NGÀY THỨ 13 (trang 633, Quyển 1 Giải thoát trong lòng tay)
- Cách thiền quán về đau khổ và thiền quán về quy y:
- Nghĩ đến Ruộng Phước ở phía trước mặt mình. Sau khi nghĩ Ruộng Phước, ta suy nghĩ sâu xa về những thống khổ riêng ở các cõi ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh). Khi phát sinh nỗi sợ hãi trước những đau khổ ở mỗi đọa xứ ấy, ta phát tín tâm đối với Tam Bảo, quy y nương tựa vào Tam Bảo vì Tam Bảo có thể cứu ta thoát ra khỏi những đau khổ như thế.
- Thiền quán theo 3 đề mục:
- Nghĩ đến những đau khổ ở cõi ác. Với những đau khổ như thế, có thể ta không chịu được. Nhưng hiện tại, ta ta vẫn còn là người, chưa sinh vào cõi ác nên vẫn là một may mắn.
- Mặc dù ta còn là người, chưa sinh vào cõi ác nhưng ngày trước ta đã tạo ra những lỗi lầm, gây tổn hại cho người khác. Chính vì những ác nghiệp đó nên đời sau ta có thể rơi vào cõi ác. Nếu ác nghiệp không được tịnh hóa thì ta khó mà thoát khỏi cảnh khổ ở cõi ác.
- Ta sợ chịu đau khổ khi không tịnh hóa được ác nghiệp nhưng may mắn ta phát tâm quy y nương tựa vào Tam Bảo. Ta nghĩ về những năng lực của Tam bảo như vô lượng thiện đức, toàn trí, từ bi, nên có khả năng che chở ta thoát khỏi đau khổ. Chính vì thế, ta phát tâm quy y vào đối tượng có năng lực lớn như thế.
- Khi nghĩ về cõi địa ngục, ta hãy thiền quán theo 3 đề mục như thế (nghĩ về đau khổ; sợ đời này chết đi sẽ chịu đau khổ; và nghĩ rằng nương tựa Tam Bảo sẽ giúp ta thoát khỏi đau khổ). Đối với các đọa xứ thấp hơn (ngạ quỷ, súc sanh), ta cũng nghĩ theo tiến trình gồm 3 đề mục thiền quán như trên.
B. Phát triển lòng tin vào luật nhân quả - gốc rễ của sức khỏe và hạnh phúc
- Đời này ta làm được nhiều việc tốt, may mắn nương tựa vào Tam Bảo. Khi đã quy y Tam Bảo, ta chắc chắn có thể ngăn được 1 hoặc 2 lần rơi vào đọa xứ. Nhưng chỉ với chuyện quy y không thôi thì không chắc ta sẽ tránh được tất cả đau khổ ở cõi ác trong những đời sau vì ác nghiệp của ta vẫn chưa được tịnh hóa. Để mãi mãi tránh được đau khổ, ta phải nghe theo những lời khuyên sau quy y (xem lại bài giảng Lamrim tuần 41 - Ngày thứ 12).
- Ta phải tin và hiểu nhân quả như thế nào? Những việc ta đã làm sẽ tạo ra quả trong tương lai. Đức Phật đã dạy những việc nào nên làm để có được an lạc ở tương lai. Chỉ có thể thực hành theo lời Phật dạy về nhân quả, ta mới có thể có được an vui và tránh được đau khổ ở tương lai. Cho dù ta có thông thạo kinh điển, có thực hành với mức độ cao thế nào đi chăng nữa mà hành động của ta không phù hợp với nhân quả, không có niềm tin ở nhân quả, không thực hành đúng lời Phật dạy về nhân quả thì ta vẫn phải chịu đau khổ do những ác nghiệp đã tạo ra. Những vị Bồ Tát Ma Ha Tát vẫn bị tái sinh vào đọa xứ khi họ tảng lờ luật nhân quả.
- Đây là lý do khởi đầu mọi thời thiền định, ta phải xác định động lực tu hành và xem được tái sinh làm người là quý báu và phải xem định luật nhân quả là bước đầu của sự hành trì Phật pháp. Động lực khi bắt đầu thời thiền là ta nghĩ tin vào nhân quả và phải làm mọi thiện nghiệp tương ứng với luật nhân quả để ít nhất có niềm vui thế gian trong cõi luân hồi và làm đúng theo nhân quả để có được giải thoát giác ngộ. Nếu ta thực sự không tin vào nhân quả mà ngồi thiền về Phật pháp thì cũng không có lợi ích gì từ thời thiền như vậy. Một số người ở trong nhà quát mắng người này người kia, làm nhiều việc xấu, dù có chăm chỉ tu tập kinh điển, thì đó là cách tu tập sai lầm, không mang lại lợi lạc vì họ không có niềm tin sâu đậm vào nhân quả và chưa có chấm dứt ác nghiệp.
- Nhân quả có 3 phần:
- Nghĩ về nhân quả nói chung:
● Nghĩ về nhân quả tổng quát: có 4 điều cần biết:
- Nghiệp cố định: Một khi ta đã tạo nghiệp thì chắc chắn sẽ cho ra kết quả tương ứng ở tương lai, không có gì có thể ngăn cản được kết quả này.
- Nghiệp chứng tỏ có tăng trưởng lớn: Những nghiệp mà ta đã tạo ra có tính chất là phát triển, nghĩa là những hành động nho nhỏ có thể sinh ra hậu quả to lớn. Tất cả việc ta tạo ra sẽ là nhân, còn kết quả sinh ra như thế nào, chỉ có đức Phật mới biết được một cách tường tận, thâm sâu. Đức Phật đã dạy ta làm gì để có kết quả an vui, không làm gì để tránh gặp kết quả đau khổ. Muốn an vui và xa lìa đau khổ, ta phải có niềm tin sâu sắc vào lời dạy của đức Phật về nhân quả để thực hành.
Tại sao ta phải tin vào lời Phật để thực hành nhân quả? Tất cả mọi điều trên đời này được chia làm 3 loại: những điều mà người phàm phu (người chưa giải thoát) biết được; những điều vi tế hơn mà các bậc Thánh giải thoát (Thanh văn, Độc giác) có thể biết được; vi tế hơn nữa là những điều mà chỉ những bậc giác ngộ hoàn toàn như Đức Phật mới có thể thấu triệt. Ví dụ, các bậc Thánh giải thoát như Thanh văn, Độc giác có thể hiểu về Tánh Không và có thể giải thích về Tánh Không cho người khác nghe và hiểu, nhưng lại không thể chỉ bày được một cách tận tường mọi ngóc ngách của nhân quả. Những chi tiết về nhân quả thì chỉ có trí tuệ toàn tri của đức Phật mới hiểu được. Vì ta không thể nào biết rõ mọi chi tiết của nhân quả nên ta phải phát triển niềm tin về lời Phật dạy về nhân quả để tránh những kết quả khiến mình đau khổ và có thể thành tựu những nhân giúp mình an vui.
- Bất cứ điều gì ta gặp đều do ta đã tạo nghiệp tương ứng
- Nghiệp đã tạo thì sẽ không tự nhiên mà biến mất
● Nghĩ về một vài điểm đặc biệt về nhân quả.
2. Khuyên tạo nhân thù thắng
3. Sau khi suy nghĩ về những điều này thì hãy thay đổi cách hành xử