23-10-2021
Lamrim 2021
Download MP3

TÓM TẮT BÀI GIẢNG TUẦN 35 – 23.10.2021

Ngày thứ 11 –

I. LUYỆN TÂM TRONG NHỮNG GIAI ĐOẠN CỦA ĐẠO LỘ CHUNG VỚI PHẠM VI NHỎ

1. Phát sinh khao khát có được tái sinh tốt đẹp

2. Nghĩ về khổ hay vui trong tái sinh kế tiếp ở một trong hai nẻo luân hồi

a. Nghĩ về những nổi khổ ở địa ngục – trang 539

b. Nghĩ về nổi khổ của cõi ngạ quỹ - trang 559 quyển 1

- Nghĩ về những thống khổ chung của cõi ngạ quỹ

+ Nổi khổ cõi ngạ quỹ như đói, khát, nóng, lạnh, kiệt sức và sợ hãi làm không có khả năng nhớ đến việc tu tập. Nghiệp tích lũy trong dòng tâm thức ném ta vào tái sinh như vậy. Phiền não kích hoạt sinh vào cõi xấu của đời sau. Tại sao bị rơi vào cõi ngạ quỹ? Nghiệp tích lũy từ tham lam và sân hận gây ra. Tái sinh vào cõi ngạ quỹ thường xuyên thiếu thốn thức ăn, thức uống.

+ Chỗ tái sinh của loài quỷ đói là Kapilanagara. Thân thể tay chân của loài quỷ đói cực kỳ xấu xí. Tóc chúng bện lại trên những cái đầu khổng lồ, những nét mặt nhăn nhúm, cổ của chúng hết sức nhỏ không thể đỡ lấy cái đầu. Chúng có những thân thể khổng lồ và một số chân tay so le gầy như những cọm rơm không chống đỡ nổi thân hình. Nhiều năm không có gì để uống nên cơ thể khô cằn không có máu, ánh trăng cũng có thể làm đốt cháy chúng, làm chúng sợ sệt

- Nghĩ về những thống khổ riêng của cõi ngạ quỹ : có 3 loại

+ Loài quỷ đói mê ngoại cảnh: tìm đến nơi có thức ăn thì tất cả biến mất hoặc có người canh giữ không cho ăn.

+Loài quỹ đói bị ám ảm nội tâm : do nghiệp từ các đời trước mà thức ăn của chúng toàn sắt nung đỏ, máu mủ…; cổ chúng bị gút mắc nên nuốt thức ăn rất khó khăn hoặc bụng quá to ăn bao nhiêu cũng không thấy no. Khi ăn vào tất cả hóa thành lửa hay sắt nung càng làm cho đau đớn.

+ Loài Ngạ quỹ có những gút mắc làm chướng ngại: xem mô tả của Ngài Long Thọ về nỗi khổ của ngạ quỹ - trang 563 quyển 1.

Chúng ta không thể chắc chắn đời sau ta sẽ không rơi vào loài quỷ đói. Nguyên nhân cho một tái sinh như thế là không rộng lượng, nghĩa là keo kiệt với sở hữu của mình, lòng tham không đáy, đắm mê tài sản, ngăn cản người khác bố thí, ăn trộm của người, trộm của tăng chúng, phỉ báng việc bố thí, vân vân. Một nguyên nhân khác gọi một thành phần của tăng chúng là “đồ quỷ đói;” bạn sẽ bị tái sinh làm quỷ đói năm trăm lần.

c. Nghĩ về cõi khổ của cõi súc sinh

- Nghĩ về những thống khổ chung của cõi súc sinh

+ Ăn thịt lẫn nhau: con lớn ăn thịt các con bé, các con lớn bị các sinh vật bé rỉa thịt

+ Ngu si, không biết tư duy : không biết nhận ra giống loài nên ăn lẫn nhau, tranh giành nhau để ăn.

+Nóng lạnh, đói khát.

+Bị khai thác: lúc sống phải làm việc nặng nhọc đến khi chết thì bị lấy thịt, bị con khác rỉa thịt…

+ Bị sai làm việc nặng

Đối với 3 cõi ác ( địa ngục, ngạ quỹ, súc sinh) thì cõi súc sinh ít đau khổ hơn. Nhưng đừng xem những nổi khổ của loài súc sinh như xem một bộ phim, không liên quan đến mình. Làm sao chúng ta chắc chắn được mình không phải sống như vậy! Phải thiền quán sâu xa và nghĩ rằng mình sẽ khốn đốn như thế nào nếu phải tái sinh làm một hữu tình như vậy.

(xem thêm trang 570)

- Nghĩ về những thống khổ đặc biệt của từng loại súc sinh

+ Nghĩ về nỗi khổ của súc sinh sống trong môi trường chật hẹp

+ Nghĩ về nỗi khổ của con súc sinh sống phân tán

Chúng ta có tất cả những nguyên nhân đầy đủ có thể tái sinh làm những loài ấy; những nguyên nhân ấy vừa mạnh lại vừa nhiều. Nguyên nhân mạnh nhất là bất kính đối với Pháp và người giảng pháp.

Những tội lỗi lớn lao đưa ta tái sinh xuống địa ngục; tội trung bình làm quỷ đói; và tội nhẹ thì làm súc sinh.

Chúng ta chỉ bảo đảm không tái sinh vào đọa xứ khi ta hoàn toàn không tạo nghiệp ác và đã đạt đến gia đoạn “nhẫn”.

Chúng ta không nên nghĩ như đấy là những câu chuyện xảy ra ở rất xa. Khoảng cách giữa ta và 3 cõi ác chỉ cách nhau 1 hơi thở. Không có gì chắc chắn chắn rằng sau khi chết chúng ta không bị đọa vào đấy Điều cần thiết là phải có tuệ quán đi sâu vào những gì sẽ xảy ra nếu bị tái sinh vào đọa xứ để kiểm soát tâm thức nhằm tránh tạo ra các ác nghiệp nào khiến ta phải chịu các đau khổ đó trong tương lai.