mới.
12. Già Chết
Già chết là một yếu tố của phần hậu quả hiện rõ. Vậy phần hậu quả hiện rõ gồm có “sinh” và “già chết.”
Vô minh giống như một người gieo hạt giống. Hành do vô minh khởi động là như hạt giống. Và giống như đất trách nhiệm đó hạt giống được gieo, thức vào thời điểm của nhân có bản năng của nghiệp tích lũy đặt vào nó. Vậy phần là hai rưỡi móc xích đầu: vô minh; hành, và thức ở thời điểm làm nhân (phần kia của thức ở thời điểm làm quả)
Ái và thủ khởi động cái nghiệp để phát sinh quả. Như một hạt giống được làm cho có tiềm năng nhờ nước, phân, hơi nóng và ẩm thấp để đâm chồi, cái nghiệp đã được khởi động bởi ái và thủ chắc chắn sẽ thúc nhanh sự thành hình năm uẩn đời sau nhờ móc xích “hữu.” Vậy ái, thủ, hữu là thành phần lập nhân.