
TÓM TẮT BÀI GIẢNG - TUẦN 100 ngày 17.06.2023
NGÀY THỨ 22
Thiền Chỉ - Giảng 9 trạng thái của tâm theo bức ảnh
Theo bức ảnh:
1. Con voi tượng trưng: tâm của mình
2. Màu đen của voi tượng trưng: hôn trầm
3. Con khỉ tượng trưng: trạo cữ (phân tâm - tâm bị tạp niệm kéo đi, không tập trung được)
- Trạng thái tâm từ số 1 - số 4: con khỉ đi trước – tâm hành giả còn bị tạp niệm, phân tâm
- Từ trạng thái tâm số 5: con khỉ lùi về sau - tâm hành giả không còn đi theo tạp niệm, tâm hành giả không còn bị lay động, không bị phân tâm nhiều
4. Hôn trầm vào trạo cử thô.
Học viên cần đọc kỹ trong sách GTTLT và tự trả lời các câu hỏi sau:
- Khi đang thiền, tập trung vào hình ảnh đức Phật, bỗng dưng nghĩ đến cõi tịnh độ thì đó có phải trạo cữ không? Hoặc khi tập trung vào hình ảnh đức Phật Thích ca mà trong tâm nghĩ đến đức Phật Văn Thù thì có phải trạo cữ không?
- Khi đang thiền về đức Phật Thích Ca với ánh sáng màu vàng, bỗng dưng ánh sáng chuyển thành màu trắng thì có phải trạo cữ không?
- Khi đang thiền về đức Phật Thích Ca với kích thước 1 feet, bỗng dưng hình ảnh trước tâm thức của mình lớn lên và chuyển thành 3 feet (to hơn) thì có phải trạo cữ không?
Học viên cần đọc lại định nghĩa của hôn trầm, trạo cử trong sách và trả lời câu hỏi trên.
- Trạng thái Tâm thứ 5: trở nên có kỉ luật. Ở trạng thái này, khi tâm bị mệt mỏi thì đối tri bằng cách làm nó hưng phấn trở lên. Ở trạng thái này hôn trầm vi tế xuất, và cần phải đối trị. Ví dụ về Hôn trầm vi tế: khi đang thiền về 1 vị Phật, mình thấy vị Phật rõ nhưng tâm đang nắm giữ sự rõ ràng đó nó dần dần suy yếu. Hôn trầm này chỉ xuất hiện khi ngồi thiền hàng giờ, tuy nhiên nó lại nguy hiểm vì khó nhận biết nó để đối trị. Nhưng khi nhận ra, thì dễ đối trị.
- Trạng thái Tâm thứ 6: Trạo cử vi tế sẽ xuất hiện. Trạo cử vi tế là gì ? Nếu khi ta thiền về hình ảnh Đức Phật Thích ca, đối tượng là hình ảnh của Đức Phật Thích Ca hoàn toàn biến mất đi, nghĩ về một đối tượng khác. Đây là Trạo cử thô. Trạo cử vi tế : 1 phần tâm vẫn nghĩ về đối tượng là Đức Phật Thích Ca và một phần tâm lại nghĩ đối tượng khác. Ở giai đoan đầu, hành giả không phải đối trị với trạo cử vi tế, loại trạo cử này chỉ cần đối trị khi hành giả ở trạng thái tâm thứ 6. Làm sao để đối trị với trạo cử vi tế, trạo cử này dễ nhận biết nhưng lại khó đối trị.
Xem trang 289 sách GTTLT q2, để hiểu rõ thêm các cách đối trị. “ Nếu hôn trầm vẫn không tan, thì hãy chấm dứt thời thiền. Đám mù trong tâm đã khiến bạn phát sinh hôn trầm. Hãy dùng vài phương tiện để làm tiêu tan sự ảm đạm, hôn trầm, chếch choáng. Hãy ngồi ở chỗ mát mẻ, tản bộ trên một chỗ cao khoáng đạt, vẩy nước lên mặt, v.v… Nếu tâm bạn trở nên sáng suốt trở lại, thì hãy tiếp tục thiền quán.”
- Trạng thái Tâm thứ 7 - Phía sau con voi chỉ còn 1 ít màu đen, phần lớn là trắng; phần nhỏ còn lại biểu hiện thói quen của hôn trầm và trạo cử còn sót lại; Hôn trầm, trạo cữ vi tế không còn là mối nguy hiểm nhiều cho thiền giả nữa. Con khỉ cũng ngồi yên 1 chỗ, không còn đi tới lui
- 2 vật dụng trên tay vị tu sĩ là: chánh niệm và tỉnh giác để đối trị lại các chướng ngại
Dặn dò: Học viên có thể đặt câu hỏi về thiền chỉ cho thầy; buổi học sau sẽ có phần hỏi-đáp