Tóm tắt bài giảng LAMRIM 2021 tuần 59 – 14.05.2022
Ngày Thứ 15 – Bản chất con đường đến giải thoát
1. Nghĩ về nguốn gốc của đau khổ
a. Vọng tưởng tích lũy cách nào?
i. Nhận ra vọng tưởng
ii. Các giai đoạn trong sự phát triển vọng tưởng
Trang 71 – Quyển II
6 phiền não căn bản
Tất cả phiền não đều bắt đầu từ sự chấp ngã hay thân kiến - cho rằng cái tôi chính là 5 uẩn, tất cả đau khổ nghiệp và vọng tưởng đều xuất phát từ quan điểm cho rằng ngã là 5 uẩn (thân kiến) và thân kiến ấy với vô minh chỉ là một. Theo 1 hệ thống tư tưởng triết học khác chính vô minh là yếu tố then chốt, từ vô minh phát sinh ra các yếu tố sai lầm khác như thân kiến chấp ngã
Theo hệ thống tư tưởng triết học Trung quán Pràsangika - Trung quán ứng hành - căn bản vô minh đồng hóa ngã với 5 uẩn, xem cái tôi chính là cái thân này. Quan điểm này thuộc bản năng.
Có 2 quan điểm:
+ quan điểm thuộc tri thức: dùng lý do hay khái niệm cho ngã và 5 uẩn là 1
+ quan điểm thuộc bản năng: do thói quen xem cái TÔI chính là cái THÂN của mình. Quan điểm này là gốc rễ sinh ra chấp ngã, chủ yếu do thói quen xem cái TÔI chính là 5 uẩn. Quan điểm bản năng lại chia làm 2 loại: chấp thủ TÔI và CỦA TÔI
Quan điểm đồng hóa NGÃ với 5 UẨN là chấp thủ cái “CỦA TÔI”, khi “cái TÔI là đối tượng”, thì cái CỦA TÔI là những đặc tính riêng của đối tượng, từ đó bám chấp vào những đặc tính này.
Ví dụ: vì chấp cái TÔI, khi có ai khen bạn – tức khen những đặc tính của bạn, mà bạn thích những đặc tính này – bám chấp vào đặc tính đó tức bám chấp vào cái CỦA TÔI. Vì chấp vào cái TÔI nên cũng chấp vào cái CỦA TÔI.
Thực hành trung đạo của Ngài Pháp Xứng:
Vô minh gốc rễ là bám chấp vào Ngã, cho rằng CÁI TÔI chính là THÂN, bám vào CÁI TÔI đó là chấp NGÃ, từ chấp NGÃ đó nghĩ rằng trên CÁI TÔI đó có đặc tính này kia (tốt/ xấu) và vì thích hay không thích các đặc tính đó, từ đó bám chấp vào cái CỦA TÔI dựa trên CÁI TÔI, bám chấp vào cái CỦA TÔI nên sinh ra THAM Ái đối với các pháp
Gốc rễ của 6 căn phiền não sâu rộng là VÔ MINH, song người ta lại phát triển Tham – sân – nghi v.v… do Thân kiến ( chấp ngã là 5 uẩn khả hoại). Và do tham ái mà con người tích lũy nghiệp và theo nghiệp này con người quay bánh xe sinh tử. Gốc rể sinh tử luân hồi là vô minh theo bản năng, tức thói quen chấp thủ theo bản năng vào cái NGÃ
Công cụ và phương tiện duy nhất để vĩnh viễn loại bỏ được vô minh bản năng đó là Trí Tuệ Liễu Tri VÔ NGÃ (Trí Tuệ chứng TÁNH KHÔNG) vì Trí Tuệ này như thuốc có thể phá trừ hàng trăm sự ác (từ vô minh nên chấp vào cái TÔI và cái CỦA TÔI tạo ra ác nghiệp) nên sau khi có sự hiểu biết sẽ không còn chấp vào cái tôi, cái của tôi thì sẽ không còn tạo ra ác nghiệp.
Tuy nhiên khi chưa hiểu thấu VÔ NGÃ thì phải dùng phương tiện tạm thời để đàn áp, xua tan phiền não, vọng tưởng là đề phòng nguyên nhân phiền não vọng tưởng.
iii. Nguyên nhân của vọng tưởng
Nguyên nhân của vọng tưởng có 6: nguyên nhân gốc rễ là Vô Minh bản năng; để diệt trừ cần có trí tuệ chứng Vô Ngã, nhưng khi chưa có được trí tuệ này thì cần có đề phòng các nguyên nhân phát sinh phiền não vọng tưởng
1.- Nền tảng của Vọng Tưởng là hạt giống hay sự tùy miên. Tùy miên là sự tiềm tàng, khả năng phát sinh ra phiền não. Hạt giống của vọng tưởng, đến khi đủ điều kiện thì sẽ được nảy mầm.
