Ngày Thứ 15 – Bản chất con đường đến giải thoát
1. Nghĩ về nguồn gốc của đau khổ
Vọng tưởng là phiền não.
2 loại phiền não:
- Phiền não căn bản (phiền não chính)
- Phiền não phụ
Phải diệt trừ phiền não căn bản để được giải thoát.
6 loại phiền não căn bản: tham, sân. kiêu mạn, vô minh, nghi, kiến chấp sai lầm
+ Tham: để nhận diện rõ tâm tham, cần phân biệt tham và muốn.
Ví dụ: Tham uống trà thì không chịu thay thế bằng món uống khác, nhưng nếu muốn uống trà thì có thể thay trà loại nước khác.
Cần loại trừ tâm tham giải thoát; chứ không diệt tâm muốn giải thoát
+ Sân: tâm giận dữ. Để diệt trừ tâm sân cần phải hiểu rõ nguồn gốc của nó. Thực chất tâm sân phát sinh từ tâm chấp ngã, tâm ái ngã mạnh mẽ.
+ Tâm kiêu mạn: tâm ngã mạn thường phát sinh khi thấy mình có được những điều hơn người. Tâm ngã mạn được xây dựng dựa trên lý do không chính đáng. Người có tâm ngã mạn cao không xem mọi người bình đẳng
+ Vô Minh: Đức Phật nói rằng vô minh là nguồn gốc của khổ đau. Vô minh là việc không biết rõ bản chất thực tế của mọi việc, không biết chân lý tuyệt đối (chân đế) của mọi việc; không hiểu rõ bản chất thật sự của CÁI TÔI của mình.
Bản chất thật sự đó là Vô ngã.
Hiểu rõ Vô ngã sẽ diệt được tâm kiêu mạn, phiền não không phát sinh.
Khi nói rằng: “cái tôi” không được sinh ra thì đồng nghĩa “cái tôi” không bị chết đi, không có gì sinh ra thì không có gì chết đi, sự sinh và sự chết là không có, không sợ sinh và không sợ chết, đến gần giải thoát
Kiến thức về Vô ngã sẽ học chi tiết trong các chường sau.
+ Nghi (loại tâm nghi sinh phiền não): như nghi không có Tam bảo, nghi không có nhân quả, …
+ Kiến chấp sai lầm: phát sinh phiền não
• Thân kiến: là loại phiền não khi quan điểm cho ngã là uẩn. Nghĩ tôi chính là thân này.
Trong tuần này, thiền xem cái tôi đang ở đâu? Mỗi lần có cảm xúc, tìm xem nó nằm ở đâu? Nếu cảm nhận nó nằm ở trên thân, điều này có nghĩa mình đang có thân kiến
Khi đạt được giải thoát thì thế giới quan và tư duy của mình sẽ thay đổi, quan niệm về cái tôi của mình cũng sẽ thay đổi. Đức Phật chỉ phương hướng và mỗi người tự tìm con đường đi đến giải thoát
Nếu chỉ có lắng nghe mà không có thực hành, thì tất cả những điều ta có được chỉ là thông tin, kiến thức về đạo Phật. Con đường tu tập là phải có thực hành thì mới có được sự tiến bộ trong tâm thức
Theo Tổ Tsongkapa: thiền quán đưa ta đến giải thoát vì thiền quán và phân tích giúp ta có cái nhìn về CÁI TÔI. Mỗi người đều có cách nhìn khác nhau về CÁI TÔI. Nên phải có thiền quán thì mới tự trải nghiệm.
• Biên kiến: quan điểm cực đoạn. Cho cái tôi là thường hằng, bất biến
• Kiến thủ: xem 5 uẩn là tối thượng
• Giới cấm thủ: quan điểm sai lầm. Thời Đức Phật có ngoại đạo cho rằng tu khổ hạnh giúp giải thoát, …
- Phải thành tựu tịch chỉ và thắng quán để đạt trí tuệ giải thoát
- Phải phân tích và quán sát để có trí tuệ chứng vô ngã
Bài tập:
- Quán sát bản thân và phân tích nguyên nhân phát sinh cơn giận. Tìm hiểu các nguyên nhân trực tiếp phát sinh cơn giận, nguyên nhân sâu xa (gốc rễ) của cơn giận.
- Quán sát cách nhìn nhận CÁI TÔI: mình đang trải nghiệm và cách mình bám chấp Cái Tôi như thế nào
- Viết xuống tập trải nghiệm của mình khi thực hành để có thể so sánh và nhận ra sự tiến bộ.