CHỦ ĐỀ: SÁU BƯỚC CHUẨN BỊ
5. Dâng lời cầu nguyện bảy phần (Bảy pháp gia hành)
6. Cầu nguyện với Ruộng Phước.
Quán tưởng có Ruộng Phước trước mặt, cầu nguyện có 3 phần chính:
Tiêu trừ chướng ngại :có 3 loại chướng ngại chính
● Chướng ngại bên trong : bệnh tật của chính mình khó khăn thực hành Phật Pháp
● Chướng ngại bên ngoài : có ai ngăn cản ta thực hành Phật Pháp
● Chướng ngại bí mật: sự lười biếng của chính mình, không muốn thực hành Phật Pháp
Thầy có 1 kế hoạch thực hành để tìm hiểu mối quan hệ giữa hệ miễn dịch và việc thực hành Phật Pháp, nhất là trong giai đoạn Covid 19 này. Có nhóm bác sĩ sẽ hỗ trợ và theo dõi các thay đổi và phát triển trong hệ miễn dịch của người thực hành Phật Pháp. Đầu tiên người tham gia chương trình cần xét nghiệm máu, sau đó thực hành, và xét nghiệm lại để thấy sự khác biệt trong hệ miễn dịch. Đối tượng có thể là những người mà trước giờ chưa từng thực hành Phật Pháp, để kết quả có được đa dạng.
Học viên có thể đọc Bài cầu nguyện – Khẩn cầu bổn sư – trang 356 Q1. Sách GTTLT khi cầu nguyện với Ruộng Phước.
Hỡi Bổn sư tôn quý của con, xin hãy an vị
Trên tòa sen và nguyệt luân ở đỉnh đầu con
Xin thương xót con vì lòng bi mẫn
Cho con những thành tựu về thân lời ý
Sau khi cầu nguyện hãy quán Ruộng phước hòa tan vào cơ thể mình theo 1 trong 3 cách sau:
● Toàn bộ Ruộng Phước trước mặt mình sẽ biến thành ánh sáng vàng và hoàn toàn hòa tan vào mình bằng cách đi vào ở điểm giữa hai chân mày.
● Toàn bộ Ruộng Phước hóa thành Tánh Không
● Tất cả các vị Phật, Bồ Tát xung quanh trong Ruộng Phước tan hết vào vị thầy của mình, chỉ còn lại Thầy mình trong hình dáng của vị Tổ ở trung tâm Ruộng Phước.
Nếu cầu nguyện cho người bệnh thì ánh sáng màu vàng/ màu trắng này sẽ hòa tan vào cơ thể người bệnh. Và nghĩ rằng người bệnh sẽ vượt qua, hết bệnh tật.
Cũng có thể quán từng tế bào trong cơ thể mình, hệ miễn dịch của mình nhận được các năng lượng tốt và mọi gia trì từ Ruộng Phước.
Nhận được sự gia trì từ việc cầu nguyện không phải là điều mới lạ đối với người thực hành Pháp, tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch như thầy vừa đề cập nhằm có được bằng chứng khoa học xác định hiệu quả của việc thực hành. Điều này cũng giúp cho những ai đang trong thời kỳ khó khăn của dịch bệnh.
NGÀY THỨ 7 – PHỤNG SỰ ĐẠO SƯ (TẬN TỤY VỚI BẬC THẦY)
Cách thực hành tận tụy với một vị thầy tâm linh giống như bản đồ hướng dẫn. Nếu ta không theo đúng sự hướng dẫn và thứ lớp thì kết quả sẽ không được như mong đợi
Xem sách GTTLT để hiểu rõ thêm việc phụng sự bậc thầy, các phẩm chất & đức hạnh của vị thầy và phẩm tính của đệ tử, mối quan hệ thầy trò.
Các phẩm tính của học trò:
- Có trí tuệ nhờ phân tích đúng đắn. Không vội vàng đưa ra kết luận dựa vào sở thích của mình. Thông thường, ta tin vào điều gì đó, không từ việc phân tích. Ta thường chỉ nghe và tin những điều mình thích.
- Có lòng mong muốn học Phật Pháp
- Có suy nghĩ trung lập, không bè phái.
Trong sách GTTLT có nói đến 10 phẩm tính của 1 vị thầy, trong đó 5 đức hạnh quan trọng của một vị thầy cần có:
- Có đạo đức và tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc ấy.
- Người thầy có sự am hiểu tinh thông về Phật Pháp.
- Vị thầy thực hành đúng những gì dạy cho học trò
- Vị thầy phải có lòng từ bi với học trò.
- Vị thầy phải có trí tuệ hiểu biết đúng Tánh Không.
Xong phần Phụng sự đạo sư là hết phần 1 của chương trình, sẽ có bài thi. Thầy khuyên mọi người đọc sách và tham gia làm bài thi.