2.- Đối tượng của Vọng Tưởng: là cái gì dễ chịu, khó chịu hay bất cứ gì khi gặp, ta sẽ phát sinh lòng ham muốn vì chưa từ bỏ hạt giống mê vọng
Nên tách khỏi những đối tượng khiến làm phát sinh vọng tưởng làm phiền não, từ bỏ những đối tượng xấu thì tâm vọng tưởng dần được che khuất
3.- Xã hội: đây là nơi gặp gỡ tụ họp mà có điều kiện phát sinh phiền não, hạn chế đến nhưng nơi này để không phát sinh phiền não
Ví dụ: hội họp, tụ tập lại với nhau..bạn bè xấu ác, nói chuyện gây vọng tưởng như cờ bạc, rượu chè, … bị ảnh hưởng từ họ, bạn bị rơi vào vọng tưởng
4.- Thảo luận: thông qua lời nói có thể sẽ phát sinh phiền não, bao gồm cả các loại tri thức, tìm hiểu như đọc các loại sách. Có sách có những chỉ dẫn xấu ác, bùa chú, tình yêu, … sẽ phát sinh phiền não; nhưng những sách về các thánh nhân có thể gieo những hạt giống giải thoát.
5.- Tập quán: do thói quen của 1 việc làm đã có sẵn trong tiềm thức, ở đời quá khứ, nên dễ dàng phát sinh thù hận, tham ái. Cách đối trị là hạn chế các thói quen đó.
6.- Suy nghĩ không thực tế: gán đặt suy nghĩ của mình lên đối tượng mà mình ưa, ghét; trong khi không thực có, làm phiền não gia tăng.
Do hoàn cảnh khiến hoài nghi về NHÂN QUẢ, đây là suy nghĩ không thực tế. Cách gán đặt này chỉ làm gia tăng phiền não.
Trên đây chỉ là những phương pháp tạm thời để kìm nén sự phát sinh phiền não, cần có Trí Tuệ liễu tri vô ngã - chứng Tánh không để loại bỏ triệt để phiền não
iv. Những lỗi lầm của vọng tưởng:
Khi phát sinh vọng tưởng thì tâm thức trở thành một thực thể bất thiện. Làm việc gì thì việc làm đó trở thành việc BẤT THIÊN. Bất thiện nghiệp phát sinh sẽ làm mầm móng của vọng tưởng gia tăng, thói quen của vọng tưởng trở nên chắc chắn. Khi ấy khả năng phát sinh vọng tưởng sẽ càng nhiều hơn. Vọng tưởng làm phước hành giảm đi, tự hại mình và hại người.
Cần nhận diện tức thời khi tâm phát sinh vọng tưởng, đó là kẻ thù lớn nhất của mình. Sử dụng ngay một cách đối trị để chấm dứt vọng tưởng.
b. Nghiệp được tích lũy như thế nào
Có 2 loại : Ý nghiệp và hành động cố ý (là những hành động đã có động cơ trước đó và phát sinh ra hành động)
+ Ý nghiệp là những động cơ, nghĩ đến các đối tượng. Từ đối tượng đó tạo ra các động cơ thiện, bất thiện hay trung tính. Động cơ này thúc đẩy để ta nói những lời thiện hay bất thiện; thúc đẩy ta làm những điều thiện hay bất thiện. Động cơ thúc đẩy nhưng tại thời điểm này ta chưa nói hoặc chưa làm.
+ Hành động cố ý: là hành động của thân và lời có ý nghiệp là động cơ thúc đẩy. Thân nghiệp và Khẩu nghiệp: là những việc làm trên thân, hay việc làm qua lời nói, tất cả đều từ ý nghiệp trước đó và thúc đẩy ra hành động.
Vọng tưởng làm nổi lên ba loại nghiệp :
• Nghiệp phước: nghiệp tích lũy do khao khát lạc thú trong đời vị lai
• Nghiệp phi phước : từ việc khao khát muốn có tạo ra ác nghiệp
• Nghiệp bất động